Cách đánh chi đầu tượng

Leave a Comment / / By QDN

Sau bài học về đầu tượng vạt mảng, các bạn cùng theo dõi hướng dẫn đánh bóng đầu tượng Nam trung niên.

Video clip hướng dẫn đánh bóng đầu tượng thạch cao Nam trung niên góc chính diện. Ánh sáng lý tưởng trong studio, hướng từ trên xuống chếch một góc 45 độ từ trái qua phải.

Điều kiện ánh sáng lý tưởng sẽ giúp cho các bạn nhận diện các mảng tối sáng rõ nét.

Các điểm cần lưu ý khi lên bóng đầu tượng thạch cao

Sau bước dựng hình đúng tỷ lệ, bố cục tranh không bị lệch, chúng ta cùng xem chi tiết cách lên bóng cho đầu tượng thạch cao.

1. Lên sáng tối lớn

Bao giờ cũng vậy, bước đầu tiên là phải xác định ranh giới sáng tối lớn. Bài này được luyện tập kỹ ở phần tượng vạt mảng. Chúng ta cần xác định rõ các ranh giới này.

Ở đây, ta có thể xác định ranh giới là: hốc mắt; mũi; đầu mũi; cạnh môi dưới. Ngoài ra còn các điểm nhấn để nổi bật khối như: gò má;

2. Lên chi tiết [Hướng dẫn đánh bóng đầu tượng nam trung niên]

Khi nhìn ở xa, các bạn có thể không thể phân biệt được đâu là mảng tối đâu là mảng trung gian. Thế nhưng các bài tập về ngũ quan, Cấu tạo ngũ quan, Tượng vạt mảng đã cho người học kiến thúc đầy đủ về diện và khối.

Lúc này, bạn hãy đánh bóng theo những gì đã được học. Như thế bạn mới thể hiện được khối 3D trên giấy. Các mảng trung gian rất quan trọng.

Đi kèm với các điểm nhấn ranh giới sáng tối, trung gian sẽ đóng vai trò làm nổi khối cho bài vẽ.

Không quên lấy sáng các diện hứng sáng để tạo tương phản sáng tối tốt.

Nhấn bóng đổ.

3. Đặc điểm của tượng

Khi lên chi tiết, chúng ta cần chú ý đến các đặc điểm của nhân dạng để có thể đẹp được bài.

Các đặc điểm như:

  • Mắt to hay nhỏ, bọng mắt to nhay nhỏ, mắt có 2 mí.
  • Độ cao của sống mũi so với hốc mắt.
  • Đặc điểm cánh mũi, đáy mũi, sống mũi, đầu mũi.
  • Gò má, mắt ốm hay mập.
  • So sánh độ lớn môi trên và môi dưới, nhân trung
  • Mép môi xếch.
  • Đầu hói.
  • Đặc điểm tai, dái tai.

Xem thêm các clip khác tại kênh Youtube của Art Land nhé. Link

Bài Viết Liên Quan:

PINTEREST: 87 BÀI VẼ LUYỆN THI KIẾN TRÚC KHỐI V – VẼ ĐẦU TƯỢNG THẠCH CAO

Tag: hoc ve luyen thi tphcm; trung tam day ve tphcm; bai thi ve dau tuong kien truc; luyen thi khoi V, hướng dẫn đánh bóng tượng cơ bản, sách dạy vẽ tượng, video clip dạy vẽ tượng, học vẽ mỹ thuật online, Hướng dẫn đánh bóng đầu tượng nam trung niên

Có nhiều cách đánh bóng đầu tượng khác nhau, theo khối hoặc tả chất, tức là đánh bóng để cho rõ khối hoặc chỉ để tả lên chất liệu thạch cao tùy theo yêu cầu của mỗi trường khi tuyển sinh. - Đánh bóng để lên khối: Thường trú trọng đến diện khối và sắc độ đậm nhạt của khối. Các diện phân tách nhau rõ rệt và không bị dính vào nhau.


Việc diễn đạt mảng bằng độ đậm nhạt của nét cũng rất quan trọng


Mảng ở trong cách đánh bóng theo khối bị chi phối bởi nét đậm nhạt, nếu nét quá đều và cứng sẽ tạo nên sự cứng nhắc, các nét như viền dây thép là điều nên tránh. Tốt nhất các nét nên mềm mại và nên đi nhiều nét, khi đánh bóng nét sẽ chìm vào trong khối và tạo nên mảng [xem hình bên trên ]. Nhiều bạn khi vẽ thường cố viền cho đậm nét lên, mục đích cho mảng tách nhau nhưng đó là cách làm sai lầm.

- Đánh bóng để lên chất thạch cao: Đây là cách lên khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật. Hiệu quả mà nó đem lại về không gian và khối là cực kì tốt. Cách lên khối tả chất ngoài việc lên chi tiết cho tượng thì còn phải lên cả không gian xung quanh [ phần nền bao quanh ]. 


- Kĩ thuật đánh bóng tượng : + Kĩ thuật đánh bóng đan nét: các lớp sắc độ chồng chéo lên nhau tạo độ đậm nhạt mà không bị bết

+ Kĩ thuật đánh bóng 1 chiều: Tất cả các nét đánh bóng  đều theo một chiều, độ đậm nhạt được phủ thêm các lớp theo hướng nghiêng hơn nhưng vẫn theo một chiều nhất định.


+ Kĩ thuật bôi,di, làm nhòe: Áp dụng ở các vùng giao thoa sáng tối, làm cho bước chuyển sắc độ êm và không bị đột ngột

Ngoài ra còn áp dụng trong việc phân tách vùng tối với nền bên ngoài

>>> Xem thêm: Các bước dựng bài tượng thạch cao

Video liên quan

Chủ Đề