Bài tập trắc nghiệm chương sự điện li có đáp án

Tiểu My 20/03/2022 BLOG ĐIỆN TỬ

Or you want a quick look: Bài tập hóa học ôn luyện theo Level

Lý thuyết hóa học trọng tâm

Bài tập hóa học ôn luyện theo Level

Preview

A. Lý thuyết:   I. Hiện tượng điện li: 1. Các khái niệm: – Chất dẫn điện: axit, bazơ, muối ở dạng dung dịch hoặc nóng chảy là những chất có khả năng dẫn điện. – Chất không dẫn điện:         + chất rắn khan [NaCl, NaOH,.. rắn]         + dung dịch rượu, đường, nước cất,… * Nguyên nhân: Axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion nên dung dịch của chúng dẫn điện. – Sự điện li: Quá trình phân li các chất trong nước ra ion  + Chất điện li: Những chất tan trong nước phân li thành các ion. Vậy axit, bazơ, muối là các chất điện li. 2. Phương trình điện li: – Với axit: phân li ra cation H+ và anion gốc axit VD: HCl → H+ + Cl- – Với bazơ: phân li ra cation kim loại và anion OH- VD: NaOH →  Na+ + OH– – Với muối: phân li ra cation kim loại và anion gốc axit VD: NaCl →  Na+ + Cl- Na2SO4  → 2Na+ + SO42-  Lưu ý: Phương trình điện li phải đảm bảo cân bằng điện tích giữa 2 vế II. Phân loại các chất điện li: 1. Chất điện li mạnh: – Khái niệm: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. [Quá trình điện li là không thuận nghịch] – Các chất điện li mạnh: + Các axít mạnh HCl, HNO3, H2SO4… + Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba[OH]2, Ca[OH]2,... + Hầu hết các muối. - Phương trình điện li:           H2SO4 → 2H+ + SO42-                                        Al2[SO4]3 → 2Al3+ + 3SO42- 2. Chất điện li yếu: – Khái niệm: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. [Quá trình phân li là thuận nghịch – tuân theo nguyên lý Lơ Sa-tơ-li-ê] – Các chất điện li yếu: + Các axít yếu: H2S , HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, … + Bazơ yếu: Mg[OH]2, Bi[OH]3… – Phương trình điện li: CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+                                  Mg[OH]2 ⇔ Mg2+ + 2OH– Lưu ý: Các chất AgCl, BaSO4, Fe[OH]2,… thường được coi là không tan trong nước. Tuy nhiên thực tế vẫn có sự hòa tan một lượng rất nhỏ, và phần bị hòa tan có thể phân li nên chúng vẫn được xếp vào các chât điện li. B. Bài tập: 1. Dạng 1: Xác định chất điện li và chất không điện li, chất điện li mạnh và chất điện li yếu. VD: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. HBr, Ba[OH]­2, CH3COOH                               B. HNO3, MgCO3, HF C. HCl, H2SO4, KNO3                                        D. NaCl, H2S, [NH4]2SO4 Lời giải: A. Sai vì CH3COOH là axit yếu, điện li yếu. B. Sai vì HF là axit yếu, điện li yếu. D. Sai vì H2S là axit yếu, điện li yếu. Đáp án C. 2. Dạng 2:  Viết phương trình điện li. VD: Phương trình điện li nào dưới đây viết đúng? A.                 B.  C.                   D.  Lời giải: A và D sai vì H2SO4 và Na2S là chất điện li mạnh, dùng mũi tên → C sai vì H2SO3 điện li yếu, dùng mũi tên ⇔ Đáp án B. 3. Dạng 3: Tính nồng độ ion trong dung dịch a. Dung dịch chất điện li mạnh:                                       AxBy    →     xAy+   +     yBx-                                       1 mol    →    x mol        y mol                                      1 M       →    x M            y M b. Độ điện li α: α = Số phân tử điện li/ Số phân tử chất tan    = Số mol chất điện li/ Số mol chất hòa tan = CM điện li/ CM chất tan ⇒ * α = 1 : chất điện li mạnh * 0 < α < 1 : chất điện li yếu * α = 0 : chất không điện li                            AB     ⇔    A+  +  B– Ban đầu:            a [M]          0        0 Điện li:                 x              x        x Cân bằng:           a – x          x        x [M] Độ điện li:    c. Các công thức trong dung dịch:  * Khối lượng dung dịch: mdd = mct + mnước = Vdd.D * Nồng độ % của dung dịch:  * Nồng độ mol:  VD: Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dung dịch A chứa số mol ion SO42- là A. 0,1 mol                        B. 0,2 mol                    C. 0,3 mol                   D. 0,05 mol. Lời giải: Na2SO4  → 2Na+ + SO42- Đáp án A. VD: Trộn 50 ml dung dịch NaCl 2M với 150 ml dung dịch BaCl2 x M thu đươc dung dịch mới có nồng độ ion Cl- là 1,1M. Giá trị của x là A. 0,2                           B. 0,3                           C. 0,4                           D. 0,5 Lời giải: NaCl →  Na+ + Cl- BaCl2 → Ba2+ + 2Cl-   . Đáp án C. 4. Dạng 4: Định luật bảo toàn điện tích Nội dung định luật: Trong dung dịch chứa các chất điện li, tổng số mol điện tích dương luôn bằng tổng số mol điện tích âm.                 nđiện tích dương   =   n điện tích âm VD: Một dung dịch chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, d mol HCO3–. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là A. 2a+2b = c-d.            B. a+b = c+d.                C. 2a+2b = c+d.            D. a+b = 2c+2d. Lời giải: Theo định luật bảo toàn điện tích ta có ⇒  Đáp án C. 5. Dạng 5: Định luật bảo toàn khối lượng Theo ĐLBTKL: tổng khối lượng các chất tan = tổng khối lượng các ion trong dung dịch. VD: Dung dịch A chứa các ion Al3+ = 0,6 mol, Fe2+ = 0,3 mol , Cl – = a mol, SO42- = b mol . Cô cạn dung dịch A thu được 140,7 gam . Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,6 ; 0,9                  B. 0.9 ; 0,6                  C. 0,5 ; 0,3                  D. 0,2 ; 0,3 Lời giải: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:  3.0,6 + 2.0,3 = a + 2b [1] Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:  27.0,6 + 56.0,3 + 35,5.a + 96.b = 140,7 [2] Từ [1] và [2] ⇒ a = 0,6; b = 0,9 ⇒ Đáp án A

