Bò cho nhiều thịt nhìn cơ bắp phát triển như thế nào

Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, giống bò BBB đã được sử dụng để lai tạo với đàn bò lai của địa phương tạo ra đàn bê lai F1 bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Bò BBB [Blanc-Blue-Belgium] là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được lai tạo từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn từ năm 1919. Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, giống bò BBB đã được sử dụng để lai tạo với đàn bò lai của địa phương tạo ra đàn bê lai F1 bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Do kết hợp được cả đặc tính tốt của con bố BBB và bò mẹ Việt Nam nên bê F1 sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, tăng trọng nhanh và chất lượng thịt tốt. Bê F1 sơ sinh đạt trọng lượng từ 25-30 kg/con, 16-18 tháng tuổi bê đạt trọng lượng 430-450 kg/con. Đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh nhất khoảng 25-30 kg/con/tháng. Để nuôi giống bò này người chăn nuôi cần chú ý áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sau:  

 1. Chuồng trại nuôi bò BBB

Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, nền chuồng không nên làm trơn láng. Chuồng trại cần thiết kế để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khi thiết kế chuồng trại nên xây dựng cách xa nhà ở, hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng, diện tích đảm bảo từ 4-5 m2/con.  

2. Chọn bò cái nền để phối tinh bò BBB

Bò cái nền để phối tinh bò BBB có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của đời bố mẹ. Nên chọn những bò cái lai nhóm Zêbu [gồm: Red Sindhi, Brahman…] có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Không nên sử dụng giống bò có tầm vóc nhỏ vì dễ dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bò cái phải có thể chất khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chải, chắc chắn.   

3. Phối giống cho bò BBB

Chu kỳ động dục của bò cái trung bình là 21 ngày [dao động 18-24 ngày], thời gian động dục lại sau khi sinh 2-2,5 tháng. Bò cái khi động dục có biểu hiện ít ăn, hay nhớn nhác nhìn ngó, kêu rống, thích gần hít ngửi âm hộ và nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Thời điểm phối giống thích hợp cho bò là khi thấy nước nhờn keo dính, âm hộ hơi mở, niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt, lúc đó bò có biểu hiện đứng yên khi con khác nhảy lên. Thường thì người ta xác định thời điểm phối giống theo quy luật sáng - chiều tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi trưa hoặc chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.  

4. Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi bò BBB 

Chăm sóc bò cái mang thai: Trong suốt thời gian mang thai bò cái cần được ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh và bổ sung thức ăn tinh 1kg/con/ngày. Cung cấp đá liếm cho bò để bổ sung muối khoáng. Không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ 3-4 và tháng 7 đến tháng 9. trang trại bò giống BBB   Đỡ đẻ cho bò: Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày. Trong trường hợp bò đẻ bình thường [thai thuận] không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ bê ra theo nhịp rặn của bò mẹ. Cắt dây rốn cho bê con dài khoảng 10-12 cm, sát trùng bằng cồn Iốt 5%. Lau nhớt dãi trong mũi, miệng bê sau đó để bò mẹ tự liếm con hoặc dùng khăn khô lau cho bê. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước, thêm ít muối, cám và nước ấm. Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời. Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con: Đối với bò mẹ sau khi đẻ cần cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh và bổ sung thêm 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống. Đối với bê: Sau khi sinh cần cho bê con bú sữa đầu ngay. Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi bê ở nhà cạnh bò mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm cần giữ khô sạch. Sau khi đẻ 15-20 ngày tập cho bê ăn cám và cỏ non phơi tái. Từ 1-6 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng. Ở tuổi này cần cho bê ăn. Thức ăn thô xanh 5-8 kg/con/ngày, thức ăn tinh 0,5-1 kg/con/ngày. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi. Từ 6-14 tháng tuổi [giai đoạn cai sữa]: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 15-20kg thức ăn thô xanh, 0,5-1 kg thức ăn tinh. Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2-4 kg cỏ khô hoặc rơm ủ với urê để thay cho thức ăn xanh bổ sung. Giai đoạn 15-18 tháng tuổi: Thức ăn thô xanh 35-40kg/con/ngày, thức ăn tinh 3 kg/con/ngày. Luôn luôn có nước sạch trong máng uống vào ban đêm, đặc biệt là mùa hè và mùa sử dụng rơm khô làm thức ăn bổ sung cho bò tại chuồng. Vỗ béo bò trước khi bán thịt: Trước khi bán thịt, nếu bò gầy ta cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận cao. Để bò nhanh béo ta áp dụng các kỹ thuật như: Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo, nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo, mỗi ngày cho ăn 8-10kg thức ăn thô xanh, 3-5 kg thức ăn tinh chia làm 4-5 bữa trong ngày. Luôn luôn có nước sạch trong máng uống cho

bò trong thời gian vỗ béo.   

5. Một số bệnh thường gặp trên nuôi bò BBB

- Bệnh Tụ huyết trùng: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh. Bòsốt cao 40,5-41,5­­­oC, giảm ăn hoặc đột ngột bỏ ăn, mắt đỏ, chảy nước mũi, nước bọt, sưng hầu, khó thở, phân táo bón, nước tiểu vàng, bụng có thể chướng hơi, ngừng nhai lại. Bệnh cấp tính thú chết rất nhanh.Điều trị: Streptomycine 15-20 mg/kg trọng lượng [tiêm bắp] liên tục 3-5 ngày; hoặc Tetracycline 10 mg/kg thể trọng/ngày liên tục 3-5 ngày; hoặc Ampiciline 10 mg/kg thể trọng. Kết hợp với thuốc trợ sức như: Cafein 1-2 g/ngày, vitamin C 15-20 ml/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Phòng bệnh: Tiêm vaccin tụ huyết trùng cho bò, bê khoẻ mạnh, liều 2ml/con, sau 14 ngày có miễn dịch, thời gian miễn dịch 9 tháng. Tiêm cho bê 5-6 tháng tuổi, bò trước phối giống 15-30 ngày. Chú ý: Vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, tắm rửa cho bò. Định kỳ tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

- Bệnh Lở mồm long móng [LMLM]: Bệnh do virus gây ra, đặc điểm lây lan của bệnh là những mụn nước vỡ ra và theo sữa, nước tiểu, nước mũi, chất tiết khác lan trực tiếp từ vật ốm sang vật khỏe. Một cách lây lan gián tiếp khác là qua quần áo, dụng cụ, máng ăn, lông, sữa và thịt. Sau khi nhiễm bệnh 2-3 ngày, thú sốt cao 40-41,50C, mụn nước phồng lên có chứa dịch màu vàng. Những mụn nước lan nhanh trên toàn bộ niêm mạc miệng, sau đó vỡ dịch tràn ra ngoài và con vật rất đau đớn, đôi khi có chảy máu. Cùng thời gian đó thấy xuất hiện những mụn nhỏ quanh móng chân, có thể làm long móng. Con vật đứng lên rất khó khăn và di chuyển một cách đau đớn. Cũng có thể thấy những mụn nhỏ ở núm vú, bầu vú sưng và căng. Bò sữa bị bệnh giảm sản lượng sữa, sữa có màu vàng và đắng. Phòng bệnh: Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi. Tuân thủ tốt việc tiêm vaccin Lở mồm long móng để phòng bệnh cho đàn gia súc, lặp lại 6 tháng một lần vì thời gian miễn dịch chỉ kéo dài 6 tháng. Điều trị: Dùng các loại quả chua như khế, chanh trà sát vào những vùng có vết thương 2-3 lần/ngày và làm trong vòng 5-7 ngày. Sau đó dùng thuốc sát trùng như xanh Methylen 1% bôi vào vết thương, tiêm kháng sinh chống phụ nhiễm cho gia súc. Chăm sóc giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm, bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng.

Theo Xuân Duy - TTKN Lâm Đồng

DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Email

Thịt bò không phải là một thực phẩm xa lạ. Tuy nhiên thịt bò có chất gì, ăn thịt bò có tốt không...thì không phải ai cũng biết. Nếu cũng có những thắc mắc về vấn đề này, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay những thông tin dưới đây nhé.

