Hạch toán toàn ngành và không toàn ngành là gì năm 2024

Kế toán thuế và kế toán nội bộ là hai nghiệp vụ kế toán cơ bản trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào. Hai nghiệp vụ kế toán này có sự khác biệt song nhiều người vẫn nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt các nghiệp vụ kế toán thuế với nghiệp vụ kế toán nội bộ.

Bài viết liên quan:

  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán bán hàng
  • Các nghiệp vụ kế toán cơ bản bạn cần phải nắm vững
  • Chi tiết nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán thuế và kế toán nội bộ có gì khác nhau?

1. Tổng quan về kế toán thuế trong doanh nghiệp

Bên cạnh kế toán nội bộ xử lý các vấn đề liên quan đến chứng từ giao dịch, hóa đơn phát sinh, doanh nghiệp cũng cần có một kế toán thuế. Đây là người đảm nhận nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân viên kế toán thuế riêng hoặc thuê ngoài.

Kế toán thuế đóng vai trò là cầu nối, liên kết doanh nghiệp với nhà nước. Thông qua công việc của kế toán thuế, nhà nước có thể dễ dàng quản lý nền kinh tế, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh ổn định, báo cáo thuế đúng thời gian, minh bạch và rõ ràng theo quy định của nhà nước.

Nghiệp vụ kế toán thuế bao gồm các hoạt động liên quan đến cơ quan thuế và doanh nghiệp

Nhân viên kế toán thuế có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuế dưới đây:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế viên phải lập tờ khai thuế môn bài để nộp đầy đủ thuế môn bài cho nhà nước.
  • Tập hợp chứng từ, hóa đơn phát sinh để theo dõi, hạch toán chi tiết.
  • Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và nộp thuế cho cơ quan nhà nước vào cuối tháng.
  • Lập báo cáo thuế theo từng tháng của quý, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho tháng của quý IV và báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân vào cuối năm.

Nhân viên kế toán thuế có đảm nhận những nhiệm vụ nhất định, liên quan đến thuế

Bên cạnh đó, nhân viên kế toán thuế trong doanh nghiệp cần có trách nhiệm như sau:

  • Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào và đầu ra của công ty hàng tháng.
  • Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê đầu ra, đầu vào.
  • Theo dõi, báo cáo tình hình ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp
  • Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp để thực hiện một số nghiệp vụ kế toán tổng hợp như đối chiếu sổ sách, số liệu báo cáo thuế giữa các cơ sở, giữa quyết toán và báo cáo.
  • Cập nhật thông tin về sự thay đổi của Luật thuế, các Nghị định, Thông tư mới ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2. Tổng quan về kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Ngoài nghiệp vụ kế toán thuế, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các nghiệp vụ kế toán nội bộ. Kế toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các phát sinh thực tế, bao gồm cả những phát sinh không có chứng từ, hóa đơn. Dựa vào đó, kế toán nội bộ có thể xác định được lãi, lỗ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Nhân viên kế toán nội bộ có nhiệm vụ ghi chép sổ sách kế toán, các hoạt động diễn ra hằng ngày. Cụ thể như sau:

  • Phát hành, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ, đồng thời luân chuyển theo đúng trình tự.
  • Hạch toán chứng từ kế toán nội bộ doanh nghiệp.
  • Lưu trữ tất cả chứng từ nội bộ một cách hợp lý, an toàn.
  • Lập báo cáo định kỳ theo tuần, tháng, quý hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
  • Kiểm soát và phối hợp thực hiện tất cả công việc liên quan đến các kế toán nội bộ khác.

Kế toán nội bộ xử lý các vấn đề phát sinh thực tế trong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, kế toán nội bộ trong doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm như sau:

  • Đảm bảo tính chính xác của chứng từ, báo cáo nội bộ.
  • Phối hợp linh hoạt với kế toán thuế, kế toán tổng hợp để hoàn thành công việc có liên quan.

Từ những phân tích trên, có thể thấy nghiệp vụ kế toán thuế và nghiệp vụ kế toán nội bộ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Kế toán thuế Kế toán nội bộNhiệm vụ chính Làm việc và chịu trách nhiệm về báo cáo liên quan đến cơ quan Thuế của doanh nghiệp Tập hợp toàn bộ thông tin kinh doanh của doanh nghiệp làm căn cứ xác định lãi, lỗ Kiểm soát chứng từ Kiểm soát hóa đơn, chứng từ theo quy định của Thuế Kiểm soát toàn bộ chứng từ, hóa đơn và giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hạch toán Hạch toán toàn bộ chứng từ theo quy định của cơ quan thuế Hạch toán chứng từ theo nguyên tắc nội bộ Trách nhiệm Quản lý chứng từ liên quan đến cơ quan Thuế Quản lý chứng từ và chi phí liên quan đến hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp Có nên sử dụng dịch vụ thuê ngoài? Có thể sử dụng thuê ngoài Nên tuyển nhân viên kế toán nội bộ để dễ xử lý công việc và theo dõi

Trên đây là những thông tin chi tiết về nghiệp vụ kế toán thuế và kế toán nội bộ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt được 2 nghiệp vụ kế toán này, từ đó hoàn thành tốt công việc liên quan.

Chi nhánh khác tình hạch toán như thế nào?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh: Phải có con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài tại chi nhánh. Chi nhánh làm báo cáo thuế hàng quý nhưng quyết toán thuế TNDN và BCTC cuối năm sẽ do công ty chủ quản quyết toán.

Chi nhánh phụ thuộc là gì?

Khái niệm “phụ thuộc” ở đây được hiểu trên các khía cạnh sau: – Chi nhánh do doanh nghiệp chủ quản thành lập, không có tư cách pháp nhân. – Tổ chức nhân sự, nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh do doanh nghiệp chủ quản quyết định. – Hoạt động trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp chủ quản.

Hạch toán báo số là như thế nào?

Hạch toán phụ thuộc hay còn gọi là báo sổ thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty.

Thế nào là doanh nghiệp hạch toán tài chính độc lập?

Hạch toán tài chính độc lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp [như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh]. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán tài chính độc lập.

Chủ Đề