Hướng dẫn đo cáp quang

I. Giới thiệu về máy đo quang OTDR Yokogawa AQ7280

Máy đo OTDR cáp quang Yokogawa AQ7280là dòng sản phẩm cao cấp có tính tùy biến cao nhất trong tất cả các dòng sản phẩm của Yokogawa. Máy hoạt động trên nền tảng modular platform có thể tạo nhiều tùy chọn phù hợp với các ứng dụng đo kiểm từ các hệ thống mạng cơ bản đến các hệ thống đường trục, core, metro, access, FTTH.

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo OTDR Yokogawa AQ7280

Với 35 năm kinh nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm đo OTDR, Yokogawa đã không ngừng cải tiến, nâng cấp thêm các tính năng đa tác vụ [Multi-tasking] cho phép việc đo kiểm đông thời 4 sợi quang riêng biệt. cùng với đóAQ7280còn được trang bị màn hình cảm ứng dạng biểu tượng rất thân thiện cho phép người dùng thao tác một cách dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.

AQ7280 được trang bị bộ pin nâng cấp rất lớn so với model cũ AQ7275 cho khả năng hoạt động liên tục của thiết bị lên tới 15 tiếng đồng hồ. Sau đây à hướng dẫn cách sử dụng AQ7280:

Cấu tạo, các phím chức năng của máy đo điểm đứt cáp quang AQ7280

Mặt trước của thiết bị:

  1. Màn hình LCD: Nơi hiển thị đồ hình sợi quang,các thông số đo và kết quả đo.
  2. Phím ESC: Dùng để huỷ lệnh vừa thao tác hoặc trở về trạng thái trước đó.
  3. Phím FILE: Dùng để thao tác với các FILE dữ liệu [lưu FILE, xoá FILE, mở FILE].
  4. Đèn nạp ác quy LED CHARGE: Đèn sáng khi ác quy được nạp, đèn tắt khi ác quy đựoc nạp no. Đèn nhấp nháy khi ác quy yếu.
  5. Đèn POWER LED: Đèn sáng khi bật máy. Trong trường hợp xạc ác quy, nếu ác quy không đủ điện, đèn sẽ chuyển từ xanh sang đỏ.
  6. POWER Switch: Công tắc Bật / Tắt nguồn cho máy.
  7. Phím AVERRAGE: Dùng để Bật / Tắt chế độ lấy trung bình.
  8. Phím REAL: Dùng để Bật / Tắt chế độ đo thời gian thức Real Time.
  9. Phím SETUP: Dùng để thiết lập điều kiện cho một bài đo.
  10. Phím ARROW:Dùng để di chuyển đồ hình tăng giảm kích thước đồ hình hoặc thay đổi giá trị nhập.
  11. Phím ENTER: Dùng để xác nhận giá trị giữ liệu nhập.
  12. Phím SCALE:

Mặt sau của thiết bị:

  • Optical Adapter: Đầu chuyển đổi quang. Dùng để nối sợi quang cần đo
  • Nắp đậy cho bộ chuyển đổi quang: Dùng bảo vệ đầu chuyển đổi quang khi không tiến hành đo.
  • Nắp đậy cho module tuỳ chọn
  • Vị trí lắp module tuỳ chọn khác của máy
  • Cổng giao tiếp cho các bộ phận mở rộng tính năng của máy
  • STAND: Chân máy, dùng để đứng khi thiết bị đặt trên mặt bằng.

Trên đỉnh của thiết bị

  • Vị trí lắp module tuỳ chọn khác của máy
  • Optical Adapter: Đầu chuyển đổi quang. Dùng để nối sợi quang cần đo
  • DC Power Connector: dùng cắm nguồn AC Adapter
  • Power Switch: công tắc tắt/bật nguồn cho máy
  • USB Port [ 2 cổng loại dẹt ]: cổng USB để cắm bộ nhớ USB
  • USB mini connector: dùng kết nối máy tính.

Bên cạnh của thiết bị

  • Optical module cover: nắp che module quang
  • Battery pack selection: dùng chọn ắc quy

Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo AQ7280

  • Pin sạc
  • AC Adapter
  • Dây đeo máy
  • CD Hướng dẫn sử dụng

Phụ kiện lựa chọn:

  • Module đo quang
  • Đầu nối quang
  • Túi mềm đựng thiết bị

II. Ý nghĩa mỗi phần của đồ hình trên Yokogawa AQ7280

  • Near end: Đầu gần, tương ứng với vị trí nối cáp với thiết bị đo và vùng lân cận.
  • Far end: đầu xa, tương ứng với đầu cuối của cáp quang và vùng lân cận
  • Splice loss: là suy hao mối hàn, xuất hiện tại điểm hàn

  • Refelection: sự phản xạ, xuất hiện nơi cáp quang được nối với nhau bởi connector, hoặc nơi cáp quang bị cắt. Mức phản xạ được đo bởi suy hao phản xạ.