Bạn ăn thịt bò hằng ngày nhưng liệu có bao giờ biết thịt bò có chất gì và mang đến tác dụng gì chưa? Thịt bò chứa bao nhiêu protein? Hãy cùng khám phá ngay những thông tin thú vị đó ngay bây giờ để bổ sung thêm kiến thức về dinh dưỡng cho mình.

1. Thịt bò có chất gì?

Thịt bò là một thực phẩm bổ dưỡng là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên thịt bò có chất gì hay thành phần dinh dưỡng của thịt bò như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Theo các nhà khoa học, thành phần của thịt bò bao gồm protein và chất béo là chủ yếu. Đồng thời chúng cũng chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt.

  • Protein: Thịt bò nói riêng và tất cả các loại thịt nói chung[trừ thịt mỡ] đều giàu protein. Đây là thành phần vô cùng quan trọng và cần thiết cho cơ thể vì chúng chứa những loại axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Do đó, protein cần thiết cho quá trình trưởng thành cũng như phát triển của cơ thể. 
  • Chất béo: Lượng chất béo ở thịt bò chủ yếu nằm ở phần mỡ và chúng có khối lượng khác nhau tùy theo tuổi, giống và các loại thức ăn cho bò. Lượng chất béo này trong thịt bò giữ vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất béo có trong thịt bò còn phần làm 2 loại là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn.

Thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng

  • Vitamin và các khoáng chất: Ngoài protein và chất béo thì thịt bò có chất gì? Câu trả lời là các vitamin và khoáng chất trong thịt bò khá dồi dào. Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt các vitamin như vitamin B12, vitamin B6, vitamin A,.... Ngoài ra, thịt bò cũng chứa một loạt các khoáng chất khác như sắt, magie, kẽm, đồng, canxi… Đặc biệt sắt trong thịt bò rất dễ hấp thu vào cơ thể nên những người thiếu sắt thường được khuyên sử dụng loại thực phẩm này. 
  • Các hợp chất khác: Thịt bò có chứa một số chất chống oxy hóa và hoạt tính sinh học như Creatine giúp bổ sung năng lượng cho cơ bắp, Taurine hỗ trợ chức năng tim mạch, Glutathione và Cholesterol.

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, việc ăn thịt bò có tốt không có lẽ không phải là vấn đề cần bàn cãi. Thực phẩm này đặc biệt cần thiết với những ai đang cần bồi bổ sức khỏe hoặc xây dựng cơ bắp. Do đó, chúng ta nên bổ sung thịt bò vào khẩu phần ăn hằng ngày.

2. Thịt bò chứa bao nhiêu protein?

Như đã nói ở trên, thịt bò chứa một lượng lớn protein và được rất nhiều vận động viên thể hình ưa chuộng. Vậy cụ thể thì thịt bò chứa bao nhiêu protein?

Theo các nhà dinh dưỡng học, lượng protein trong thịt bò là khá lớn, chúng chiếm từ 26-27%. Tuy nhiên, cũng còn tùy theo phần thịt bò mà lượng protein khác nhau. Theo đó, cứ 100g thịt bò thăn sẽ chứa khoảng 22,35g protein, 100g thịt bắp bò chứa 21,75g protein còn 100g thịt vai bò sẽ chứa khoảng 19g protein. Nắm bắt được cụ thể lượng protein trong từng phần thịt bò sẽ giúp bạn chọn lựa được khẩu phần ăn hợp lý nhất đối với cơ thể. 

3. Ăn thịt bò có tác dụng gì?

Nếu đã biết thịt bò có chất gì thì hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc không biết ăn thịt bò có tác dụng gì phải không nào? Chúng ta sẽ không cần phải chờ đợi câu trả lời quá lâu đâu nhé.

3.1. Duy trì và phát triển cơ bắp

Với một lượng protein rất lớn trong thành phần của mình, thịt bò đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cũng như phát triển cơ bắp. Đó cũng là lý do vì sao chúng trở thành một thực phẩm tuyệt vời mà mọi gymer cần phải bổ sung vào khẩu phần ăn. Đặc biệt, việc bổ sung thịt bò vào bữa ăn còn giúp những người lớn tuổi giảm nguy cơ mắc bệnh sarcopenia. Đây là căn bệnh làm yếu cơ và mất cơ- một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của người lớn tuổi.