See more articles in the category: BLOG ĐIỆN TỬ

Câu 1: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl$^{-}$, 0,04 mol Na$^{+}$, a mol Fe$^{3+}$ và b mol SO$_{4}^{2-}$. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là? 

  • A. 0,05 và 0,05
  • C. 0,07 và 0,08
  • D. 0,018 và 0,027

Câu 2: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?

  • A. NaClO$_{4}$
  • C. MgSO$_{4}$
  • D. KNO$_{3}$

Câu 3: Các chất dẫn điện là

  • B. dung dịch glucozơ , dung dịch ancol etylic , glixerol.
  • C. KCL rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
  • D. Khí HCL, khí NO, khí O3.

Câu 4: Trong dung dịch axit axetic [bỏ qua sự phân li của H2O] có những phần tử nào ?

  • A. H$^{+}$, CH3COO$^{-}$.
  • B. H$^{+}$, CH3COO$^{-}$, H2O.
  • D. CH3COOH, CH3COO$^{-}$, H$^{+}$.

Câu 5: Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S,HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ H lớn nhất là

Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

  • B. MgCl2 nóng chảy
  • C. KOH nóng chảy
  • D. HI trong dung môi nước

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li?

  • A.H2S, SO2
  • B. Cl2, H2SO3
  • C.CH4, C2H5OH

Câu 8: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ CH3COO$^{-}$ + H$^{+}$.Cân bằng sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl?

  • A.chuyển dịch theo chiều thuận
  • C.cân bằng không bị chuyển dịch
  • D.lúc đầu chuyển dịch theo chiều thuận sau đó theo chiều nghịch

Câu 9: Trộn hai dung dịch Ba[HCO3]2 và NaHSO4 có cùng nồng độ mol với nhau theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thu được kết tủa và dung dịch và dung dịch . Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện li của nước, các ion cos mặt trong dung dịch Y là

  • A. Na$^{+}$ và SO4$^{2-}$      
  • B. Ba$^{2+}$ ,HCO3$^{-}$ và Na$^{+}$
  • D. Na$^{+}$ , HCO3$^{-}$ và SO4$^{2-}$

Câu 10: Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ [hồng] ?

  • A. CH3COOH, HCl và BaCl2.
  • B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3.
  • C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3.

Câu 11: Theo thuyết Bronstet thì phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Axit hoặc Bazo có thể là phân tử hoặc ion
  • B. Trong thành phần của axit có thể không có hidro
  • D. Trong thành phần của bazo có thể không có nhóm -OH

Câu 12: Trong số các chất sau đây, chất nào tạo được bazo liên hiệp mạnh nhất khi nó phản ứng như một axit?

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{3}$PO$_{4}$
  • D. CH$_{3}$COOH

Câu 13: pH của dung dịch NH$_{3}$ 0,5M là bao nhiêu biết K$_{b}= 10^{-4,76}$? 

Câu 14: Dãy chất và ion nào sau đây trung tính?

  • B. Cl$^{-}$; K$^{+}$; NH$_{4}^{+}$; H$_{2}$S
  • C. FeCl$_{3}$; CuSO$_{4}$; H$_{2}$O; HCO$_{3}^{-}$
  • D. NH$_{4}^{+}$; SO$_{3}^{2-}$; S$^{2-}$; Al$^{3+}$

Câu 15: Phản ứng giữa các chất nào sau đây chắc chắn tạo ra sản phẩm là chất khí? 

  • A. HCl và Na$_{2}$CO$_{3}$
  • C. NaCl và AgNO$_{3}$
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$ và CH$_{3}$COONa

Câu 16: Cho H$_{2}$O $\rightleftharpoons $  H$^{+}$  + OH$^{-}$ với $\Delta H$ > 0 ở 25$^{\circ}$C, môi trường trung tính có pH= 7.

Đun nóng nước lên 60$^{\circ}$C thì môi trường của nước có giá trị pH thay đổi như thế nào? 

  • B. pH không đổi
  • C. pH tăng
  • D. pH có thể tăng hoặc giảm

Câu 17: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?

  • A. AlCl3 và Na2CO3   
  • B. HNO3 và NaHCO3
  • D. NaCl và AgNO3

Câu 18: Dung dịch A có a mol NH4$^{+}$ , b mol Mg$^{2+}$ , c mol SO4$^{2-}$ và d mol HSO3$^{-}$ . Biểu thức nào dưới đây biểu thị đúng sự liên quan giữa a, b, c, d ?

  • A. a + 2b = c + d   
  • C. a + b = 2c + d   
  • D. a + b = c + d

Câu 19: Cho khoảng 2 ml dung dịch Na3CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2. Hiện tượng xảy ra là

  • A. xuất hiện kết tủa vàng   
  • C. xuất hiện bọt khí không mầu.   
  • D. xuất hiện bọt khí màu nâu đỏ

Câu 20: Dung dịch Y chứa Ca$^{2+}$ 0,1 mol, Mg$^{2+}$ 0,3 mol, Cl$^{-}$ 0,4 mol; HCO3$^{-}$ y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là:

  • B.49,8 gam
  • C. 25,4 gam
  • D. 30,5 gam

Câu : Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

Video liên quan

Chủ Đề