Hoàn thành các câu sau theo mẫu câu Ai là gì


4.2.1.2. Dùng một số từ cho sẵn đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

Bài tập 1: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? bác nông dân, lớp 3A, những khóm hoa, em và Lan.

Với bài tập này hướng dẫn học sinh như sau:

- Học sinh nêu yêu cầu của bài là gì?

? Những từ đã cho là những từ chỉ hoạt động, trạng thái hay những từ chỉ sự vật? [ những từ chỉ sự vật]? Vậy nó có thể là bộ phận nào trong câu? [bộ phận trả lời câu hỏi Ai?] và bộ phận các em phải thêm vào là những từ chỉ hoạt động hay hành động của người và những sự vật trên. Hay là các em sẽ phải trả lời câu hỏi làm gì? tương ứng với các từ chỉ sự vật trên.

VD: Bác nông dân làm gì? [Bác nông dân đang gặt lúa hoặc Bác nông dân đang vun từng luống ngô.]

Lưu ý đặt câu phải phù hợp về ngữ nghĩa và phải dùng các từ đã cho. Sau đó cho học sinh làm bài, chữa bài dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý câu phải đúng cấu trúc và phù hợp về nghĩa. Học sinh có thể làm như sau:

Các câu theo mẫu Ai làm gì? là:

Bác nông dân đang cắt lúa.

Lớp 3A đang tập thể dục.

Những khóm hoa nở đỏ rực một góc sân trường.

Em và Lan thường đến thư viện vào các ngày nghỉ.

Bài tập 2: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?: chạy nhảy, học hát, bắt sâu, xuống núi đi ngủ.

Với bài tập này tôi hướng dẫn học sinh như sau:

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

? Những từ đã cho là những từ chỉ gì? [những từ chỉ hoạt động, trạng thái]

? Vậy nó là bộ phận trả lời cho câu hỏi nào? [bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?] và bộ phận các em phải thêm vào là những từ chỉ sự vật, chỉ những hoạt động trên. Hay là các em sẽ phải trả lời câu hỏi Ai [cái gì, con gì]? tương ứng với các từ chỉ hành động trên.

VD: Ai chạy nhảy? [Bé Mai chạy nhảy trên sân; Bạn Nam chạy quanh gốc phượng.]

Ai học hát? [Học sinh lớp 1A đang học hát.....]

Lưu ý đặt câu phải phù hợp về ngữ nghĩa và phải dùng các từ đã cho và phải thêm vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai [cái gì, con gì]? Sau đó cho học sinh làm bài, chữa bài dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý câu phải đúng cấu trúc và phù hợp về nghĩa, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm. Học sinh có thể làm như sau:

Các câu theo mẫu Ai làm gì? là:

Bé Mai chạy nhảy trên sân.

Học sinh lớp 1A đang học hát.

Trong vườn trường, các bạn đang bắt sâu cho cây.

Ông mặt trời xuống núi đi ngủ.

Lưu ý: câu Ông mặt trời xuống núi đi ngủ. Ông Mặt Trời đã được nhân hóa như con người.



4.1.2.3. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?

Bài tập: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

Với bài này phạm vi làm bài được mở rộng hơn, không bắt buộc câu đó phải miêu tả hoạt động hay trạng thái của con người, vật, đồ vật hay cây cối nên học sinh có thể làm tự do chỉ cần hợp nghĩa, đảm bảo cấu trúc câu Ai làm gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học, các căn cứ đã được cung cấp để thảo luận nhóm và làm bài. Khi cho học sinh chữa bài giáo viên cần lưu ý cách trình bày khoa học, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu và câu đó đảm bảo cấu trúc câu kiểu Ai làm gì? và hợp lí về ngữ nghĩa là được và lưu ý những sự vật được nhân hóa.

Một số bài luyện tập:

Bài 1. Đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?

Bài 2. Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

Hoa mai vàng, sân trường, ánh nắng, cánh đồng lúa, học sinh, nở rộ, bơi lội tung tăng, chơi cầu lông, đá bóng.

Bài 3. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả:


  1. Một em nhỏ.

  2. Những cánh buồm.

  3. Một chú công nhân.

  4. Một con vật mà em yêu thích.

  5. Ông Mặt Trời.

Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài, chữa bài khắc sâu kiến thức để các em nhớ thực hành cho tốt. Với bài 3 lưu ý học sinh ngoài yêu cầu đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm nhưng thêm một yêu cầu nữa phải theo đúng chủ đề yêu cầu và sự vật được nhân hóa.

VD: Miêu tả một em nhỏ có thể đặt câu sau:

Em bé đang được mẹ bế.

Em nhỏ đang cho gà ăn .

Em bé cùng mẹ đi công viên.

Kết luận: Để học sinh làm tốt các bài tập trên thì giáo viên cần giúp các em nắm chắc yêu cầu của đề bài rồi nắm vững khái niệm câu kiểu Ai làm gì? Học sinh phải hiểu được bản chất của mẫu câu, nắm được cấu tạo của mẫu câu, biết vận dụng mẫu câu vào nói và viết hàng ngày. Qua đó khích lệ các em hứng thú học tập hơn.

4.2.2. Dạng 2. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để được câu Ai làm gì?

Bài tập: Nối từ ngữ ở cột A với cột B để được câu kiểu Ai làm gì?

A B


Chú chim đung đưa từng chiếc lá

Chị bàng đang làm bài

Bạn Mai hót trên cành cây

Bài tập này rất đơn giản vì vế A đều là những từ chỉ sự vật, vế B là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật bên vế A.

Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào căn cứ 3 để làm bài, xác định đúng về nghĩa. Các sự vật có hoạt động phù hợp là được.

VD: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tôi đưa ra một số gợi ý:

- Chị bàng làm gì? [đung đưa từng chiếc lá] cách nối đúng là [Chị bàng đung đưa từng chiếc lá]

- Chú chim làm gì? [Chú chim hót trên cành cây]

- Ai đang làm bài? [Bạn Mai] hoặc Bạn Mai làm gì?

Từ đó học sinh có thể làm bài tốt và có đáp án đúng như sau:

A B

đung đưa từng chiếc lá

Chú chim


Chị bàng đang làm bài

Bạn Mai hót trên cành cây



Lưu ý: Khi làm bài học sinh cần dùng phương pháp thử chọn, hiểu được cấu tạo của câu kiểu Ai làm gì? Và câu phải hợp nghĩa với chủ thể ở cột A để chọn từ ngữ ở cột B cho phù hợp.

4.2.3. Dạng 3: Tìm bộ phận của câu

Bài tập: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai[ cái gì, con gì]?

Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?

a. Mấy chú gà đang mải mê nhặt thóc.

b. Chị gió thổi ào ào, lùa qua những khe cửa.

c. Hôm qua, mẹ dẫn tôi về qua thăm bà ngoại.

d. Vào mùa thu, lá bàng nhảy nhót khắp sân trường.

Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh xác định kĩ 2 yêu cầu của bài, dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý để làm bài. Khi làm bài các em phải xét kĩ từng câu.

Câu a: Mấy chú gà đang mải mê nhặt thóc.

Từ chỉ sự vật đứng đầu câu trả lời cho câu hỏi Ai [cái gì, con gì]? là: Mấy chú gà. Cụm từ chỉ hoạt động của mấy chú gà là đang mải mê nhặt thóc. Nên bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? sẽ là đang mải mê nhặt thóc. Để kiểm tra lại thì đặt câu hỏi: Những chú gà làm gì? [đang mải mê nhặt thóc]. Những con gì đang mải mê nhặt thóc? [Những chú gà]. Sau đó học sinh gạch chân theo yêu cầu của bài.

Các câu còn lại hướng dẫn tương tự.



4.2.4. Dạng 4: Với một số từ ngữ cho trước sắp xếp thành kiểu câu Ai làm gì?

Bài tập: Cho những từ, ngữ sau hãy sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì?

  1. nhặt rau, Lan, giúp, mẹ

  2. con trâu, ngoài đồng, gặm cỏ, đang

  3. ông Mạnh, đến, Thần Gió, nhà

  4. chúng tôi, hóng mát, ngồi, gốc đa, dưới

Với bài tập này giúp học sinh xác định được yêu cầu của đề bài: [với những từ ngữ đã cho hãy sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì? ]

Muốn làm tốt bài tập này các em cần biết mỗi phần đó gồm mấy từ ngữ những từ ngữ đó là từ chỉ gì? [sự vật, con người, đồ vật, cây cối hay từ chỉ hoạt động, trạng thái]. Dựa vào những căn cứ và lưu ý đã cung cấp để các em làm tốt bài tập này.

Với câu a [?] có mấy từ, ngữ? là những từ, ngữ nào? các từ đó chỉ gì? và cho học sinh sắp xếp.

VD như: 1. Lan nhặt rau giúp mẹ.

2. Lan giúp mẹ nhặt rau.

3. Lan đang giúp mẹ nhặt rau.

4. Giúp mẹ nhặt rau Lan.

Sau đó cho các em dựa vào kiến thức đã học xem cấu trúc từng câu và cả về nghĩa để các em xác định câu 1 và 2 là đúng với yêu cầu đề bài, cho các em đặt câu hỏi tìm các bộ phận của câu để kiểm tra lại. Thế còn câu 3 và 4 không đúng yêu cầu đầu bài vì sao? Các em sẽ thấy được câu 3 thừa từ đang nên không hợp lý, câu 4 đủ từ nhưng không hợp nghĩa.

- Hướng dẫn tương tự các em sẽ làm tốt các câu b, c, d với đáp án đúng như sau:

b] Ngoài đồng, con trâu đang gặm cỏ.

c] Thần Gió đến nhà ông Mạnh.

d] Chúng tôi ngồi dưới gốc đa hóng mát.



Với dạng bài tập này cần lưu ý cho học sinh:

Phải sử dụng đủ những từ ngữ đã cho, xác định các từ đó là từ chỉ gì? Những từ, ngữ nào trả lời cho câu hỏi Ai? Làm gì? Khi sắp xếp song đọc lại câu phải hợp nghĩa, đúng mẫu và đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm.



4.2.5. Dạng 5: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

Bài 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.

Bài tập minh hoạ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm sau:

a. Chúng em đang tập thể dục.

b. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả.

c. Bác phượng vĩ đang vươn những cánh tay dài.

d. Gió gom những hạt cát thành sa mạc.

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định bộ phận in đậm là những từ chỉ gì [chỉ sự vật hay chỉ hoạt động của sự vật]? Dựa vào căn cứ để đặt câu hỏi: Những từ chỉ sự vật là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Những từ chỉ hoạt động của sự vật là bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?

Khi đặt câu hỏi ta có thể thay từ chỉ sự vật bằng Ai [con gì, cái gì] và có thể thay những từ chỉ hoạt động của sự vật bằng làm gì? Phần còn lại ta giữ nguyên



Ví dụ:

Câu a] Từ ngữ nào được in đậm trong câu? [Chúng em]

Từ chúng em là từ chỉ gì? [chỉ người]

Vậy ta thay bằng câu hỏi nào? [những ai]

Học sinh đặt câu đúng: Những ai đang tập thể dục?

Các câu còn lại hướng dẫn học sinh làm tương tự.



Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai [con gì]?

Bài tập minh hoạ: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai [con gì]? trong các câu sau:

a] Ngoài sân, chú mèo đang dưởi ấm.

b] Trên mặt biển, đàn hải âu đang chao liệng.

c] Sáng sớm, bà con đã kéo nhau ra đồng gặt lúa.

d] Ngày mai, chúng em được đi thăm quan.

Ở dạng bài tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề trước khi làm bài, xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai? đó là những từ chỉ sự vật nào? Dựa vào những căn cứ và lưu ý nhận dạng mẫu câu để xác định từng bộ phận trong câu để làm bài.

Nếu là từ: - chỉ người thì thay bằng Ai?

- chỉ con vật thay bằng Con gì?

Bộ phận còn lại giữ nguyên. Lưu ý đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu hỏi chấm.

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì?

Bài tập minh hoạ: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? trong các câu sau:

a. Đàn gà đang mải đi kiếm mồi.

b. Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa vui vẻ..

c. Các em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.

Với bài tập này giáo viên cũng hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài, dựa vào kiến thức đã học xác định bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì? là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, cụ thể là những từ nào để thay thế nó bằng: làm gì, phần còn lại giữ nguyên.



4.2.6. Dạng 6: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm để được câu kiểu Ai làm gì?

Ở dạng này giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét xem bộ phận đã cho là bộ phận trả lời câu hỏi nào? Bộ phận cần điền là bộ phận trả lời câu hỏi nào? sau đó áp dụng những căn cứ sau sau để làm bài.

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai [con gì]? là những từ chỉ người, con vật hoặc sự vật được nhân hóa.

- Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là những từ chỉ hoạt động của sự vật đó. Từ đó học sinh có thể lựa chọn thêm vào phần còn thiếu bộ phận phù hợp để có một câu kiểu Ai làm gì? phù hợp về ngữ nghĩa và đúng cấu trúc câu.



Bài tập cụ thể: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm để được câu kiểu Ai làm gì?

a] Các bạn....................................

b] Hôm qua,....................thăm cô giáo ốm.

c] Con khỉ................................................

d].................................đang bơi dưới ao.

Ở bài tập trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bài như sau.

Câu a] Lớp em..

Các bạn là từ chỉ gì? [là từ chỉ người] vậy nó là bộ phận trả lời cho câu hỏi nào? [câu hỏi Những ai]. Bộ phận còn thiếu là bộ phận trả lời cho câu hỏi gì ?[làm gì]

? Các bạn làm gì? bộ phận có thể điền vào chỗ chấm là những từ chỉ hoạt động của người. Học sinh có thể điền vào chỗ chấm để thành câu văn hoàn chỉnh.

Ví dụ: Các bạn đang nô đùa vui vẻ.

Hoặc Các bạn đang vệ sinh lớp học.



Lưu ý: Học sinh thường hay mắc lỗi điền từ chưa phù hợp nên giáo viên có thể hướng dẫn các em điền thử một vài từ rồi đọc lại để xem nghĩa của câu đã phù hợp chưa, so sánh các câu để chọn từ cần điền phù hợp với yêu cầu của bài.

4.2.7. Dạng 7: Nhận biết kiểu câu Ai làm gì?

Cho một số câu văn để học sinh nhận biết câu Ai làm gì?

Bài tập: Câu nào trong các câu sau thuộc câu kiểu Ai làm gì?

  1. Bạn Mai là người rất chăm học.

  2. Bạn Mai đang học bài.

  3. Bạn Mai rất chăm học.

Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài. Sau đó xét từng câu một theo các cấu trúc câu.

VD: Câu a] Bạn Mai là người rất chăm học.

Giáo viên hướng dẫn học sinh: xét thấy từ là trong câu ngay sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và câu này dùng để giới thiệu về một người. [Vậy đây là câu kiểu Ai là gì? hoặc câu này không có bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? không phải câu Ai làm gì ?


  • Xét câu b: Bạn Mai đang học bài.

? Câu này có bộ phận trả lời câu hỏi ai? là bộ phận nào? [Bạn Mai]

Vậy đang học bài là bộ phận trả lời câu hỏi nào? [trả lời cho câu hỏi Làm gì?]

Vậy câu này thuộc kiểu câu nào? [kiểu câu Ai làm gì]

- Xét câu c: Bạn Mai rất chăm học.

Bạn Mai là từ chỉ gì? [từ chỉ người]. Vậy từ đó là bộ phận trả lời câu hỏi nào? [Câu hỏi Ai ?] Vậy cụm từ rất chăm học trả lời cho câu hỏi nào? [thế nào?]

Vậy câu đó thuộc kiểu câu nào? [kiểu câu Ai thế nào?]



Cho học sinh nhận biết câu kiểu Ai làm gì? trong một đoạn văn.

Bài tập: Tìm những câu viết theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của bài là tìm câu theo mẫu Ai làm gì? nên ta sẽ xét lần lượt từng câu.

VD: Xét câu 1: Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Ta có: Chiều chiều là từ chỉ thời gian, trả lời cho câu hỏi Khi nào? chúng tôi là từ chỉ người - Trả lời câu hỏi Ai? Bộ phận ra ngồi gốc đa hóng mát - trả lời câu hỏi làm gì? vì nó là cụm từ chỉ hoạt động của người.

- Để kiểm tra lại giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Chiều chiều, các bạn làm gì? [ra ngồi gốc đa hóng mát]. Chiều chiều, ai ra ngồi gốc đa hóng mát? [chúng tôi]. Từ đó suy ra câu Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát là câu kiểu Ai làm gì?

Các câu còn lại hướng dẫn tương tự. Vậy khi hướng dẫn học sinh làm bài tập dạng này, giáo viên cần lưu ý học sinh đọc kĩ từng câu văn, đối chiếu với mô hình kiểu câu Ai làm gì? các căn cứ đã biết để các em nhận dạng kiểu câu đúng và nhanh nhất.



4.2.8. Dạng 8: Sử dụng câu kiểu Ai làm gì? để viết một đoạn văn

Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn [từ 5 đến 7 câu] miêu tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng câu kiểu Ai làm gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định khi miêu tả con vật em yêu thích các em phải xác định đó là con gì? Có những hoạt động nào nổi bật? Thường ở trạng thái nào? Khi các em miêu tả những đặc điểm đó ta sẽ được những câu kiểu Ai làm gì? hay ta dùng câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả con vật đó.

Tuy nhiên cũng phải nêu được tình cảm của mình đối với con vật mình yêu quý. Sau đó, giáo viên có thể cho học sinh làm bài, gạch chân dưới các câu kiểu Ai làm gì? và chữa bài. Ở dạng bài này, học sinh có thể viết các đoạn văn khác nhau, không có một đáp án chung nên giáo viên phải lựa chọn một số bài điển hình để nhận xét cho các em.

VD: Học sinh có thể viết đoạn văn như sau:

Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp: màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen tuyền. Vì thế mọi người gọi nó là mèo tam thể. Nó nhảy nhót và leo trèo rất siêu. Nó nhìn thấy con mồi. Đôi mắt của nó sáng lên. Người nó co lại, rượt đuổi, bắt cho bằng được và ôm gọn con mồi. Em rất yêu quý nó.

Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh sinh hoạt của quê hương em trong đó có sử dụng câu kiểu Ai làm gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh bám sát theo yêu cầu của bài. Đề tài lựa chọn để viết đoạn văn là miêu tả cảnh đẹp quê hương em nên cần gợi ý học sinh: Quê hương em ở đâu? Người dân họ thường làm nghề gì? Những hoạt động chính của họ ra sao? Em hãy tả cảnh sinh hoạt đó bằng câu kiểu Ai làm gì? Để cho đoạn văn thêm sinh động, các em nên viết thêm cảm xúc của mình đối với quê hương.

Với dạng bài này, giáo viên luôn lưu ý học sinh bám sát yêu cầu của đề bài và viết những câu kiểu Ai làm gì? theo đúng cấu trúc để miêu tả hoạt động của người và vật được nói đến và dùng phép nhân hóa, so sánh để cho câu văn sinh động hơn. Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các câu phải theo mẫu Ai làm gì? mà nên sử dụng cả câu Ai thế nào? Ai là gì ? cho đoạn văn thêm sinh động.

4.2.9. Dạng 9: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa câu kiểu Ai làm gì? và câu kiểu Ai là gì ?, câu kiểu Ai làm gì ? và câu kiểu Ai thế nào?

Bài tập 1

a] Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? và một câu theo mẫu Ai là gì?

b] Câu kiểu Ai làm gì? giống và khác câu kiểu Ai là gì? ở điểm nào?

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào mô hình câu Ai - làm gì ? và Ai - là gì? để đặt câu như các bài tập dạng 1.

Học sinh có thể làm:


  • Câu kiểu Ai làm gì? là: Các bạn học sinh đang múa hát trên sân trường.

  • Câu kiểu Ai là gì? là: Hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.

Với ý b, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào cấu trúc câu và tác dụng của câu để so sánh. Giáo viên cho học sinh nhận biết hai kiểu câu này giống nhau ở điểm nào? và dùng thước chỉ ngay vào bộ phận Ai ? ở hai mô hình Ai làm gì? và Ai - là gì ?Học sinh có thể nhận biết ngay hai kiểu câu này giống nhau đều có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? [đều là những từ chỉ sự vật]. Khác nhau ở điểm nào ? Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét hai khía cạnh:

+ Cấu tạo:

Câu kiểu Ai làm gì? có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? bộ phận kia trả lời câu hỏi nào? [làm gì?] - Là những từ chỉ hoạt động của người, vật hay sự vật được nhân hóa. Còn câu kiểu Ai là gì? có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và bộ phận kia trả lời câu hỏi nào? [là gì?]

+ Về tác dụng:

Câu kiểu Ai làm gì? dùng để làm gì? [tả hoạt động của người, con vật hay sự vật được nhân hóa] còn câu kiểu Ai là gì? dùng để làm gì? [Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nhắc đến trong câu]. Giáo viên có thể hệ thống như sau::





Giống

Khác

Cấu tạo:



Cùng có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? [là những từ chỉ sự vật]

- Câu Ai làm gì? có bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? [là những từ, cụm từ chỉ hoạt động, của sự vật được nói đến]. Còn câu Ai là gì? có bộ phận trả lời câu hỏi Là gì ? [là những từ, cụm từ chỉ sự vật]

Tác dụng





Câu Ai làm gì? dùng để tả hoạt động của người, con vật hay sự vật được nhân hóa còn câu kiểu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật được nhắc đến trong câu.


Bài tập 2.

a] Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? và một câu theo mẫu Ai làm gì ?

b] So sánh sự giống và khác nhau giữa hai kiểu câu trên.

Với cách hướng dẫn tương tự như bài tập 1 học sinh có thể làm bài như sau:

a] Câu theo mẫu Ai thế nào? là: Chú mèo mướp có bộ lông mượt như tơ.

Câu theo mẫu Ai làm gì? là: Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.

b] Sự giống và khác nhau giữa hai kiểu câu Ai thế nào? và Ai làm gì ? là:





Giống

Khác

Cấu tạo:



Cùng có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? [là những từ chỉ sự vật]

- Câu kiểu Ai thế nào? có bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? [là những từ, cụm từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến trong câu]

- Còn câu kiểu Ai làm gì? có bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? [là những từ chỉ hoạt động của sự vật được nói đến trong câu].


Tác dụng





Câu kiểu Ai thế nào? dùng để đánh giá, miêu tả sự vật trong câu.

Còn câu Ai làm gì? dùng để nêu hoạt động của người, con vật hay sự vật được nhân hóa.



Đây là dạng bài tổng hợp kiến thức nên giáo viên cần lưu ý cho học sinh sử dụng khả năng quan sát, tổng hợp kiến thức về cấu trúc câu theo mô hình và các căn cứ đã biết để làm bài.

Trên đây là một số dạng bài tập về câu kiểu Ai làm gì? mà tôi đã triển khai, áp dụng nhằm giúp giáo viên và học sinh học tốt về câu kiểu Ai làm gì? Tùy theo nội dung và yêu cầu của từng dạng bài tập mà giáo viên có thể điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình nhằm nâng cao hiệu quả việc học kiểu câu Ai làm gì? Với bất cứ dạng bài tập nào trong phân môn Luyện từ và câu, đòi hỏi người giáo viên cần nắm chắc kiến thức để hướng dẫn học sinh thực hành một cách chủ động, tích cực.



    1. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

Các phương pháp dạy học thường được sử dụng

Để việc dạy học phân môn Luyện từ và câu có hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Các phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp hỏi đáp, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp thảo luận nhóm,... các phương pháp dạy học khác như: diễn giải, thảo luận, ... vẫn được vận dụng phối kết hợp với các phương pháp đã được nêu trên một cách hợp lí để dạy phân môn Luyện từ và câu. Dưới đây là một số phương pháp dạy học mà tôi cho rằng có tác dụng rất tích cực trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu.



4.3.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Каталог: null -> file ho tro
file ho tro -> Sở giáo dục và ĐÀo tạo bản mô TẢ SÁng kiếN
file ho tro -> Yêu cầu chung khi xây dựng một chủ ĐỀ DẠy học theo phát triển năng lựC
file ho tro -> Phần I: MỞ ĐẦu I. LÝ Do chọN ĐỀ TÀI
file ho tro -> Bài. Mol. TỈ khối của chất khí [4 tiết] MỤc tiêU


Поделитесь с Вашими друзьями:

Video liên quan

Chủ Đề