Kiện toàn tổ chức bộ máy là gì

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

18/08/2020 - Lượt xem: 2411

Vừa qua, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương [khóa XII] gắn với thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa XI], Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã xây dựng và ban hành Đề án số 02-ĐA/TU ngày 21/3/2018 về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đưa kinh tế, xã hội tỉnh nhà phát triển vững chắc

Vừa qua, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương [khóa XII] gắn với thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa XI], Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã xây dựng và ban hành Đề án số 02-ĐA/TU ngày 21/3/2018 về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đưa kinh tế, xã hội tỉnh nhà phát triển vững chắc.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, Tiền Giang đã đạt được những kết quả tốt. Địa phương thành lập Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp. Nhờ vậy, giảm 1 Đảng bộ cấp huyện; sáp nhập xã Mỹ Phước vào thị trấn Mỹ Phước thuộc huyện Tân Phước, giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã; nhất thể hóa chức danh Trưởng Ban Dân vận cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, nhất thể hóa chức danh Trưởng Ban Dân vận cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Cai Lậy.

Đến nay, về mặt tổ chức, Tiền Giang giảm 5 đầu mối cấp sở, ban, ngành tỉnh; 57 đầu mối cấp phòng trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; 195 đầu mối phòng, trạm thuộc Trung tâm, Chi cục, Ban Quản lý trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện; 28 trường tiểu học, 7 trường mẫu giáo, mầm non.

Đối với nhân sự, giảm 5 cấp trưởng, 2 phó sở, ban, ngành tỉnh; 57 cấp trưởng, 4 phó phòng thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; giảm 209 cấp trưởng, 53 phó phòng, trạm thuộc Trung tâm, Chi cục, Ban Quản lý trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện; 28 hiệu trưởng, 24 phó hiệu trưởng trường tiểu học; 7 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng trường mẫu giáo.  

Ngoài ra, còn bố trí 397 trong tổng số 3.343 chức danh kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Có 1.004 trong tổng số 1.024 bí thư chi bộ kiêm trưởng ấp, khu phố và 20 trong tổng số 1.024 bí thư chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố. Tỉnh cũng điều động 193 công an chính quy về xã công tác, trong đó có 143 trưởng, 42 phó trưởng công an xã.

Theo lãnh đạo Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, là đơn vị Đảng bộ cấp huyện đầu tiên trong tỉnh được chọn sắp xếp, sáp nhập từ hai đơn vị Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, bước đầu có những khó khăn nhất định nhưng hiện nay guồng máy đã hoạt động ổn định, nhịp nhàng. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang xác định tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức Đảng kịp thời và đồng bộ với chính quyền theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Qua đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đồng thời thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng từng loại hình theo quy định của Trung ương và cụ thể hóa nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân.

Guồng máy các đơn vị sau sắp xếp và con người sau bố trí lại đang hoạt động tốt. Mặt khác, qua thực tế cho thấy, việc thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tại địa phương có nhiều thuận lợi nhờ Đề án số 02-ĐA/TU được xây dựng cụ thể, rõ ràng, bám sát qui định, chủ trương, hướng dẫn của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy; xác định lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, toàn diện của các cấp ủy, sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành, nhất là thể hiện rõ trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu trong tổ chức thực hiện; vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được phát huy.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Tiền Giang chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, qua đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong cấp ủy các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và đảng viên kết hợp với chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy. Sự kiểm tra thường xuyên về tiến độ của Tỉnh ủy và các ngành hữu quan cũng góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tiến độ sắp xếp thuận lợi và hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn, hiệu quả, tạo được niềm tin trong quần chúng, nhân dân.

Tỉnh xác định việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trên tinh thần các Nghị quyết Trung ương và Đề án của Tỉnh ủy là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu. Do vậy, từ nay và các năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên mà nhất là người đứng đầu về tầm quan trọng và tính cấp thiết thực hiện Đề án 02-ĐA/TU. Mục đích nhằm tạo sự thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong xã hội cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động theo lộ trình đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra trong một giai đoạn mới của đất nước.

Minh Trí

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị gắn với con người cụ thể

[ĐCSVN] – Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, trọng tâm nhiệm vụ thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU trong 6 tháng cuối năm 2021 là sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị gắn với những con người cụ thể, công việc cụ thể; rà soát chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện quy chế, quy trình công tác, không để có khoảng trống quản lý nhà nước.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận phiên họp.

Chiều 13/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 01-Ctr/TU của Thành uỷ khoá XVII về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025” chủ trì phiên họp quý II/2021.

Tham dự hội nghị có các Phó Trưởng ban Chỉ đạo: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Chương trình số 01-CTr/TU ngày 17-3-2021 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025" được Thành ủy Hà Nội chỉ đạo nghiên cứu, sớm ban hành, triển khai với nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Sau hơn 3 tháng kể từ khi được chính thức ban hành, chương trình đã góp phần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở.

Trong đó, nổi bật là đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau bầu cử được thực hiện đúng tiến độ và các quy định, cơ bản đảm bảo theo phương án nhân sự được phê duyệt. Thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị định 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ được chỉ đạo chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đúng quy định, đảm bảo đủ điều kiện chính thức thực hiện từ 1/7/2021.

6 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội đã kết nạp được 4.706 đảng viên [đạt 48,3% kế hoạch]; thành lập được 26/67 tổ chức đảng [đạt 37,14%] với 306/443 đảng viên [đạt 69,07%9]. Hoàn thành việc tổng kết Đề án số 21-ĐA/TU, ngày 16/9/2019 của Thành ủy về sắp xếp bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; thôn, tổ dân phố. Sau sắp xếp, cơ bản mỗi xã, phường, thị trấn đã bố trí tối đa 7 người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm 10 chức danh, giảm 3.314 người; thôn, tổ dân phố bố trí 2 người đảm nhiệm 3 chức danh, giảm 11.269 người

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội và ủy ban kiểm tra cấp dưới kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 59 tổ chức Đảng và 76 đảng viên. Qua kiểm tra đã kết luận 40 tổ chức đảng, 57 đảng viên có vi phạm và phải thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng, 23 đảng viên. Giám sát chuyên đề đối với 339 tổ chức đảng và 273 đảng viên; giải quyết tố cáo đối với 5 tổ chức đảng và 11 đảng viên. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 724 đảng viên.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chỉ đạo theo đúng lộ trình, kế hoạch. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] năm 2020 của TP xếp thứ 9/63. Đây là năm thứ 3 liên tiếp TP Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI và tăng 15 bậc so với năm 2015, thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong kết quả thực hiện chương trình; qua đó nhấn mạnh, phải tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm của cán bộ các cấp, tạo thống nhất từ nhận thức đến hành động về tinh thần phục vụ; tạo chuyển biến mạnh về các chỉ số năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, cải cách hành chính...

Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định Chương trình số 01-CTr/TU có ý nghĩa “xương sống”, bao trùm các chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII. Do đó, đồng chí đề nghị từng thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhận thức sâu sắc yêu cầu Hà Nội phải gương mẫu, đi đầu; nên làm gì cũng phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất, cao hơn nơi khác, từ đó đề cao trách nhiệm từng cá nhân, tập thể trong thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cải cách hành chính theo nội dung Chương trình đã đề ra. Cụ thể, các cấp ủy làm tốt công tác dự báo, nắm bắt tình hình cơ sở; định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận; tăng cường đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, đảng viên và nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Phát huy đoàn kết, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; sâu sát cơ sở, chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cơ sở.

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, trọng tâm nhiệm vụ thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU trong 6 tháng cuối năm 2021 là sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị gắn với những con người cụ thể, công việc cụ thể; rà soát chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện quy chế, quy trình công tác, không để có khoảng trống quản lý nhà nước. Đồng chí đề nghị thực hiện trước tại Văn phòng UBND thành phố để làm mẫu, từ đó triển khai rộng trong toàn hệ thống, đồng bộ cả khối chính quyền và khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể. Đây là nhiệm vụ quan trọng, phải được tập trung hoàn thành trong năm 2021 để tạo bước chuyển biến trong 4 năm còn lại của nhiệm kỳ.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13-5-2021 của Thành ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; xây dựng Đề án luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức thành phố.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng lưu ý, triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025”. Nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh chính trị các sự kiện. Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng yếu kém và giải quyết dứt điểm những vụ khiếu kiện kéo dài, các vụ việc phức tạp; không để phát sinh thành “điểm nóng”. Chỉ đạo thực hiện tốt việc tiếp xúc, đối thoại, trao đổi, tiếp nhận, giải quyết thông tin phản ánh của người dân, tạo đồng thuận trong thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố…/.

Tin, ảnh: Trọng Toàn

Video liên quan

Chủ Đề