Thịt bò mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích tốt

3.2. Cải thiện hiệu quả tập thể dục

Ngoài những thành phần dinh dưỡng chính mà chúng ta đã tìm hiểu ở phía trên, thịt bò còn chứa hợp chất Carnosine. Hợp chất này lên quan trực tiếp đến việc giúp cơ thể giảm cảm giác mệt mỏi và nâng cao hiệu quả khi luyện tập thể dục thể thao. Nghiên cứu cũng cho thấy hợp chất này đã giúp cải thiện thời gian và sức mạnh khi chạy bộ. 

3.3. Phòng chống bệnh thiếu máu

Thịt bò có chất gì giúp phòng chống bệnh thiếu máu? Câu trả lời đó chính là lượng sắt dồi dào trong thực phẩm này. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta bị thiếu máu. Do đó, bổ sung thịt bò sẽ là cách giúp chúng ta ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Điều tuyệt vời nữa là sắt trong thịt bò rất dễ hấp thu và có thể cải thiện khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

4. Ăn thịt bò nhiều có tốt không?

Mặc dù có rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải lường trước một số nguy cơ khi ăn thịt bò quá nhiều. Nếu lạm dụng thịt bò, bạn có nguy cơ gặp phải những tác hại như:

  • Thịt bò có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Các nghiên cứu liên quan đến việc thịt bò có chất gì và có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không vẫn còn nhiều kết quả trái chiều. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thịt bò không hề lành mạnh, chúng có thể dẫn đến nguy cơ béo phì và từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch ko mong muốn.
  • Thịt bò có thể làm tăng nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều thịt bò có liên quan đến bệnh ung thư ruột già. Nguyên nhân có thể do sự xuất hiện của các amin dị vòng khi thịt nấu quá chín. Để tránh trường hợp này, bạn nên tránh nấu thịt quá kỹ và chọn các cách chế biến lành mạnh như hấp, luộc thay vì chiên hoặc nướng.

Ăn thịt bò không đúng cách có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Ăn thịt bò nhiều làm tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer: Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến cơ thể bị dư thừa chất sắt, bởi nguồn thực phẩm này cung cấp lượng sắt phong phú. Nếu lượng sắt quá nhiều, các protein có trong não có khả năng phá vỡ và tiêu diệt các tế bào thần kinh. Đây là căn nguyên gây ra bệnh giảm trí nhớ Alzheimer.
  • Ăn quá nhiều thịt bò làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2: Các chất béo bão hòa có trong thịt bò là loại chất béo xấu gây tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

5. Đối tượng nào không nên ăn thịt bò?

Thịt bò là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thịt bò và nhận được lợi ích mà nó mang đến. Một số trường hợp mắc bệnh tuyệt đối không được ăn thịt bò để tránh gây hại cho cơ thể, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Chúng bao gồm:

  • Bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu: Người bệnh không nên ăn nhiều đạm, trong khi thịt bò là một trong các loại thịt đỏ chứa hàm lượng đạm cao hơn so với những loại thịt khác.
  • Người bị cao huyết áp: Lượng chất béo bão hòa khá nhiều trong thịt bò gây hại cho sức khỏe bệnh nhân.
  • Bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung: Thịt bò sẽ gây kích thích hormone estrogen trong cơ thể, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
  • Người bị thủy đậu: Bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm tanh như thịt gà, hải sản, thịt bò, thịt vịt.
  • Bệnh nhân viêm khớp: Lượng protein trong thịt bò khi tiêu hóa trong cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều axit, cần canxi để trung hòa. Nếu bệnh nhân không bổ sung đủ canxi thì cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương hết sức nghiêm trọng. Ngoài bệnh viêm khớp vốn có, bạn còn có khả năng bị loãng xương.
  • Đối tượng mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn thịt gia cầm, thịt bò và cá. Chúng là những thực phẩm chứa protein dồi dào, làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu khiến các loại sỏi hình thành.
  • Người bị rối loạn uric không nên ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò.

