Hướng dẫn câu cá chép

Cách tìm cá chép để câu

Rất nhiều cần thủ chuyên câu cá chép bỗng một ngày chán câu chúng trong các hồ câu dịch vụ, bởi “câu lâu thành tinh”, họ đã dần thuộc hết những đặc tính của loài cá này trong các hồ câu, từ vị trí đàn cá, kích cỡ hay trọng lượng, chỉ cần nhìn là chỉ được con cá chép đang nằm đâu rồi, hay câu chép trong hồ này thì phải dùng mồi này, mồi kia…Sau khi chán câu hồ, thì điều tất yếu cần thủ sẽ dần tiến ra các khu vực câu cá tự nhiên. Và tất nhiên các cần thủ gặp ngay trở ngại đầu tiên: tìm cá chép ở đâu bên ngoài thiên nhiên rộng lớn thế kia?
Câu trả lời quả thật sẽ không quá khó nếu cần thủ nắm được một số kiến thức về các loài động vật sinh sống trong tự nhiên. Giờ thì tìm hiểu qua 1 ít về đặc tính sinh sống của cá chép đã. Từ đó sẽ đúc rút ra được những nơi có thể có cá chép.

Đặc tính sinh học của cá chép

Cá chép cũng giống rất nhiều loài cá khác, đó là chúng thường hoạt động nhiều lúc nước ấm lên và hoạt động ít đi vào những thời điểm nhiệt độ nước hạ dần.Tại các nước châu Á, cụ thể tại Việt Nam, thời điểm cuối tháng 10 nhiệt độ nước bắt đầu tăng, nhiệt độ nước tuyệt vời để đi câu cá là từ 24 độ đến 32 độ C, các loài cá chép bắt đầu lộ diện để đi săn mồi, vì đây cũng là thời điểm nhiều loài cá nhỏ khác ra ngoài để đi kiếm ăn. Và ngoài ra thời gian này cũng là thời gian loài cá chép tích trữ năng lượng để chuẩn bị cho mùa giao phối và sinh sản vào tháng 11-12. Sau thời gian này thì cần thủ đừng mong ngóng chuyện câu được cá chép, bởi chúng gần như không đi tìm kiếm mồi nữa.  Đến cầu xuân chúng lại kéo nhay từng đàn từng đàn để tìm kiếm thức ăn.
Đến hè, loài cá chép bị ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ nước, thời điểm hè, nhiệt độ ước khá cao ảnh hưởng đến tiêu hóa của chúng,, vì thế chúng ăn rất ít và thường chỉ đi ăn lúc trời dịu đi, tức chiều tối hay đêm.

Tìm cá chép ở đâu?

Câu hỏi chính của vấn đề là đây, và câu trả lời là đây: Nghĩ thử xem, khi đói những con cá chép đi đâu? Chúng sẽ thường đến những nơi mà chúng thường tìm thức ăn, những nơi tập trung nhiều loại thức ăn khoái khẩu như ấu trung của muỗi, những côn trùng như giun, dế hay các loài giáp xác như ốc, hến, tôm…Khi mùa xuân đến, các loài cá tập trung lại thành các đàn chép kéo nhau đi khắp mọi nơi để tìm kiếm thức ăn. Nơi chúng thường đến có độ sâu vừa phải, từ 1m5 đến 2m5, bởi ở những nơi này có ảnh sáng mặt trọng, tạo môi trường cho các loài thủy sinh sinh sôi nẩy nở nhanh chóng.Đồng thời vào các tháng 11-12 thì là thời điểm cá chuẩn bị cho mùa sinh sản, chúng sẽ tìm kiếm những nơi có bèo, sen, cỏ cao… trong nước  để sinh sản.

Để câu được cá chép thì ngoài làm mồi chuẩn thì bạn phải biết về thời tiết, địa điểm và kỹ thuật câu. Những yếu tố này rất quan trọng để để bạn có thể đưa được cá chép lên bờ. Ở đất nước ta có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, và tùy vào mỗi mùa thì đặc tính ăn mồi, đi ăn của cá chép cũng khác nhau tùy theo từng mùa. Nói về kinh nghiệm kỹ thuật thì có vô số các cao thủ, nhưng đây là những kiến thức mà admin học hỏi và sưu tầm được từ các cao nhân muốn chia sẻ đến các cần thủ.

