Vì sao cầu thủ cắn lưỡi

Tình huống nuốt lưỡi không phải là hiếm trong thể thao. Ngày 6/5, cầu thủ Thiện Đức của Bình Dương sau pha tranh bóng đã va chạm mạnh với đối thủ nên bị choáng, các cơ mặt lệch đi và có dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng. Khi đó, cầu thủ đội bạn và trọng tài chính đã nhanh chóng tháo băng đội trưởng nhét vào giữa hai hàm ngăn cầu thủ này nuốt lưỡi.

Ngoài Thiện Đức, bóng đá thế giới đã chứng kiến nhiều vụ việc tương tự.

Fernaldo Torres trong trận gặp Deportivo

Torres bất tỉnh sau pha va chạm cực mạnh với cầu thủ Deportivo.

Trong pha va chạm trên không với cầu thủ của Deportivo, Fernando Torres đã rơi tự do và tiếp đất rất mạnh bằng đầu. Cú rơi đó đã khiến Torres rơi vào trạng thái bất tỉnh và suýt “nuốt lưỡi” của mình trong vô thức.

Clip pha va chạm kinh hoàng của Torres trong trận gặp Deportivo

El nino khi đó không thể cung cấp bất cứ dấu hiệu nào với các đồng đội hay với bác sĩ rằng anh đang trong trạng thái nguy kịch.

Nếu không nhận được sự trợ giúp của các đồng đội, cầu thủ người Tây Ban Nha đã có thể tử vong vì thiếu ô-xy.

Moussa Doumbia ở vòng loại WC

Phút 19 trận đấu thuộc vòng loại World Cup khu vực Tây Phi giữa chủ nhà Bờ Biển Ngà và Mali, Moussa Doumbia đã đổ gục sau một pha tranh chấp. Nghiêm trọng hơn, trung vệ của đội khách đã nuốt phải lưỡi sau khi lĩnh trọn cú huých cùi chỏ từ đối phương.

Doumbia có thể đã mất mạng nếu không được cầu thủ đội bạn cứu giúp.

Trong khi mọi người còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, Serge Aurier đã ngay lập tức chạy đến và móc lưỡi ra khỏi họng của Doumbia. Phải mất một lúc, đội ngũ y tế mới có mặt để đưa trung vệ bên phía Mali đi cấp cứu. Do được sơ cứu kịp thời nên Doumbia đã hồi phục và xuất viện ngay sau đó.

Lưỡi cũng là một cơ của con người. Khi cầu thủ bất tỉnh, cơ lưỡi của anh tự động giãn ra. Khi đó, cầu thủ này đang nằm ngửa và lưỡi tự động rơi thẳng xuống cuống họng. Trong tình huống đó, lưỡi như cánh cửa, chắn toàn bộ không khí và ô-xy đi xuống khí quản. Y khoa gọi là hiện tượng tụt lưỡi hay tụt khối cơ lưỡi, nuốt lưỡi.

Trong trường hợp này, nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức.

Không may mắn như Thiện Đức, Torres hay Doumbia lịch sử bóng đá từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp của họ đã ra đi mãi mãi vì những chấn thương khác nhau.

8 vị trí không ngờ trên cơ thể có thể bị ung thư da

Theo bác sĩ Lý Xuân Quang, Phó trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: “Nuốt lưỡi” chỉ là cách nói của nhiều người, chứ không đúng về y khoa. Không bao giờ có thể xảy ra việc “nuốt lưỡi” được. Tình trạng như trường hợp cầu thủ gặp phải là hôn mê có biểu hiện tụt lưỡi, gây tắc nghẽn đường thở.

Bác sĩ Quang giải thích: Lưỡi là một tổ chức cơ và được “treo” cố định ở một số vị trí. Thông thường, lưỡi không thể bị tụt vào trong.

Đối với người bình thường, lưỡi có khuynh hướng “rơi” về phía sau khi nằm ngửa; nếu ngủ thì lưỡi ở trạng thái rơi về phía sau nhiều hơn.

“Nhưng đây cũng chỉ là những vị trí thông thường của lưỡi và hoàn toàn không nguy hiểm”, bác sĩ Quang khẳng định.

Cẩn thận biến chứng hôn mê gan nguy hiểm

Theo bác sĩ Quang: Chỉ nguy hiểm khi lưỡi tụt sâu vào phía trong, do cơ lưỡi giãn nhiều, gây hẹp, tắc nghẽn đường thở, khó thở. Tình trạng này chỉ có nguy cơ xảy ra với những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ; hôn mê, ngủ sâu do dùng thuốc ngủ, gây mê; người bị động kinh; hoặc trường hợp va chạm mạnh, chấn thương vùng đầu, bất tỉnh, ảnh hưởng đến não.

