Con người có bao nhiêu dây thần kinh não và tủy

Bộ phận thần kinh là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó có chức năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên với những chức năng quan trọng đó hẳn mọi người chưa từng tìm hiểu về dây thần kinh tủy. Liệu con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy hẳn nhiều người không hề hay biết. Và dây thần kinh liệu có những vai trò gì trong cơ thể con người? Hay cơ chế hoạt động của những đôi dây thần kinh tủy này như thế nào? Và để có thể có những đôi dây thần kinh khỏe mạnh thì chúng ta nên làm gì để bảo vệ chúng? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời ở những phần tiếp sau đây của bài viết. Bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về thần kinh tủy một bộ phận không thể thiếu được của cơ thể con người. Mà còn giúp bạn hiểu hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Bạn có thể tránh được những căn bệnh liên quan đến dây thần kinh tủy nếu có biện pháp phòng tránh. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn thì theo dõi bài viết này thật kỹ càng nhé mọi người.

Dây thần kinh tủy có những vai trò gì cho cơ thể con người?

Để hiểu hơn về vai trò của những dây thần kinh tủy thì chúng ta có thể nhắc đến vai trò của hệ thần kinh có mặt trong cơ thể con người. Hệ thần kinh có vai trò điều khiển những hoạt động hay phản xạ của cơ thể đối với môi trường xung xung quanh. Và bộ não là cơ quan trung tâm, ví dụ cơ thể bạn đang đọc bài viết này cũng là do não điều khiển mắt di chuyển theo từng dòng chữ trên màn hình này. Để hiểu hơn vai trò quan trọng của nó thì chúng ta hãy thử nghĩ nếu không có hệ thần kinh thì sẽ như thế nào? Thì chúng ta không thể hoạt động được, không thể làm được mọi việc và có thể sẽ không thể nào tư duy, suy nghĩ bình thường. Như vậy không có hệ thần kinh thì con người không còn được gọi là con người. Và các dây thần kinh cũng có vai trò quan trọng như vậy. Với chức năng đó là rễ trước của dây thần kinh sẽ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến bộ phận cơ thể. Rễ sau thì sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ bộ phận thủ cảm về trung ương. Nó cũng sẽ có chức năng chi phối cảm giác và vận động của những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nhờ việc đan chéo nhánh trước của dây thần kinh tủy hợp thành các đám rối thần kinh. Và trong đó các đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối các cảm giác và những vận động của tay, vai và ngực. Đám rối thần kinh  ở thắt lưng cùng sẽ có chức năng chi phối thần kinh ở khoang sau và nó sẽ chi phối cảm giác và vận động của phần chậu hông và các chân.

Bạn có biết liệu con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?

Vậy với chức năng có khắp mọi bộ phận của cơ thể như thế thì liệu con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy để có thể thực hiện những nhiệm vụ này. Và đáp án của câu hỏi này đó chính là cơ thể con người sẽ có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. Và 31 đôi dây thần kinh tủy sống sẽ thuộc hệ thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh. Và các đôi dây thần kinh tủy sống thì xuất phát ở vị trí tủy sống. Từ đó chúng rời khỏi ống sống và đi qua các lỗi gian sống.  31 đôi dây thần kinh tủy sống đó bao gồm: 8 đôi dây thần kinh sống cổ, 12 đôi dây thần kinh tủy ngực, 5 đôi dây thần kinh tủy thắt lưng, 5 đôi dây thần kinh tủy cùng và 1 đôi là dây thần kinh tủy sống cụt. Với những đôi với các tên gọi khác nhau nó sẽ điều khiển hoạt động ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Với mỗi dây thần kinh trong số 31 đôi dây thần kinh tủy sẽ có các nhóm sợi thần kinh cảm giác và nhóm sợi thần kinh vận động. Đối với nhóm sợi thần kinh cảm giác sẽ được nối với tủy sống thông qua rễ sau sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm và thông tin đến cơ quan trung ương. Còn nhóm thần kinh vận động thì sẽ nối với các rễ trước. Và đây là các rễ vận động, rễ trước có nhiệm vụ truyền xung vận động từ trung ương về các cơ quan thụ cảm.

Một số điều về phản xạ tủy, một vài trò quan trọng của các đôi dây thần kinh tủy mà có thể mọi người đã bỏ lỡ

Đầu tiên là phản xạ trương lực cơ những phản xạ này sẽ giúp cơ thể duy trì một trương lực nhất định. Để khi có kích các cơ sẽ phản xạ nhanh chóng, nó sẽ co lại một cách nhanh nhất và điều này giúp cho bộ phận của cơ thể có độ nhạy khá cao. Và cơ thể chính là bộ phận nhận cảm của cung phản xạ này, nó nằm ở trong các sợi cơ. Thứ 2 là các phản xạ thực vật, dây thần kinh tủy sống kết hợp với tủy tạo ra các phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ liên quan đến đại tiện, tiểu tiện và các phản xạ liên quan đến cơ quan sinh dục,… Và phản xạ gân là một phản xạ rất quan trọng của các dây thần kinh tủy. Đây là một trong những điều giúp bác sĩ chẩn đoán những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Gân chín là bộ phận cảm nhận của phản xạ này. Dựa vào sự phản xạ gân mà các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những vị trí mà tủy sống bị tổn thương. Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng dây thần kinh tủy nó còn có vai trò rất quan trọng đối với các chức năng phản xạ của cơ thể con người.

Nên làm gì để cơ thể con người có dây thần kinh tủy luôn luôn khỏe mạnh

Với những vai trò quan trọng của dây thần kinh tủy thì chúng ta phải luôn giữ cho các dây thần kinh tủy luôn khỏe mạnh. Để bảo vệ các dây thần kinh tủy thì chúng ta có thể làm theo một số điều chỉ dẫn sau đây. Thứ nhất chúng ta phải sống một cách khoa học, sinh hoạt hàng ngày theo một thời gian biểu có sẵn, nên hạn chế việc ngủ không đủ giấc. Bởi vì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc của con người. Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, tâm trạng buồn phiền. Vì thế để các dây thần kinh khỏe mạnh thì bạn nên đi ngủ trước lúc 11h đêm. Thứ hai bạn phải rèn luyện sức khỏe của bản thân thông qua các bài tập thể dục hàng ngày. Tùy vào lứa tuổi, điều kiện kinh tế, thời gian mà bạn nên vận dụng các bài tập thể dục đơn giản nhẹ nhàng nhất. Thứ ba bạn phải có chế độ ăn hợp lý, không nên ăn các loại thức dầu mỡ, thức ăn nhanh rất có hại cho sức khỏe. Và nên ăn các loại rau xanh, bổ sung vitamin. Thứ 4 quan trọng nhất đó là luôn giữ cho mình một tinh thần luôn vui vẻ, hạnh phúc, không nên suy nghĩ quá tiêu cực. Có những biện pháp xả stress hợp lý giúp bạn có thể yêu đời hơn.

Và khi có ai đó hỏi bạn: liệu con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy thì bạn đã có thể chắc chắn trả lời đáp án của câu hỏi này là 31 đôi chưa? Như vậy với 31 đôi dây thần kinh tủy thì nó đã có thể điều khiển hoạt động cảm giác của các bộ phận trên cơ thể con người rồi. Hiện nay có rất nhiều loại bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm,..Và có rất nhiều loại bệnh khác gây ra nhiều điều nguy hiểm cho cơ thể con người. Vì thế bạn hãy bảo vệ bạn thân mình tránh những căn bệnh hay những việc làm gây tổn thương đến các dây thần kinh. Bởi hệ thần kinh là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, nó có mặt khắp mọi người, điều tiết đế những hoạt động cảm xúc của con người. Và có thể nói nó là bộ phận không chế phần thân xác của con người. Vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp nhằm bảo vệ dây thần kinh của bản thân mình. Hãy ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh hay suy nghĩ tích cực, yêu đời hơn sẽ giúp bạn có được những dây thần kinh mạnh khỏe hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc giữ gìn sức khỏe của mình. Và hãy nhớ để lại lời bình luận vào phía dưới bài viết sau khi đọc xong nhé mọi người. 

Dây thần kinh tủy sống là một phần không thể thiếu của hệ thần kinh. Nó chi phối nhiều cảm giác và vận động của một phần cơ thể. Khi bị tổn thương các dây thần kinh này, chất lượng cuộc sống của con người bị suy giảm đáng kể. Vậy dây thần kinh này có cấu trúc và chức năng ra sao? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Dây thần kinh tủy sống là gì?

Dây thần kinh tủy sống còn được gọi là dây thần kinh sống. Đây là một loại dây thần kinh hỗn hợp. Nó được cấu tạo bởi sự kết hợp từ rễ sau và rễ trước của các sợi thần kinh. Trong cơ thể của chúng ta, hệ thần kinh là cơ quan có tính phân hóa cao nhất. Hệ thần kinh của con người có dạng ống. Nó phân chia thành mạng lưới đi khắp cơ thể.

Dây thần kinh tủy sống

Hệ thần kinh được chia thành 2 nhóm chính. Đó chính là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Trong đó:

  • Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ và tủy sống.
  • Hệ thần kinh ngoại biên gồm: 31 đôi dây thần kinh tủy sống, 12 đôi dây thần kinh sọ và các hạch thần kinh.

Các đôi dây thần kinh tủy sống có vị trí xuất phát từ tủy sống. Sau đó, chúng rời khỏi ống sống thông qua các lỗ gian sống. Dây thần kinh sống được phân loại và gọi tên theo các đốt sống có liên quan, bao gồm:

  • 8 đôi dây thần kinh sống cổ.
  • 12 đôi dây thần kinh tủy ngực.
  • 5 đôi thần kinh tủy thắt lưng.
  • 5 đôi thần kinh tủy cùng.
  • 1 đôi thần kinh tủy sống cụt.
12 đôi dây thần kinh tủy ngực

2. Cấu trúc của dây thần kinh tủy sống

Cơ thể của chúng ta có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy gồm có:

  • Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống thông qua rễ sau, còn gọi là rễ cảm giác. Rễ sau sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về thần kinh trung ương.
  • Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống thông qua các rễ trước, còn gọi là rễ vận động. Rễ trước sẽ truyền xung vận động từ thần kinh trung ương đến các cơ quan đáp ứng.
Nhóm sợi thần kinh vận động

Chính các nhóm sợi có liên quan đến các rễ này sẽ đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp nhau. Tiếp theo, hai nhóm sợi này đã nhập lại và tạo thành dây thần kinh tủy.

-->-->

Các dây thần kinh tủy là loại dây hỗn hợp. Rễ trước sẽ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan đáp ứng. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.

Xung động thần kinh

Bên cạnh đó, một số nhánh trước của dây thần kinh tủy sẽ đan chéo lại với nhau. Chúng hợp thành các đám rối thần kinh có chức năng chi phối cảm giác và vận động của nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Bao gồm các đám rối như: đám rối cổ, cánh tay và thắt lưng cùng.

Các đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động của tay, vai và ngực. Trong khi đám rối thần kinh thắt lưng cùng sẽ chi phối thần kinh ở khoang sau phúc mạc. Đồng thời, nó chi phối cảm giác và vận động của chậu hông và chân.

4. Nguyên nhân dây thần kinh tủy được gọi là dây pha

Sở dĩ dây thần kinh tủy được gọi là dây pha bởi vì chúng làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. Trong đó, 1 chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương. Chiều còn lại truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến các cơ quan đáp ứng. Tất cả hợp thành một phản xạ khép kín.

Dây thần kinh tủy được gọi là dây pha

5. Đôi điều về phản xạ tủy

Các dây thần kinh tủy sống góp phần quan trọng trong vòng phản xạ khép kín của tủy sống. Những phản xạ quan trọng của tủy sống bao gồm:

-->

Có tác dụng giúp cho cơ duy trì một trương lực nhất định. Mục đích là để khi có kích thích, các cơ sẽ co nhanh chóng và có độ nhạy cao. Bộ phận nhận cảm của cung phản xạ này chính là thoi cơ. Nó nằm ngay trong sợi cơ.

Loạn trương lực cơ là rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh, gây co tắt không kiểm soát ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Đọc thêm: Loạn trương lực cơ và những điều cần biết

Phản xạ trương lực cơ

Khi cơ có khuynh hướng giãn ra thì thoi cơ sẽ bị kích thích. Xung động truyền về tủy sống lên thần kinh trung ương. Đồng thời, từ đây có luồng xung động truyền ra có tác dụng điều chỉnh trương lực cơ.

5.2. Các phản xạ thực vật

Tủy sống kết hợp với dây thần kinh tủy có vai trò chủ yếu trong một số phản xạ thực vật như:

  • Phản xạ bài tiết mồ hôi.
  • Phản xạ tiểu tiện, đại tiện.
  • Các phản xạ của các cơ quan sinh dục…
Phản xạ bài tiết mồ hôi

5.3. Phản xạ gân

Đây là một loại phản xạ rất quan trọng. Nó hỗ trợ các bác sĩ trong vấn đề chẩn đoán những bệnh lý thuộc hệ thần kinh. Phản xạ này có bộ phận nhận cảm là gân. Khi gõ vào gân thì cơ tương ứng sẽ co lại. Dựa vào sự rối loạn phản xạ gân, các bác sĩ có thể chẩn đoán xác định vị trí tủy sống bị tổn thương.

Phản xạ gân gối

Ngoài ra còn có phản xạ da. Phản xạ này cũng có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán tương tự như phản xạ gân. Một số khu vực da thường được thăm khám như: da bụng trên, giữa, dưới và da bìu.

Nói tóm lại, dây thần kinh tủy sống là một yếu tố quan trọng thuộc hệ thần kinh của con người. Nó chi phối rất nhiều cảm giác và vận động của cơ thể. Đồng thời, nó hỗ trợ cho chức năng phản xạ. Bất kỳ sự tổn thương hoặc thoái hóa nào của dây thần kinh tủy sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Video liên quan

Chủ Đề