III. Các bước tiến hành đo AQ7280:

Bước 1: Bật nguồn

  • Đấu AC adapter vào thiết bị đo
  • Cắm phíc AC adapter vào nguồn điện 220VAC, 50Hz
  • Bật công tắc nguồn [ ON ]: Lúc này đèn POWER LED sẽ sáng.

Bước 2: Thiết bị khởi động

  • Khi thiết bị khởi động thì trên màn hình xuất hiện cửa sổ hiển thị: Top menu[menu], OTDR[F1], Power monitor[F2], Light Source[F3], One Button[F4].

Bước 3: Đấu cáp sợi quang vào thiết bị đo [khéo léo và cẩn thận cắm theo chiều thẳng đứngtránh là nứt vỡ optical adapter quang]

  • Kiểm tra loại đầu nối quang. Cần đảm bảo rằng loại đầu nối quang của cáp cần đo cùng chủng loại với Adapter của máy [ hiện đang dùng là FC/PC ]
  • Lau đầu connector của cáp cần đo
  • Mở lắp đậy connector adapter của AQ7280
  • Lắp connector của cáp vào, chú ý lắp đúng rãnh của adapter
  • Xoay connector theo chiều kim đồng hồ

Bước 4: Cài đặt thông số đo cho tuyến cáp

  • Nhấn phím Setup trên máy lúc này trên màn hình hiển thị các ô tương ứng với các phím từ F1 F5 tương ứng với các ô trên màn hình

  • Wavelength: Cài đặt bước sóng
  • Distance range: Cài đặt dải khoảng cách đo
  • Pulse width: Cài đặt độ rộng xung
  • Attenuation: Cài đặt suy hao
  • Sample interval:
  • Avg method: Hi-Speed.
  • Avg Unit: chọn theo đo thời gian hoặc theo hàm số mũ.
  • Avg Duration: là đơn vị theo thời gian hoặc theo hàm mũ tương ứng với Avg Unit
  • Event Search: Auto [tự động], Normal[chọn lỗi sự kiện bằng tay]
  • Auto Save : Tự động lưu bài đo hoặc lưu sau khi đo.
  • Fiber-in-Use Alarm: Cảnh báo cáp
  • Filter: Cài đặt bộ lọc
  • Plug Check: tự kiểm tra chất lượng đầu nối connector vào máy

Analisys Setup:

  • IOR: Chỉ số chiết suất của sợi quang.
  • Back scatter level: Cài đặt mức công suất tán xạ ngược
  • Method[Event]: Cài đặt phương pháp đo [LSA]
  • Splice loss : Cài đặt mức suy hao mối hàn
  • Return loss: Cài đặt mức suy hao phản hồi
  • End of Fiber: Cài đặt ngưỡi cuối cáp

Bước 5: Tiến hành đo

Có thể lựa chọn hai chế độ đo:

Chế độ do thời gian thực REAL TIME.

  • Chỉ cần bấm phím Real Time trên máy là thiết bị đã tiến hành đo cáp trong thời gian thực. Khi đó trên màn hình hiển thị biểu tượng nguồn phát quang đang ở chế độ ON. Muốn tắt chế độ đo Real Time ta lại bấm phím Real Time lần nữa.

Chế độ đo lấy trung bình:

  • Chế độ đo lấy trung bình lấy kết quả từ mỗi một lầm phát xung, tính toán kết quả thu được cho tất cả các lần phát xung và sau đó lấy trung bình và đưa ra kết quả hiển thị:
  • Chỉ cần bấm AVE là máy bắt đầu thực hiện đo trung bình và hiển thị kết quả trên màn hình.

Trong trường hợp kết quả trên màn hình có nhiều nhiễu thì dùng chức năng lọc Filter để lọc nhiễu.

Bước 6: Kiểm tra dữ liệu đo

Sau khi tiến hành đo thì máy sẽ thực hiện đo và hiển thị kết quả trên màn hình. Kết quả bao gồm:

  • FAULT EVENT: hiển thị số sự kiện có giá trị suy hao mối hàn hoặc suy hao phản hồi lớn hơn giá trị ngưỡng
  • EVENT No.: hiển thị số sự hiện theo thứ tự từ đầu cáp.
  • DISTANCE [km]: hiển thị khoảng cách từ điểm đầu tới vị trí sự kiện
  • SPLICE LOSS[dB]: hiển thị suy hao của sự kiện. Nó sẽ chuyển sang mầu đỏ nếu suy hao vượt ngưỡng đặt
  • CUMULATI LOSS: hiển thị suy hao tích luỹ từ sự kiện đầu tiên tới sự kiện đang kiểm tra.
  • DB/km: hiển thị giá trị suy hao trung bình trên 1 km.
  • EVENT TYPE: hiển thị loại lỗi

Lỗi suy hao âm: [ khi hai cáp nối với nhau có độ suy hao khác nhau, cáp trước có độ suy hao ít hơn cáp sau]

Lỗi suy hao dương: [ khi hai cáp giống nhau nối với nhau, hoặc khi cáp trước có độ suy hao nhiều hơn cáp sau]

Suy hao phản xạ: khi tại connector hoặc cáp bị gẫy, đầu cuối cáp

Bước 7: Lưu kết quả đo

Sau khi tiến hành đo ta có thể lưu kết quả lại như sau:

* Các bạn có thể lưu trực tiếp từ màn hình cảm ứng phía dưới góc bên phải máy đo PDF, SOR

  • Bấm FILE
  • Bấm F1 để chuyển sang chế độ lưu file
  • Dùng phím quay để chọn chế độ lưu SAVE
  • Ấn ENTER để xác nhận lệnh

Bước 8: Tắt nguồn

Chuyển sang chế độ manual để phân tích chi tiết các dữ kiện:

Ta có thể kiểm tra chi tiết một số thông số sau:

  • Khoảng cách, vị trí của một điểm bất kỳ trên vết đồ hình.
  • Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên đồ hình
  • Suy hao mối hàn
  • Suy hao phản xạ

Xác định vị trí của một điểm bất kỳ trên đồ hình

  • Dùng phím soay để đưa con trỏ tới vị trí cần xác định
  • Số liệu trên màn hình sẽ chỉ ra khoảng cách của vị trí cần xác định

Xác định khoảng cách giữa hai điểm

  • Bấm phím Menu để chọn MARKER nhấn F1
  • Chọn 2 Point Markers [F2]
  • Dùng phím soay để đưa con trỏ tới vị trí ban đầu
  • ấn phím F1, Marker 1 sẽ đánh dấu vị trí trên
  • Dùng phím soay để đưa con trỏ tới vị trí tiếp theo
  • ấn phím F2, Marker 2 sẽ đánh dấu vị trí đó.
  • Khoảng cách giữa hai điểm 1 và 2 sẽ hiển thị trên màn hình

IV. Cách đặt tên cho File và lưu File

1. Đặt tên cho file [có thể thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng]

Ta có thể đặt tên cho tuyến cáp đang đo bằng cách làm theo các bước sau

  • Sau khi thực hiện phép đo
  • ấn phím File để chọn File cần đặt tên
  • ấn phím F1 [ RENAME ] để đặt tên cho file
  • Nhập các chữ và ký tự theo tên của file từ phím soay và ENTER.
  • Kết thúc ấn tiếp SEVE [F5] để xác nhân tên

2. Lưu file vào bộ nhớ [có thể thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng]

  • ấn phím FILE để đưa vào thư mục làm việc với các FILE
  • ấn phím F1 [ Action ] để vào các lựa chọn:
    • SAVE: Lưu file
    • LOAD: mở file
    • DELETE: xoá file
    • COPY: sao chép file
    • RENAME: Đổi tên, thay tên mới, đặt tên mới
    • Make Folder: Đặt folder mới
    • Deletefolder: Xoá Folder
    • Copy Folder: Copy 1 Folder
    • Chúng ta chọn SAVE bằng các phím mũi tên
    • Ấn ENTER để chọn SAVE
    • Máy sẽ hiển thị một số lựa chọn khi lưu file như:
      • Action [Save]: F1
      • FILE TYPE [F2]: loại file dùng để lưu.
      • DRIVE [ổ nhớ ]: gồm các lựa chọn như: bộ nhớ trong máy External, ổ USB.
      • FileNameSetup: Chọn ổ lưu giữ
      • SAVE: F5[lưu kết quả đo].

Chúng ta lựa chọn các tuỳ chọn trên bằng phím mũi tên sau đó ấn ENTER để xác nhận lệnh.

  • ấn F5 để Save giữ liệu.
  • Kế tiếp ấn F1 di chuyển con trỏ tới RENAME để thay đổi tên cho File định đặt tên.

Bài viết cùng chuyên mục:

Video liên quan

Chủ Đề