Ở bệnh viện, tụt lưỡi thường hay gặp ở các trường hợp hôn mê sâu, sau phẫu thuật gây mê, bệnh nhân phải được xử trí phòng tụt lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng.

Người bị tụt lưỡi sẽ có biểu hiện hôn mê mất ý thức; thiếu ô xy, tím tái; khó thở, thở khò khè ở vùng họng giống như người ngủ ngáy lớn.

Trong trường hợp bệnh nhân bị tụt lưỡi sâu vào trong mà không được phát hiện, cấp cứu kịp thời có thể gây tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, có thể tử vong.

“Tuy nhiên, chỉ trường hợp bệnh nhân bị chấn thương não nặng, hôn mê sâu hoặc bị các bệnh nội khoa ức chế hoạt động của não mới rơi vào khả năng bị tụt lưỡi sâu. Còn trường hợp não vẫn hoạt động thì sẽ tự kích thích các cơ ở lưỡi trở lại bình thường”, bác sĩ Quang cho biết.

“Ở ngoài, trong trường hợp tụt lưỡi, việc quan trọng nhất là phải cấp cứu giúp cho bệnh nhân có thể thở được dễ dàng, bằng cách cho nằm nghiêng. Để lưỡi không tụt vào sâu, có thể dùng các ngón tay để ở góc xương hàm dưới nâng cằm, góc hàm của bệnh nhân lên trên, ra phía trước”, bác sĩ Quang hướng dẫn.

Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo, không được nhét vật gì vào miệng bệnh nhân, có thể khiến trôi tuột, bệnh nhân mắc nghẹn, càng làm tình trạng thêm nguy hiểm.

Tin liên quan

Nuốt lưỡi là gì? Nuốt lưỡi trong bóng đá là gì, có nguy hiểm không?

Nuốt lưỡi là một hiện tượng nguy hiểm thường thấy trong các cơn đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ trong thể thao như bóng đá. Vậy nuốt lưỡi là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nuốt lưỡi là gì? Nuốt lưỡi trong bóng đá là gì, có nguy hiểm không?

Nuốt lưỡi là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến hiện tượng "nuốt lưỡi". Đặc biệt, với những người thường xuyên theo dõi tin tức thể thao, nhất là môn bóng đá thì đây là một tai nạn không hề xa lạ, thậm chí là nỗi "kinh hoàng" cho các cổ động viên của môn thể thao vua. Vậy nuốt lưỡi là gì? Nuốt lưỡi trong bóng đá là gì?

Theo phân tích của giới y khoa, nuốt lưỡi là tên gọi dân gian của hiện tượng "tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi". Đây là một hiện tượng rất hay gặp ở những người bị đột quỵ, co giật, đặc biệt là trong khi đang chơi thể thao như bóng đá. Nuốt lưỡi thường xảy ra khi một người đột ngột rơi vào trạng thái bất tỉnh, cơ lưỡi giãn ra, tụt xuống và có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến khó thở, nhất là khi nạn nhân ở tư thế nằm ngửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì nạn nhân rất dễ tử vong. Vì vậy, khi gặp người bị nuốt lưỡi, bạn cần bình tĩnh để tiến hành các bước sơ cứu đúng cách.

Hiện tượng nuốt lưỡi thường xảy ra với người bị động kinh, người bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ… hoặc với các trường hợp va chạm mạnh, nhất là va chạm trong thi đấu các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, khúc côn cầu...

Hiện tượng nuốt lưỡi có nguy hiểm không?

Nuốt lưỡi nói chung và nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng đều là những tai nạn nghiêm trọng gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng của con người.Khi bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi của chúng ta không hoạt động theo cơ chế thông thường mà thường sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch dạ dày vào phổi, cản trở đường hô hấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi gặp người bị tai nạn dẫn đến nuốt lưỡi, nhiều người cho rằng cần đưa tay hoặc thứ gì đó vào miệng nạn nhân, nhất là những người bị co giật để họ không thể tự cắn vào lưỡi nhưng thực tế đây lại không phải là phương pháp được khuyến cáo. Thực hiện sơ cứu nuốt lưỡi không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bị nạn và ảnh hưởng đến công tác cứu chữa của nhân viên y tế. Vậy, cách sơ cứu khi gặp người có nguy cơ nuốt lưỡi như thế nào?

Cách sơ cứu khi gặp người có nguy cơ bị nuốt lưỡi

Để sơ cứu khi gặp người bị tai nạn và có nguy cơ nuốt lưỡi, bạn cần làm như sau:

Trên đây là một số thông tin để bạn hiểu thêm về hiện tượng nuốt lưỡi nói chung cũng như nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng để có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố bất ngờ xảy ra. Để tham khảo thêm những thông tin khác, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm:

Xem thêm: nuốt lưỡi là gì

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề