Cúng xong bao lâu thì hoá vàng

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2022 đối với đa số người dân Việt Nam rất quan trọng. Người Việt có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói lên vị trí quan trọng của ngày lễ này trong đời sống. Thậm chí ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần 2.

Dân gian cho rằng đầu xuôi thì đuôi mới lọt nên việc tổ chức ngày Rằm đầu tiên trong năm mới rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng đi lễ chùa, sửa soạn mâm cúng thịnh soạn trong ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.

1. Cách hóa vàng sau lễ cúng Rằm tháng Giêng 2022

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.

Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.

Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.

Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí. Ngoài ra cần lưu ý:

- Nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần phải thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.

- Khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

- Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".

- Khi hóa vàng xong vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

Đặc biệt vào ngày này nhiều gia đình sẽ dọn lại bàn thờ sau 1 mùa Tết đặt đồ cúng thắp hương, nếu lau dọn cũng cần phải nhớ kĩ những điểm sau.

2. Lau dọn lại bàn thờ sau Tết cần lưu ý 2 điểm

Không dùng nước lạnh để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật [ở ngôi vị cao hơn tổ tiên].

Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên

Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ hoặc hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Nhật Linh [Thoidaiplus.suckhoedoisong]

Những vấn đề thờ cúng luôn là sự quan tâm lớn với nhiều gia đình. Đôi khi những lưu ý đơn giản lại là thứ chúng ta thường mắc phải nhiều nhất, đơn cử như việc nên thắp hương bao lâu thì hạ lễ. Có nhiều người thắp hương là hạ xuống ngay, nhiều gia đình lại thắp rất lâu mới hạ. Vậy câu trả lời cho vấn đề này nằm ở đâu? Hãy cùng Gốm Bát Tràng tìm hiểu nhé!

[Đồ thờ men rạn tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng]

Hương khói trong tâm linh người Việt

Thắp hương là truyền thống, tập tục từ rất lâu của con người Á Đông và đặc biệt là dân tộc Việt Nam. Vào mỗi dịp lễ tết, hay đám tang, đám cưới,... không thể thiếu hình ảnh của những nén hương.

Thắp hương đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của đất Việt mang lại sự gần gũi, thiêng liêng. Hình ảnh bát hương còn được coi giống như nơi thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính đối với bề trên. Việc thắp hương vào ngày lễ tại gia đình hay chùa chiền thể hiện sự cầu may và bình an cho gia chủ. Người ta tin rằng tổ tiên sẽ thông qua nén hương mà nghe được lời cầu nguyện của chúng ta.

[Đồ thờ vẽ vàng tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng]

Khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra người ta đều sẽ sắm lễ để dâng lễ và thắp hương. Các lễ ăn hỏi, cúng Mụ, động thổ, thôi nôi, ... nhờ những nén hương để cầu bề trên phù hộ.

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ?

Những nén hương được đặt lên bát hương coi như là tấm lòng kính trọng và sợi dây kết nối với người đi trước. Chúng ta có thể gửi những tâm nguyện và ý niệm của mình qua việc thắp hương cho tổ tiên. Hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian làm cho lòng người cảm thấy thanh thản.

[Bộ đồ thờ men lam tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng]

Không cần cỗ bàn linh đình hay yến tiệc thịnh soạn, chúng ta thể hiện lòng thành qua làn khói của nén hương. Lễ vật để dâng lên thần linh và gia tiên chỉ cần đèn, nến, cây trái, nước tốt, hương thơm là đủ. Theo như nghiên cứu thì các bạn phải thắp 3 tuần hương mới được phép hạ lễ xuống. Trong đó, 1 tuần hương là thời gian cháy hết một nén hương, chừng 30 - 45 phút.

Lời kết 

Vậy là chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi “thắp hương bao lâu thì hạ lễ” thông qua bài viết này. Tuy nhiên gia chủ nên nhớ việc dâng hương sẽ trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn nếu có đầy đủ các vật phẩm trên ban. Chúng sẽ mang lại cho gia đình nhiều may mắn và tài tộc nhờ sự tương trợ từ ông bà tổ tiên bởi lẽ: "có thờ có thiêng". 

Gốm Bát Tràng chuyên cung cấp các sản phẩm dùng để thờ cúng bền đẹp và chuản Bát Tràng. Mọi người hãy nhanh tay tham khảo để lựa chọn được những đồ vật tốt nhất cho ban thờ gia tiên nhà mình nhé!

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Với quan niệm "trần sao âm vậy" người Việt luôn sắm sửa nhiều lễ lạt từ ti vi, mũ giấy cho đến nhà lầu, xe hơi...

Mặc dù đốt nhiều như vậy, thế nhưng TS Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng cho hay: "Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố".

Ngày tổ chức lễ cúng hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.

Với lễ hóa vàng, GS Sử học Lê Văn Lan quan niệm, do mùng 3 theo phong tục tập quán vẫn là Tết thầy nên để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu, mùng 4 – 5 sẽ làm lễ tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

Đại đức Thích Giác Nguyên [Nam Định] cho rằng, ngày lễ này ngoài ý nghĩa “hồi hướng” đến các chư vị trên [Đức Phật, thần linh, gia tiên…] thì còn bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong 1 năm qua.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng giống như các gia đình đã chuẩn bị trong những ngày trước.

Trong cuốn “Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm”, mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau [thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu], đèn, nến, rượu, vàng mã… Ngoài ra còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay.

Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.

Nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong “Nghi lễ vòng đời người” cho hay:

“Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng”.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

“Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Nguồn gốc của tục hóa vàng

Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng, TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Tục hóa vàng  mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng:  vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Phong Linh [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề