Kỹ thuật phần mềm chất lượng cao là gì

Bạn hãy mở chiếc smartphone của mình ra và đếm thử xem bạn đang sử dụng bao nhiêu ứng dụng cho nhu cầu cá nhân của mình? Có thể bạn chưa từng để ý nhưng tất cả các ứng dụng đó đều là sản phẩm của lĩnh vực kỹ thuật phần mềm. Không phải tự nhiên mà ngành Kỹ thuật phần mềm lại lọt top 5 chuyên ngành “hot” nhất nhóm ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn đang có ý định theo học một ngành về công nghệ thông tin thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành học thời thượng này tại UIT nhé!

Ngành Kỹ thuật phần mềm thuộc top 5 chuyên ngành “hot” nhất của ngành Công nghệ thông tin

1. Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Mã ngành: 7480103

Bạn có thể hiểu ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành nghiên cứu và đào tạo về các quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Nếu bạn thích lập trình thuần túy, thì ngành này cực kỳ phù hợp với bạn. Các sản phẩm của việc lập trình được gọi là “phần mềm”, “‘ứng dụng” hoặc “chương trình”. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng ta đang sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi: từ các ứng dụng văn phòng cơ bản như Excel, Microsoft Word, Powerpoint đến các trình duyệt web như Chrome, Safari, Cốc Cốc, Firefox, các chương trình chỉnh sửa thiết kế như  After Effect, Photoshop, Lightroom hay thậm chí cả Google Search, Facebook, Zing MP3… cũng là một dạng ứng dụng. Đó là chưa kể các hệ điều hành quen thuộc như Microsoft Windows hay Linux cũng chính là phần mềm! 

Người tạo nên các sản phẩm phần mềm này chính là các kỹ sư phần mềm, họ sẽ mô tả và viết hướng dẫn [lập trình] để máy tính có thể hiểu và dần thay thế các thao tác của con người trong hoạt động, công việc, giải trí, giúp con người giải phóng khỏi các công việc thủ công, các quy trình hoạt động sẽ được tối ưu hóa và các sai sót cũng sẽ được giảm thiểu.

Ngoài kiến thức lập trình thì kiến thức từ các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, toán học, quản lý chất lượng, quản lý dự án, kỹ thuật hệ thống và công thái học phần mềm cũng rất cần thiết. Nhưng đừng lo lắng, bởi vì học tại UIT các thầy cô sẽ dạy hết các kiến thức này cho bạn.

2. Học ngành Kỹ thuật phần mềm tại UIT như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm tại UIT kéo dài 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là tối thiểu 140 tín chỉ [chưa kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất], bao gồm: 48 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 76 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và 16 tín chỉ khối kiến thức tốt nghiệp.

Ngành kỹ thuật phần mềm tại UIT bao gồm 2 Bộ môn: Bộ môn Phát triển phần mềm và Bộ môn Môi trường ảo và Phát triển game.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật phần mềm tại UIT trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của UIT

Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UIT còn có chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm chất lượng cao [mã ngành là D480103] với học phí tương ứng cùng đội ngũ giảng viên chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất và môi trường học tập hiện đại, tiện nghi, có tính chuyên nghiệp cao, và người học được hưởng rất nhiều quyền lợi và các chính sách ưu đãi.

Chất lượng đầu ra tốt, đạt mức trình độ cao hơn chương trình đại trà về năng lực ngoại ngữ; năng lực chuyên môn; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; và năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm. Ngoài ra, sinh viên còn được tăng cường tiếng Anh trong các môn học, hoặc được khuyến khích giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh hoặc song ngữ. 

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm của UIT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp UIT

Thực tế thì công nghệ thông tin ngày càng giữ một vị trí quan trọng đối với cuộc sống con người, giúp cuộc sống và công việc trở nên tiện lợi dễ dàng hơn rất nhiều. Các sản phẩm của kỹ thuật phần mềm có mặt ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật phần mềm để phục vụ và đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ này là vô cùng lớn. Các bạn Kỹ sư phần mềm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay ở các dự án vừa và lớn hoặc lựa chọn tiếp tục học lên cao hơn làm thạc sĩ, tiến sĩ để đi theo con đường nghiên cứu.

Cụ thể, bạn có thể làm tại các vị trí công việc sau:

– Làm chuyên viên thiết kế, phân tích, cài đặt, quản trị và bảo trì các phần mềm máy tính, các ứng dụng trong các công ty, cơ quan, trường học…

– Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc bộ phần cần đến ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các tổ chức, đơn vị có nhu cầu [ngân hàng, hàng không, hành chính, xây dựng, viễn thông, giáo dục].

– Làm việc tại các công ty sản xuất và gia công phần mềm trong và ngoài nước, hoặc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng, bảo trì các hệ thống thông tin.

– Làm việc tại các công ty thiết kế website, phát triển phần mềm, game; làm việc tại bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các nhà máy, ngân hàng, cơ quan, trường học… hoặc tại các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin; 

– Làm giảng viên giảng dạy các môn về công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

– Tự thiết kế và phát hành các sản phẩm ứng dụng, game trên thiết bị di động.

– Tiếp tục học lên các bậc cao hơn của ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc các ngành liên quan như Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.

– Làm cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc tại các trường đại học và cao đẳng. 

– Làm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực công nghệ mạng, công nghệ phần mềm và các hệ thống nhúng tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc cơ quan nghiên cứu của các trường Đại học và Cao đẳng, các Bộ, Ngành.

Khép lại bài viết “Review ngành Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Công nghệ Thông tin [UIT]: Ngành học “hút nhân lực”, ra trường là có việc”, chúng ta có thể chốt lại về ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành có nhu cầu việc làm rất cao, mức lương thì lại hấp dẫn và có nhiều cơ hội được làm việc tại các công ty về công nghệ lớn ở cả trong nước và quốc tế. Nếu yêu thích công nghệ thông tin thì đừng bỏ qua ngành học siêu tiềm năng này bạn nhé!

Chi tiết ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Học ở đâu? Làm gì?

09/06/2020

Ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Trong đó kỹ thuật phần mềm chuyên về các hoạt động sử dụng, phát triển và bảo trì các phần mềm. Nhắc đến kỹ thuật phần mềm là nói tới việc thiết kế, xây dựng và duy trì phần mềm hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Công nghệ phần mềm hay kỹ nghệ phần mềm là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm.

Ngành Kỹ thuật phần mềm "hút" giới trẻ theo học

Rất nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin và khoa học máy tính với nhau. Nhưng thực chất chúng đều có sự khác biệt như:

  • Kỹ thuật phần mềm là nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm được xây dựng, bao gồm các chủ đề như quản lý dự án, đảm bảo chất lượng và kiểm tra phần mềm.
  • Khoa học máy tính là nghiên cứu về cách các máy tính hoạt động, chủ yếu từ quan điểm lý thuyết và toán học.
  • Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Chi tiết về Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? - ĐH FPT TP. HCM

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm hay công nghệ phần mềm [tên tiếng Anh: Software Engineering] là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm.

Học ngành kỹ thuật phần mềm bạn sẽ được học bao trùm kiến thức, các công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa những yêu cầu phần mềm, cũng như các tác vụ về thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, bảo trì phần mềm.

Khi học ngành kỹ thuật phần mềm bạn còn phải vận dụng tốt các kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, toán học, quản lý, quản lý dự án, quản lý chất lượng và kỹ sư hệ thống….

Ngành Kỹ thuật phần mềm chỉ phù hợp với những bạn đơn thuần yêu thích lập trình thuần túy. Sản phẩm sau khi lập trình xong gọi là phần mềm, chương trình hay ứng dụng. Thực tế, bạn đang sử dụng các phần mềm này ở khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome, Firefox… Các chương trình chỉnh sửa ảnh, thiết kế như: Photoshop, After Effect, Lightroom…. Ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram…. hay Google Search, Zing MP3… cũng là một dạng ứng dụng. Thậm chí cả hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux cũng là phần mềm.

Ngành Kỹ thuật phần mềm học gì? Làm gì?

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Kỹ thuật phần mềm - Làm chủ ngành học “hot” nhất hiện nay
  • Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm - Nên chọn học ngành nào?
  • Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm - Bước đi làm chủ thời đại 4.0

Ngành Kỹ thuật phần mềm học gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm có khối lượng kiến thức gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên môn.

Người học kỹ thuật phần mềm sẽ được đào tạo các kiến thức chung về công nghệ thông tin và phần mềm. Kiến thức chuyên môn bao gồm lập trình, xây dựng và phát triển phần mềm.

Sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm học về viết chương trình phần mềm, quy trình phát triển và vận hành các chương trình. Ngoài ra còn học về kỹ năng vận dụng các công cụ để bảo trì phần mềm.

Ngành Kỹ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác, các giai đoạn của quá trình sản xuất trong một dự án phần mềm khác như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm nghiệm, vận hành và bảo trì phần mềm.

Các môn học tiêu biểu của ngành kỹ thuật phần mềm có: cấu trúc dữ liệu và giải thuật phát triển phần mềm trên nền tảng tiến hóa, Kiểm thử phần mềm, hệ thống hình thức và luận lý, Ngôn ngữ lập trình, Phát triển ứng dụng di động; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Khai thác dữ liệu và Khai phá tri thức, Hệ thống thương mại thông minh, Mạng đa phương tiện và di động, Kỹ thuật thiết kế và đặc tả hình thức, Thiết kế phần mềm nhúng, Lập trình website và ứng dụng, Chuyên đề Công nghệ phần mềm, An toàn mạng không dây và di động, Hệ thống phát hiện xâm nhập mạng, Trí tuệ nhân tạo, Quản trị hệ thống thông tin, Phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp, Giao thức và Mạng máy tính, Lập trình song song và đồng thời, Bảo mật máy tính....

Ngành học phù hợp cho những bạn trẻ đam mê công nghệ

Ngành Kỹ thuật phần mềm thi khối nào?

Trường ĐH FPT TP. HCM áp dụng phương thức xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/04/2020

  • Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT.
  • Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc TOP50 THPT toàn quốc năm 2020 [theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020] và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên.
  • Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 [chứng nhận thực hiện trên trang //SchoolRank.fpt.edu.vn].

Phương thức tuyển sinh áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2020 và các thí sinh tốt nghiệp năm 2020 nộp hồ sơ xét tuyển trước ngày 01/04/2020.

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần đủ điều kiện xét tuyển và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

  • Tổng điểm 3 môn [mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT] đạt 18 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  • Tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT đạt 15 điểm** trở lên [đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo] xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT.

Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT;
  • Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên [đã bao gồm điểm ưu tiên] trong kỳ thi THPT năm 2020 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  • Tổng điểm 3 môn [mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT] đạt 21 điểm* trở lên [áp dụng cho sinh viên nhập học tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh], đạt 19.5 điểm* trở lên [áp dụng cho sinh viên nhập học tại Tp.Cần Thơ và Tp.Đà Nẵng] xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT

Xem thêm chi tiết tuyển sinh vào trường ĐH FPT TP. HCM: Quy chế tuyển sinh

Ngành học đòi hỏi người học phải đủ đam mê, kiên trì để theo đuổi

Ngành Kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?

Ngành học kỹ nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, bảo trì phần mềm. Kỹ nghệ phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm, và kỹ nghệ hệ thống….

Kỹ thuật phần mềm là một ngành rất quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Vì vậy cơ hội việc làm luôn rộng mở cho những người theo ngành kỹ thuật phần mềm. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí là một lập trình viên, các kỹ sư hệ thống phần mềm và kiểm tra phần mềm. Ngoài ra còn đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên kỹ thuật phân tích thiết kế dữ liệu và hệ thống thông tin. Cao hơn nữa là vị trí trưởng phòng kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:

  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
  • Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu [hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…]
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành này là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ thông tin và ngành Phát triển phần mềm nói riêng luôn “hot”.

Rất nhiều bạn thắc mắc Kỹ thuật phần mềm là làm nghề gì? Bạn có thể tham khảo các cơ hội việc làm ngành kỹ thuật phần mềm tại các vị trí, chức danh như:

  • Lập trình phát triển ứng dụng
  • Kỹ sư hệ thống phần mềm
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm
  • Kỹ sư chất lượng phần mềm
  • Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
  • Quản lý dự án phần mềm và Công nghệ Thông tin
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế dữ liệu
  • Quản trị các hệ cơ sở dữ liệu

Sinh viên có thể tìm việc trong các cơ quan tổ chức như:

  • Các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước
  • Các công ty tư vấn giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống phần mềm
  • Các bộ phận ứng dụng phần mềm của các đơn vị: hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…

Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm

Ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành Kỹ thuật phần mềm nói riêng là những ngành “hot” với mức lương khủng, nhưng vẫn luôn “khát” nhân lực. Trong bối cảnh công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi và cần thiết trong mọi lĩnh vực. Vì thế việc lựa chọn theo học ngành kỹ thuật phần mềm là điều không khéo và đúng đắn.

Sau khi tốt nghiệp, nếu bạn làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm dao động khoảng từ 1000 USD - 2000 USD. Còn đối với các doanh nghiệp Việt dao động từ 8 - 30 triệu đồng, tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm việc làm của bạn.

