Kiểm định chất lượng hàng hóa là gì

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa cần thực hiện với các sản phẩm xuất nhập khẩu để đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn được phép lưu hành trên thị trường. với mọi hàng hóa để cần phải tuân thủ các quy trình chất lượng sản phẩm nhằm đẩm bảo an toàn với người dùng. Do đó, bất kỳ một sản phẩm mới khi vào thị trường nào đều cần được tiến hành kiểm định, khi đủ các tiêu chuẩn đề ra sẽ được phép lưu thông.

  1. Điều kiện hàng hóa nhập khẩu:
  • Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
  • Đối với những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn [là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển. lưu trữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường] thì:
  • Phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn ký thuật tương tứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc thừa nhận.
  • Hoặc nếu không thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
  • Phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung:
  1. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
  2. Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
  1. Hồ sơ để thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa

  • Hồ sơ để thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
  • Thủ tục thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
  • Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhanh gọn, chính xác
  • Kiến thức về Quy trình kiểm định xe nâng hàng
  • Dịch vụ chứng nhận hợp quy giấy
  • Chứng nhận Iso cho công ty xây dựng

Hồ sơ tiến hành Quy định kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra cấp Nhà nước về chất lượng của hàng hóa [có mẫu]
  • Bản sao công chứng các chứng chỉ chất lượng hàng hóa, sản phẩm
  • Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập sản phẩm, hàng hóa
  • Hóa đơn. Vận đơn
  • Tờ khai của hàng hóa, sản phẩm
  • Giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa
  • Bản mô tả hoặc hình ảnh sản phẩm, hàng hóa
  • Mẫu mã sản phẩm, hàng hóa có dấu hợp quy hoặc nhãn phụ
  • Bản sao hợp đồng cũng danh mục hàng hóa theo hợp đồng.
  1. Thủ tục thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký của sản phẩm tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm bản đăng ký, hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa và các tài liệu liên quan.

Cơ quan thẩm quyền xem xét toàn bộ hồ sơ để xem tính hợp lệ của giấy tờ cũng như đơn vị cần kiểm tra hàng hóa.

Cùng với đó tiến hành kiểm tra các sản phẩm hàng hóa theo các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp; nhãn hàng; dấu hợp quy, hợp chuẩn và toàn bộ tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa đó. Lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm và tiến hành thử nghiệm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố, áp dụng hoặc tương đương.

Tiến hành thông báo kết quả chính xác cho đơn vị làm thủ tục thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa. Với hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, cơ quan thẩm quyền sẽ xác nhận để đơn vị làm thủ tục hải quan cho sản phẩm, hàng hóa lưu thông.

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn, sẽ được báo cáo tới cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp cao và thông báo cho hải quan cũng như đơn vị là thủ tục để giải quyết.

Nguồn: Sưu tầm.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu là quá trình xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa bởi các cơ quan chức năng theo các quy chuẩn kỹ thuật chất lượng tương ứng mà Nhà nước đã quy định trước khi lưu thông trên thị trường.

Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:

  • Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
  • Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn được quy định như sau:

  • Bộ lao động - Thương binh & Xã hội chịu trách nhiệm đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  • Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm. Nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, đê điều.
  • Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải.
  • Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương. Các hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
  • Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Bộ Quốc phòng kiểm tra các phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng.
  • Bộ Công an kiểm tra các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ.

Thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện qua các bước sau:

  • Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan tại phòng tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Cục an toàn lao động
  • Đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu tại tổ chức có chức năng chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy được Nhà nước chỉ định.
  • Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy thực hiện công tác kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và ban hành chứng thư kiểm tra
  • Tái xuất các sản phẩm, hàng hóa nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu

Hồ sơ phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu

Khi đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu phải cung cấp các hồ sơ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Hợp đồng [Contract]
  • Danh mục hàng hóa [Packing list] kèm theo hợp đồng
  • Hóa đơn [invoice]
  • Vận đơn [Bill of Lading]
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ [C/O - Certificate of Origin]
  • Giấy chứng nhận chất lượng [C/Q - Certificate of Quality]
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
  • Ảnh hoặc tài liệu mô tả hàng hóa nhập khẩu
  • Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy
  • Nhãn phụ [nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định]

Các bài viết liên quan

  • Kiểm định an toàn
  • Dịch vụ kỹ thuật
  • Kiểm định nồi hơi
  • Kiểm định bình chịu áp lực
  • Kiểm định thang máy
  • Kiểm định xe nâng hàng

Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn [SITC] là đơn vị được nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định an toàn và chứng nhận chất lượng sản phẩm.

LIÊN HỆ

Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn [SITC]

36/50A Đường Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. HCM

TPHCM: 702A - Tầng 7, Toà nhà Centre Point 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q.Phú Nhuận, TP. HCM

Hà Nội: B10, TT2, khu đô thị Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Mobile: 0918 711 674

Tel: [028] 6676 0055

© Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn [SITC], 2021

Sitemap

Terms & Conditions

Privacy

Chủ Đề