Thế nào là sàn thương mại điện tử năm 2024

Qua bộ 20 Câu Hỏi Thường Gặp và Câu Trả Lời này, BLawyers Vietnam trình bày tổng quan về quy định của pháp luật Việt Nam đối với Sàn giao dịch thương mại điện tử và Website thương mại điện tử. Trong đó, chúng tôi nêu về điều kiện, thủ tục cần thực hiện để đăng ký thành lập Sàn giao dịch thương mại điện tử và Website thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

1. Điểm khác biệt giữa Sàn giao dịch thương mại điện tử và Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử (“Website TMĐT”) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (ví dụ các trang web bán hàng riêng lẻ). Trong đó, Website TMĐT bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Sàn giao dịch thương mại điện tử (“Sàn GDTMĐT”) là Website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

2. Điều kiện để thiết lập Website TMĐT là gì?

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập Website TMĐT bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  1. 1. 1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân;
    1. Đã thông báo với Bộ Công Thương (“BCT”) về việc thiết lập Website TMĐT bán hàng theo quy định về thủ tục thông báo thiết lập Website TMĐT bán hàng. 3. Thủ tục thông báo thiết lập Website TMĐT bán hàng thực hiện như thế nào?

Việc tiếp nhận, xử lý thông báo Website TMĐT bán hàng được BCT thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin như sau:

  1. 1. 1. Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;
    1. Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
    2. Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
    3. Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
    4. Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ BCT qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

  1. 1. 1. Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
    1. Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo Website TMĐT bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của BCT qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

  1. 1. 1. Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;
    1. Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

4. Điều kiện về chức năng thanh toán trực tuyến của Website TMĐT?

Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu Website TMĐT có chức năng thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua Website TMĐT bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng Website TMĐT bán hàng của mình, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng:

  1. 1. 1. Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán đảm bảo kết nối trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 12 giờ mỗi lần bảo trì và phải có thông báo trước cho khách hàng;
    1. Mã hóa thông tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền;
    2. Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và các hình thức tấn công trên môi trường mạng vào hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình;
    3. Có các phương án kiểm soát quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình;
    4. Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu;
    5. Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật Kế Toán;
    6. Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng phải được cung cấp công cụ để theo dõi số dư thanh toán của mình trên hệ thống.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu Website TMĐT có chức năng thanh toán trực tuyến phải công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng.

5. Website TMĐT phải thể hiện những thông tin gì?

Website TMĐT bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website về các thông tin như người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ, giá cả, điều kiện giao dịch chung, vận chuyển và giao nhận, các phương thức thanh toán.

6. Chủ sở hữu Website TMĐT có phải công cố thông tin như thế nào?

Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu Website TMĐT bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website:

  1. 1. 1. Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân;
    1. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; và
    2. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. 7. Website TMĐT phải thể hiện thông tin nào về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh?

Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên Website TMĐT, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

8. Website TMĐT phải thể hiện thông tin về giá cả như thế nào?

Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.

9. Website TMĐT phải thể hiện thông tin về phương thức thanh toán như thế nào?

Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Website TMĐT có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.

10. Khi nào người mua và người bán trên Website TMĐT được xem là đã chính thức giao kết hợp đồng với nhau?

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên Website TMĐT là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

11. Chủ sở hữu Website TMĐT có nghĩa cập nhật thông tin của Website TMĐT như thế nào?

Mỗi năm một lần kể từ thời điểm được xác nhận thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cập nhật thông tin thông báo bằng cách truy cập vào tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và khai báo thông tin theo mẫu.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không tiến hành cập nhật, BCT sẽ gửi thông báo nhắc nhở thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Trong vòng 15 ngày kể từ khi gửi thông báo nhắc nhở, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân vẫn không có phản hồi thì BCT hủy bỏ thông tin thông báo trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

12. Điều kiện để thiết lập Sàn GDTMĐT là gì?

Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật;

ii. Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:

  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa;
    • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

iii. Đã đăng ký thiết lập Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được nhận đăng ký bởi BCT.

13. Chủ thể nào được xem là bên cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT?

Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT là thương nhân, tổ chức thiết lập Website TMĐT để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

14. Sàn GDTMĐT được hoạt động dưới các hình thức nào?

Có 4 hình thức như sau:

  1. 1. 1. Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
    1. Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
    2. Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; và
    3. Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại các điểm nêu trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó. 15. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT có trách nhiệm gì?

Có 10 trách nhiệm chính như sau:

  1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT và công bố các thông tin về người sở hữu website trên trang chủ website.

ii. Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT, theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên Sàn GDTMĐT.

iii. Yêu cầu người bán trên Sàn GDTMĐT cung cấp thông tin khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh.

iv. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên Sàn GDTMĐT được thực hiện chính xác, đầy đủ.

  1. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia Sàn GDTMĐT và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

vi. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia Sàn GDTMĐT thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

vii. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

viii. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên Sàn GDTMĐT:

  • Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    • Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    • Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT;
    • Cảnh cáo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với những cá nhân, thương nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật;
    • Các biện pháp khác theo Quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT.

ix. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại như sau:

  • Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên Sàn GDTMĐT cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;
    • Thường xuyên cập nhật từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website;
    • Tiếp nhận, phản hồi thông tin để giải quyết khiếu nại, phản ánh và tranh chấp liên quan đến Sàn GDTMĐT tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử của BCT tại địa chỉ online.gov.vn.
  1. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên Sàn GDTMĐT. Khi khách hàng trên Sàn GDTMĐT phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

16. Người bán hàng hóa trên Sàn GDTMĐT có trách nhiệm như thế nào?

Có 7 trách nhiệm chính như sau:

  1. 1. 1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT khi đăng ký sử dụng dịch vụ;
    1. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên Sàn GDTMĐT;
    2. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên Sàn GDTMĐT;
    3. Thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên Sàn GDTMĐT khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên Sàn GDTMĐT;
    4. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử;
    5. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên Sàn GDTMĐT;
    6. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. 17. Hồ sơ đăng ký thiết lập Sàn GDTMĐT bao gồm những tài liệu nào?

Chủ sở hữu cần cung cấp các tài nhiệu như sau:

  1. Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

ii. Bản sao được chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân);

iii. Đề án cung cấp dịch vụ;

iv. Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

  • Các nội dung về quy chế hoạt động của Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
    • Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  1. Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

vi. Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

18. Thương nhân, tổ chức thiết lập Sàn TMĐT phải báo cáo hoạt động như thế nào?

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, thương nhân, tổ chức thiết lập Sàn TMĐT phải báo cáo BCT số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó.

Việc báo cáo được thực hiện trực tuyến thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử hoặc dưới hình thức văn bản qua đường bưu điện.

Để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước hoặc làm rõ thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân, thương nhân, tổ chức thiết lập Sàn TMĐT có nghĩa vụ giải trình và cung cấp thông tin về các hoạt động trên website của mình khi được BCT yêu cầu.

19. Quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT bao gồm những nội dung nào?

Quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT phải được thể hiện trên trang chủ của Sàn GDTMĐT như sau:

  1. 1. 1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT;
    1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Sàn GDTMĐT;
    2. Nếu Sàn GDTMĐT có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);
    3. Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
    4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên Sàn GDTMĐT, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
    5. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ Sàn GDTMĐT trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
    6. Các quy định về an toàn thông tin, cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin trên Sàn GDTMĐT;
    7. Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên Sàn GDTMĐT;
    8. Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ Sàn GDTMĐT;
    9. Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên Sàn GDTMĐT;
    10. Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của Sàn GDTMĐT. 20. Những hành vi nào bị cấm thực hiện trên Website TMĐT?
  1. Vi phạm về thông tin trên Website TMĐT:
  • Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
    • Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm Website TMĐT khi chưa được những chương trình này công nhận;
    • Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên Website TMĐT để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
    • Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

ii. Vi phạm về giao dịch trên Website TMĐT:

  • Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
    • Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
    • Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình

iii. Các vi phạm khác:

  • Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    • Giả mạo hoặc sao chép giao diện Website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Nội dung nêu trên không phải là ý kiến tư vấn chính thức từ BLawyers Vietnam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ [email protected]. Chúng tôi rất vui khi nghe từ bạn.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử hay còn gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử. Là một không gian mạng được mở ra nhằm mục đích bày bán những sản phẩm thuộc nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây là một trang web, nơi diễn ra vô số các hoạt động giao dịch trực tuyến giữa người bán và người mua.nullSàn thương mại điện tử là gì? Cơ chế hoạt động của các sànskillking.fpt.edu.vn › Blognull

Kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử là một mô hình mà người mua và người bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ với người tiêu dùng qua Internet. Hai mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến là thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) và giữa Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C).nullHướng Dẫn Bắt Đầu Kinh Doanh Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Amazonsell.amazon.vn › blog › bat-dau-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tunull

Các sàn giao dịch điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó.21 thg 4, 2023nullSàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Quy chế hoạt động của sàn ...luatminhkhue.vn › Từ điển Pháp luậtnull

Gian hàng điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là một hệ thống website hoặc ứng dụng điện tử cho phép các cá nhân, doanh nghiệp mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến thông qua Internet. Nói cách khác, TMĐT là một "khu chợ ảo" nơi người bán và người mua có thể kết nối và giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp.nullBán hàng trên sàn thương mại điện tử cho người mới bắt đầu - Nhanh.vnnhanh.vn › ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu-cho-nguoi-moi-bat-dau...null