Những đối tượng không nên ăn thịt bò

6. Cần lưu ý gì khi ăn thịt bò?

6.1. Không nên ăn thịt bò tái

Nhiều người thích ăn thịt bò tái bởi hương vị ngọt, ngon, mềm và thơm hơn thịt bò chín.Tuy nhiên, đây là cách ăn không tốt và có nguy cơ gây bệnh cao mà bạn cần bỏ qua. Trong quá trình nuôi và giết mổ, vận chuyển hiện nay, thịt bò không đảm bảo nên dễ bị nhiễm khuẩn. Để giữ an toàn cho sức khỏe, cơ thể không bị sán hay ký sinh trùng thâm nhập thì bạn không nên có thói quen ăn thịt bò tái, thịt bò chưa được nấu chín. Bạn hãy thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn mua thịt bò có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và sơ chế kỹ trước khi chế biến.

6.2. Không nên ăn thịt bò vào buổi tối

Thành phần chất sắt trong thịt bò cao hơn so với các laoij thực phẩm khác. Chất sắt giúp vận chuyển khí oxy đến cơ bắp thông qua tế bào máu, giúp cơ thể được tràn đầy năng lượng. Nhờ có chất sắt mà gan luôn hoạt động hiệu quả, không bị mệt mỏi.

Theo nghiên cứu mới đây của đại học Mỹ, việc ăn thịt bò vào buổi tối đồng nghĩa với việc nạp một lượng lớn sắt vào cơ thể. Trong khi đó, gan đang có nhu cầu được nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến đồng hồ sinh học của gan bị nhiễu loạn, lượng đường trong máu đột nhiên tăng cao. Nếu thường xuyên xảy ra tình trạng này thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khá cao.

6.3. Không ăn thịt bò cùng thủy hải sản

Không nên ăn thịt bò cùng hải sản

Bạn không nên kết hợp ăn thịt bò cùng thủy hải sản vì thành phần chất dinh dưỡng của chúng sẽ gây phản ứng. Thịt bò có chứa nhiều chất phốt pho cần thiết cho quá trình hình thành xương, trong khi thủy hải sản có nguồn canxi và magie phong phú. Việc dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ gây ra kết tủa muối. Đây là dạng muỗi chẳng những cản trở cơ thể hấp thu phốt pho mà còn làm giảm tốc độ hấp thu canxi.

6.4. Không ăn thịt bò khi đang điều trị nám, tàn nhang

Nguồn protein dồi dào trong thịt bò sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Do đó, nếu bạn bị nám, tàn nhang và đang trong quá trình điều trị thì bạn không nên ăn thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám lan rộng ra khu vực da khác.

Hẳn đến đây bạn đã biết thịt bò có chất gì cũng như ăn thịt bò có tác dụng gì rồi đúng không? Dù có những nguy cơ nhất định nhưng nhìn chung thịt bò vẫn là một thực phẩm bổ dưỡng và cần thiết cho cơ thể chúng ta. Thêm vào đó, nếu ăn một cách điều độ và chế biến cẩn thận thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được những nguy cơ mà thịt bò mang lại nên bạn hãy yên tâm thưởng thức món ăn từ thực phẩm này nhé. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh thì rèn luyện sức khỏe mỗi ngày cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy bắt đầu và duy trì chạy bộ với máy chạy bộ tại nhà để có sức khỏe tốt bạn nhé. 


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt bò mỗi tuần. Tốt nhất, bạn nên ăn 2 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn từ 100 đến 150g tùy theo cân nặng và mức độ béo.

Không nên. Thịt bò có chứa thành phần nhiều protein nên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, bí bách dễ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Không nên. Ăn thịt bò sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng sán dây bò. Ở tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn, giảm cân.

Ăn nhiều thịt bò có nguy cơ gây bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tiểu đường tuýp 2 và bệnh alzheimer.

Có. Thịt bò có chứa lượng protein cực cao giúp duy trì và phát triển khối lượng cơ bắp của cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề