Hồ chí minh viết bản di chúc vào năm nào năm 2024

Năm 1968, ngày 10-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại phần mở đầu của bản Di chúc và về phần việc riêng. Ngày 11-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết phần nói về công tác chỉnh đốn Đảng trong Di chúc.

Ngày 12-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục đọc và sửa chữa những phần đã viết trong Di chúc.

Người căn dặn thêm nhiều điểm cụ thể về việc chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh.

Ngày 13-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục sửa chữa đoạn viết về chăm lo hạnh phúc đối với con người trong Di chúc. Các ngày 14, 15, 16, 17 và 18 tháng 5, cùng giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung và sửa chữa bản Di chúc. Sau bữa cơm chiều 18-5, Người rời nhà sàn đến nhà nghỉ Hồ Tây. Ngày 19-5, tại nhà nghỉ Hồ Tây, từ 9h sáng đến 10h, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung và sửa chữa bản Di chúc.

Hồ chí minh viết bản di chúc vào năm nào năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại tầng 2 Nhà sàn, tháng 4-1960.

Năm 1969, ngày 10-5, từ 9h30 đến 10h30, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc, Người viết toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc vào mặt sau tờ Tin tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam ra ngày 3-5-1969. Ngày 11-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bổ sung và sửa chữa bản Di chúc. Ngày 12-5, từ 8h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị. Đến 15h, Người sửa phần mở đầu và phần viết thêm của Di chúc năm 1968.

Ngày 13-5, từ 9h đến 10h, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc. Người sửa đoạn mở đầu và phần viết thêm của năm 1965. Các ngày 14, 15, 16, 17 và 18, từ 9h đến 10h, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và sửa chữa bản Di chúc. Ngày 19-5, từ 9h đến 10h, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Người xem lại tài liệu và xếp vào phong bì cất đi.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 3-9-1969, Bộ Chính trị triệu tập cuộc họp bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng để quyết định tổ chức quốc tang và công bố bản Di chúc của Người viết lần đầu năm 1965. Quyết định này hợp lý lúc đó vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có cả chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn.

Hồ chí minh viết bản di chúc vào năm nào năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu Đá Chông, Sơn Tây, tháng 2-1958.

Sau khi Tổ quốc thống nhất, công cuộc khôi phục, xây dựng lại đất nước bị chiến tranh kéo dài tàn phá đã tạm ổn định thì đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn hồi ký Bác Hồ viết Di chúc bằng tình cảm tận tụy, sâu nặng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với lịch sử. Cuốn hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ được sự cộng tác nhiệt tình của đồng chí Thế Kỷ, một sĩ quan nghiên cứu lịch sử, công tác tại Bộ Tư lệnh phòng không - không quân.

Sau khi bản thảo cuốn sách hoàn thành, đồng chí Vũ Kỳ đã gửi đến Nhà xuất bản Sự thật (Chính trị quốc gia) để biên tập, xuất bản đồng thời tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sau đó phát hành rộng rãi trong toàn quốc nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng vào dịp này, ngày 19-8-1989, Bộ Chính trị ra thông báo số 151/TB-TW về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà do hoàn cảnh lịch sử của năm 1969 chưa được công bố, đó là các tài liệu, bản viết gốc Di chúc có chỉnh sửa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản công bố chính thức tháng 9-1969 là hoàn toàn trung thành, chính xác với bản gốc.

Hồ chí minh viết bản di chúc vào năm nào năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân chống lụt ở Bắc Ninh, tháng 7-1960.

Ý nghĩa lịch sử

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi soi rọi con đường chân lý chẳng những cho nhân dân ta mà còn cho tất cả những dân tộc trên thế giới đang đấu tranh cho tự do, độc lập, hòa bình, công lý và hạnh phúc của loài người.

* Hoàn cảnh: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra hết sức ác liệt và có những dấu mốc quan trọng; cách mạng dù còn khó khăn, song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, là kết tinh của tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Bác đi xa. Trong các tác phẩm Càng nhớ Bác Hồ và Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nêu rõ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau vào lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965; đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo, ngày 11, 12, 13/5/1965, cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”. Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151- TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố,…Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người. * Nội dung của Di chúc: – Nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. – Nói về đoàn viên và thanh niên, Bác nhấn mạnh “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ – những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. – Nói về nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. – Dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng chiến thắng lợi, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. – Về phong trào cộng sản thế giới, Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình. – Nói về một số việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người căn dặn “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. – Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. * Giá trị cốt lõi của Di chúc: – Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. – Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền: – Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Minh Yến – Huyện đoàn