1. Đặc tính cá chép:

Chép là một trong những loài cá vua, rất tinh khôn, và sống rất thọ. Có những cần thủ săn được chép cụ lên tới vài chục cân ở sông đà, hay các hồ tự nhiện lâu năm. Vì vậy chắc cần thủ nào cũng biết được độ tinh khôn của chúng.

Chúng có tuổi thọ cao, độ dài tối đa lớn, cân nặng tối đa khoảng trên 40 cân. Chúng thường sống thành đàn, khoảng 5 đến 7 con. Sống trong nhiệt độ lý tưởng từ 3 đến 24 độ C. Chúng sống trong nơi có nhiều rong rêu, các loại thủy sinh, côn trùng. Và có một điểm rất thú vị về những con chép lớn, chúng thường thích ăn ốc, điều này thì Admin đã kiểm chứng bằng cách mổ bụng chép mua ngoài chợ, xem bên trong ruột của chúng chủ yếu là ốc con, ốc xanh loại nhỏ. Vì vậy đây là một trong những đặc tính mồi rất quan trọng cho các cần thủ.

Bạn có để ý cá chép có bộ râu? bộ râu này có độ nhạy cảm và bắt tín hiệu rất cao, chính vì vậy khi chúng lùng xục dưới đáy sông, đáy hồ mà bộ râu này có công dụng cực cao khi chép tìm mồi. Bên cạnh bộ râu đó, khứu giác của chép cũng rất phát triển, đó là những đặc tính mà phù hợp với đặc tính ăn đáy của loài chép. Cá chép chịu được ở mức nước sâu với hàm lượng oxi thấp, và ít kiếm ăn khi nhiệt độ thấp dưới 5 độ C.

2. Thời tiết đẹp cho câu chép với từng mùa:

a. Câu cá chép vào mùa Xuân, Hè

Đây là hai mùa mà không chỉ cá chép mà tất cả các loài cá đều phàm ăn và phát triển mạnh. Nhưng câu chép hiệu quả nhất vẫn là vào sáng sớm và chiều tối. Tránh câu lúc nắng nóng, vì nhiệt độ cao cá sẽ ít ăn hơn. Mùa xuân là mùa sinh sản, vì vậy chép hay vào gần bờ. Vì vậy các cao thủ có câu, tháng 8 câu xa, tháng 3 câu gần là vì lẽ này.

b. Câu cá chép vào mùa Thu

Mùa thu thời tiết hơi se lạnh, cá ít ăn hơn nhưng vẫn có thể đi câu vào sáng sớm hay chiều tối để đạt được hiệu quả cao.

c. Câu cá chép vào mùa Đông

Mùa đông là mùa chép ăn mạnh nhất, vì vậy các cần thủ hay săn hàng vào mùa này. Tất nhiên trừ những hôm quá lạnh, nhiệt độ quá thấp dưới 5 độ C.

3. Địa điểm câu chép theo mùa

a. Mùa Xuân, Hạ

Mùa kiếm ăn của cá nên cá chép bạo dạn hơn khi kiếm ăn.

  • Những đàn cá chép thường tập trung ở những xoáy hõm gần cửa cống xả nước, hay những cửa cống vào nước trong hồ một số anh em còn tạo ra những hõm xoáy để cho cá đứng.
  • Khu vực gần cửa cống có cỏ nước cũng là chỗ đứng cho những đàn cá chép trong thời gian này

Mùa Thu

  • Vào mùa này cá chép lại tập trung ở những nơi có dòng chảy chậm, góc khuất và thường khá xa các cửa cống lấy nước vào hồ. Để có một chỗ nước tĩnh cá chép chọn các cọc chìm, chân lều, bãi ngâm gỗ…
  • Khu vực có nhiều lục bình, rau muốn, um tùm cũng là nơi cá chép chú ẩn

Mùa Đông

Với thời tiết này cá chép sẽ thường chọn những vị trí sâu nhất của hồ để nhiệt độ ấm hơn cũng như để nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.

4. Dây và lưỡi nên dùng câu cá chép

Câu cá chép bằng lưỡi lục bạn nên chọn dây nhỏ và mỏng, lưỡi cũng nhỏ vì các giác quan của cá chép rất phát triển nên chúng dễ cảm nhận được nguy hiểm ở gần, nhất là những chú cá chép đã từng chết hụt một lần. Với lưỡi đơn cũng vậy nên chọn dây cước nhỏ và lưỡi nhỏ để cá bạo dạn hơn trong việc ăn mồi.

5. Dấu hiệu khi cá chép vào ổ thính

Bạn sẽ thấy những đám bọt nhỏ sủi tăm đó là dấu hiệu cá chép đang chạy về ổ thính của bạn. Một số cao thủ có thể nhìn đám bọt và đoán được chính xác trọng lượng của cá

6. Cách dòng cá chép

Do cước nhỏ nên bạn cần phải khá nắn lót khi dòng cá phòng trường hợp mất cả trì lẫn trài, cố gắng không để cá chui vào khu vực cọc lều hay đám rau muống vì đều có thể gây cọ đứt cước.

Chúc các bạn lên nhiều chép đẹp nhé.

Cá chép là loại cá tinh khôn, “khó dụ” nhất trong các loài cá nước ngọt.  Vì vậy để tóm được những con chép trên 1kg quả là một chiến công vang dội của các cần thủ.

Trước khi “đi đánh trận” đòi hỏi “các chiến binh sông nước” phải trang bị cho mình những “vũ khí”, những “bí kíp chiến thuật”, những cái nhìn bao quát về đối thủ.

Thật may mắn cho các bạn khi đọc bài viết này của chúng tôi. Bởi vì đây là quá trình tổng hợp, tích lũy kinh nghiệm đáng quý qua nhiều năm của các “cựu cần thủ” với danh hiệu “ Bàn Tay Vàng”:

Hình 1:Cá chép là loại cá tinh khôn, “khó dụ” nhất trong các loài cá nước ngọt. 

1. Chọn địa điểm câu:

Theo các “cựu cần thủ” thì đầu tiên chúng ta phải chọn địa điểm câu có nhiều chép: ổ của chép thường là vùng nước yên tĩnh [ ít chảy ] gần nơi có đá gầm, cọc tre, đám lục bình rộng, độ sâu nước từ 1,5 - 3 m, gần các nguồn thức ăn. VD: bến sông. Chân cầu, cửa cống..vv

Hình 2: Vùng nước yên tĩnh gần các nguồn thức ăn là nơi trú ngụ của chép 

2. Hiểu được tập tính ăn mồi của chép

Hình 3: Chép ăn mồi rất chậm,  chỉ nhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩn mới nuốt

Chép ăn mồi thường khi các loài cá khác đã ăn chán chê và bỏ đi, chép ăn mạnh nhất vào thời gian từ 15h đến 19h30, cảm nhận khi chúng ăn chúng sẽ nhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩn chúng sẽ nuốt [ rút hay bềnh phao ] nếu mồi ko chuẩn thì chúng chỉ nhấm 1 chút là bỏ đi ngay.

Chép ăn mồi rất chậm chạp, bình tĩnh, đặc biệt chép to, nếu chúng cảm thấy nguy hiểm là ko ăn mồi [ dù nó đang rất đói ] chúng rất tinh để phát hiện ra thấy mồi của chúng ta ko chuẩn, cước quá to, lưỡi chùm [ lục ] hay cục mồi lăng xê quá khủng đều làm chúng sợ, và bỏ chạy.

Hình 4: Mồi có mùi thơm như mít chín, vị hơi chua, mịn mới dụ được chép

Vậy như thế nào là mổi “chuẩn” của chép?

Hiện nay nhiều người câu chép hay tự chế mồi, hoặc dùng mồi TQ, [ tuy nhiên Mồi trung quốc có chứa thành phần chất gây hại, ta câu nên về làm ko sạch dễ bị nhiễm độc khi ăn cá ] hoặc mồi thông thường trên thị trường, chép vẫn ăn nhưng độ nhạy ko cao.

Ta có thể tự chế mồi câu chép có thể dùng vật liệu có sẵn như: sữa bột, khoai, bột nếp, đỗ xanh, đỗ tương, bột mì, chuối chín, lạc rang, vừng, mè.....vv.. nhưng rất tốn kém và pha chế cầu kì, lách cách, mỗi lần đi câu pha chế mồi rất mất thời gian, và ít hiệu quả [ chỉ lên một vài những chú chép tai trâu ngờ nghệch ].

Mồi Chép thích ăn nhất: Mồi có mùi thơm như mít chín, vị hơi chua. Mồi phải thật Mịn, thả xuống nước phải tạo màn sương mùi thơm dụ chép.

Khi câu chép bắt buộc phải ném thính vùng dụ chép tập trung đông đúc lại như kiểu nhà có đám để dễ câu chúng, thính vùng cũng rất quan trọng ko kém mồi câu. 

Hình 5: Mồi câu thơm, "chuẩn" thì không con chép nào có thể thoát khỏi.

3. Cần câu chép phải thật nhạy

Cần câu chép phải thật nhạy để sao cho khi chép vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100 % khi nào chép đang nhấm thử, khi nào chép đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá nhất.

        Hình 6: Cần câu chép phải thật nhạy để đóng cá chính xác nhất

4. Cách cân phao, chì thật chuẩn

Vì mắt, khứu giác, vị giác của chép rất tinh. câu chì, phao, lưỡi, cước to là dễ móm, tốt hơn bạn nên chọn mua phao, chì, lưỡi, cước chọn loại mảnh, nhỏ nhất.

Hình 7: Phụ kiện câu chép phải có kích thước cực kỳ nhỏ mới mang lại hiệu quả cao.

Cách chọn lưỡi:

Câu Chép lưỡi đơn, lưỡi đôi, thấy hiệu quả hơn câu Lục nhiều, vì đã đóng cá là sẽ lên bờ 98%, còn giật lục rất dễ bong nếu ko biết dòng, mà chép đã 1 con bị dính lục cả đàn sẽ sợ chạy hết trơn, con chép nào bị lưỡi câu lục sượt qua thân mình, thì có chết đói nó cũng không bao giờ quay lại ăn mồi nữa, vì giống Cá Chép khôn nhất trong các loài cá sông. 

Hình 8: Phao câu chép nên chọn phao có độ ổn định cao, tín hiệu báo cá rõ ràng.

Cách chọn Phao:

Chọn cây phao thích hợp cho việc săn chép, chúng ta chỉ cần một cây phao có độ ổn định cao, tín hiệu báo cá rõ ràng. theo thiển ý của mình, mình sẽ chọn phao như sau :

a. Tim phao : tim phao dài, mảnh [thường bằng kim loại]: độ ổn định cao, ít chịu ảnh hưởng của gió. tim phao bằng kim loai ==> nặng, khi cá nâng mồi sẽ làm trạng thái phao ngã ngang rất rõ ràng.


b. Thân phao: thường chọn thân phao hình nêm có phần đầu hơi phình to và thuôn dài về phía chân phao. phần thuôn dài này sẽ giúp phao ít bị ảnh hưởng bởi nước, phao lên xu6o61ng nhẹ nhàng. Phần đầu phình to sẽ làm cây phao dễ bị "ngã ngang" khi viên mồi bị nâng lên. Chất liệu để làm thân phao thường được chọn là cỏ [ mang chì nhiều, giúp cho viên mồi mau xuống điểm câu], gỗ balsa [mang chì vừa phải], lông công [ ....


c. Chân phao: nên chọn loại chân dài, bằng cảbon hoặc kim loại sẽ giúp phao ít chịu tác động của nước, báo tín hiệu rõ ràng.


d. Chiều dài của cả cây phao: tim , thân, chân phao dài sẽ giúp cây phao có độ ổn định cao. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng loại phao dài này được [ hồ sâu khoảng 1m mà dùng cây phao 50cm thì không khả thi]. vì vậy chiều dài cây phao sẽ tùy thuộc vào độ sâu của vị trí buông câu nhé các bạn.

5. Đóng cá đúng thời điểm

Sau khi ném vùng ổ xong, các loại cá khác vào ăn 1 lúc, rồi yên lặng, sau đó ta nhìn thấy phao câu khi nhấp nháy nhè nhẹ thì ta cứ để nguyên vì lúc đó chép đang thử mồi và rất cảnh giác [ nếu giật lúc này, hầu như bị hụt] chỉ khi nào phao rút đi [chép to ăn mồi] hay bềnh lên, đóng là dính cá. Còn nếu mồi ko chuẩn, chép sẽ ko ăn nữa và bỏ đi, mặc dù tăm chép sôi sùng sục [ loại tăm nhỏ, dày, cày theo vệt dài ].

       Hình 9: Đóng cá đúng thời điểm sẽ giúp ban có chuyến câu bội thu

Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết vị trí phao trong mỗi trường hợp như sau:

a. Trước khi mồi câu bị hớp vào miệng cá : Phao sẽ bị lún nhẹ 1 chút , lí do là khi cá mới xà đến cục mồi, sự di chuyển của cá sẽ tạo một số tác động đến môi trường nước xung quanh viên mồi, làm cho viên mồi có thể dịch chuyển hoặc chí ít cũng tác động đến sợ dây link [dây thẻo].


b. Khi viên mồi bị cá hớp vào miệng: viên mồi nằm cách đáy bùn một khoảng nhất định, phao không còn phải mang trọng lượng của mồi nên sẽ nổi lên một khoảng bằng với khoảng cách miệng cá đến đáy bùn. Trường hợp khoảng cách này lớn hơn khoảng cách của thanh quấn chì đến đáy bùn, sẽ làm cây phao không còn phải tải trọng lượng thanh quấn chì ===> không trọng lượng cân bằng, phao bị ngã ngang ra: gọi là bềnh phao. Đây là thời điểm thích hợp để giật cá.


c.Khi viên mồi nằm trong miệng cá và cá tiếp tục di chuyển, hoặc cá cảm thấy được vật cứng trong miệng==> sợ bỏ đi hoặc bị đau ==> bỏ chạy [viên mồi vẫn nằm trong miệng cá]: lúc đó mồi, thanh quấn chì, phao không còn nằm trên một đường thẳng đúng mà là dường nằm nghiêng [giống như cạnh huyền của 1 tam giác vuông vậy]. Tuy nhiên chiều dài từ phao đến lưỡi luôn là hằng số [là cố định], nên phao sẽ bị kéo chìm xuống. Đây là thời điểm giật cá.

Trên đây là những kỹ thuật câu chép cơ bản. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích như trên các bạn sẽ chinh phục dễ dàng “loài cá tinh khôn” này.

Chúc bạn sẽ câu được một rổ chép như những dân câu chuyên nghiệp nhé!

Asun.vn [Tổng hợp]

Bài viết liên quan

Page 2

Lựa chọn cần câu vừa phù hợp túi tiền, vừa chất lượng, vừa phù hợp với mục đích câu cá của mình và vừa đạt được hiệu quả cao.

Sử dụng các “chiến thuật” ném mồi mà Asun.vn chia sẻ sau đây, đảm bảo mục tiêu sẽ khó mà thoát khỏi “bàn tay xạ thủ” của bạn.

Cần câu Surf là loại cần chuyên dụng trong câu bờ biển.Trong câu biển, mục tiêu ở rất xa nên kỹ thuật ném dây cực kỳ quan trọng, nó là điều tiên quyết quyết định đến sự thành công của chuyến câu biển hôm đó.

Ngoài câu cá biển thì câu cá đồng cũng được ngư dân quan tâm . Câu cá đồng cũng đòi hỏi nghệ thuật không kém câu biển. Để có những chuyến đi câu hiệu quả, các ngư thủ nên bỏ túi một số kỹ thuật câu đồng

Nếu bạn muốn thấy hình ảnh cánh đồng lúa dang tay đón gió, cơn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”, “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, chốn quê nên thơ, hữu tình ở "chốn đô thành", thì hãy tận hưởng, thưởng thức các dịch vụ câu cá tuyệt vời sau đây:

Trước khi lâm trận đã dày công luyện bao nhiêu là bí kíp, chiêu thuật, nắm rõ thói quen, tập tục sinh hoạt của địch như trong lòng bàn tay, đầu tư bao nhiêu là thiết bị công nghệ hiện đại nhưng tại sao cá không cắn câu

Muốn đi câu thì điều tiên quyết là bạn phải biết được loại cá bạn muốn câu, chọn đúng thời gian và địa điểm thích hợp, lựa chọn của hàng uy tín để trang bị cho mình túi đồ nghề câu cá chính hãng chất lượng cao, đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Nhận biết tăm cá sẽ giúp bạn biết được khu vực bạn đang câu có loại cá gì, tập tính ăn mồi của nó như thế nào để bạn hành động kéo cần khẩn trương hay từ tốn ngay khi thấy có dấu hiệu mục tiêu đang nằm trong phạm vi phục kích và đang ăn mồi.

Video liên quan

Chủ Đề