  • Sinh viên mới tốt nghiệp mức lương dao động khoảng 8 - 10 triệu đồng.
  • Kinh nghiệm từ 1 - 2 năm dao động khoảng từ 10 - 15 triệu đồng.
  • Người có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm khoảng 15 - 20 triệu đồng, trên 5 năm mức lương từ 22 - 30 triệu đồng.

Để có mức lương cao bạn cần trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, trong đó việc trau dồi tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là điều vô cùng quan trọng.

Nên chọn trường ĐH đào tạo chuyên sâu để có nền tảng vững chắc

>>> Xem thêm:

  • Ngành kỹ thuật phần mềm - Ngành “hot” với mức lương nghìn đô
  • Kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin có gì khác?
  • 5 lĩnh vực rất cần dân kỹ thuật phần mềm


Nên học ngành Kỹ thuật phần mềm ở đâu?

Ngành Kỹ thuật phần mềm tuy không phải là ngành mới nhưng hiện tại các trường đại học thường đưa vào nội dung đào tạo của ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ĐH FPT TP. HCM là trường đại học đầu tiên tách riêng và đào tạo chuyên sâu ngành Kỹ thuật phần mềm.

Trường Đại học FPT TP. HCM

ĐH FPT TP. HCM là trường Đại học được ra đời từ trong lòng doanh nghiệp, là nơi cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho chính tập đoàn FPT và các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. Không ít sinh viên ra trường hàng năm tự khởi nghiệp bằng một công ty giải pháp công nghệ và quay lại trường để tuyển dụng sinh viên.

Một trong những yếu tố thu hút hàng ngàn thí sinh theo học hàng năm tại trường ĐH FPT TP. HCM chính là tính quốc tế trong chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm trường ĐH FPT TP. HCM được thiết kế tích hợp giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới gồm: các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành công nghệ thông tin; Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích đến thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm; Quản lý dự án phần mềm cũng các ứng dụng công nghệ thông tin; cân bằng giữa lý thuyết và ứng dụng thực hành. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các tập đoàn toàn cầu lĩnh vực công nghệ thông tin chất lượng cao.

  • Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường ĐH FPT TP. HCM, bạn sẽ có chuyên môn vững, kinh nghiệm phong phú để tham gia vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất phần mềm: Lập trình viên, Kỹ sư cầu nối, Kiểm thử phần mềm, Đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản lý dự án, Giám đốc kỹ thuật.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh [trường đào tạo song ngữ], bạn có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.
  • Khóa luận tốt nghiệp có thể ươm mầm cho các phần mềm trong tương lai.

“Đại học FPT đã cho mình những kiến thức nền tảng rất quý giá, một môi trường học tập tuyệt vời nơi mình có thể thoải mái cạnh tranh trong học tập, xoắn quẩy các thầy cô. Việc học tài liệu và giáo trình 100% tiếng Anh làm mình phải cố hết sức để phát triển khả năng ngoại ngữ. Điều này giúp mình rất nhiều trong việc đi du học và làm việc nước ngoài sau này"- Anh Phạm Huy Hoàng, Cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm, Senior Front-end Engineer tại Algomerchant - Singapore, Hot Blogger Tôi đi Code dạo - chia sẻ.

Công nghệ vẫn luôn thay đổi từng ngày, một môi trường đại học tốt cho ngành Kỹ thuật phần mềm là sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ mới qua chương trình giảng dạy, giáo trình, các hoạt động ngoại khóa như hội thảo, tham quan doanh nghiệp... Bên cạnh đó, các kỹ sư phần mềm tương lai còn cần những hoạt động kỹ năng và trau dồi ngoại ngữ để có thể làm việc tại các công ty ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Sau khi đã xác định chọn ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn không thể bỏ qua trường ĐH FPT TP. HCM, những yếu tố trên là điều cần thiết mà thí sinh cần quan tâm khi chọn ngành, chọn trường theo học. Việc quyết định trường đại học tốt nhất để theo học giúp bạn phát triển toàn diện cả kiến thức và kỹ năng trong 4 năm học đại học của mình.

Trường đại học FPT luôn luôn hướng đến việc mang lại hiệu quả học tập lớn nhất cho sinh viên của mình. Trường F liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình đào tạo không chỉ ngành Kỹ thuật phần mềm mà còn nhiều ngành khác như An toàn thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Truyền thông Đa phương tiện, Thiết kế Đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật,Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, IoT [Internet of Things], Digital Marketing,...

Thông tin chi tiết sẽ luôn được cập nhật sớm nhất tại website của ĐH FPT HCM

Xem chi tiết về Ngành Kỹ thuật phần mềm

Kim

Video liên quan

Chủ Đề