Phương châm thi hành kỷ luật đảng là gì năm 2024

CHI BỘ HỘI NÔNG DÂN TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ “GIỮ TRỌN LỜI THỀ ĐẢNG VIÊN”

  • /
  • 25.3.2023

Thực hiện Công văn số 160-CV/ĐU, ngày 14/02/2023 của Đảng uỷ Khối Cơ quan Đảng - Đoàn thể huyện và Kế hoạch số 02-KH/CB, ngày 27/02/2023 của Chi bộ Hội Nông dân huyện về tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên". Sáng ngày 22/3/2023, Chi bộ Hội Nông dân huyện Hàm Tân đã tổ chức sinh hoạt chính trị với chủ đề “Giữ trọn lời thề đảng viên”. Tham dự có đồng chí Võ Xuân Định - ĐUV, Bí thư Chi bộ Mặt trận huyện được phân công theo dõi và dự sinh hoạt với Chi bộ Hội Nông dân và các đồng chí đảng viên trong chi bộ. Chủ trì buổi sinh hoạt, đồng chí Phạm Xuân Thọ - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện.

Chi bộ Hội LHPN huyện tổ chức sinh hoạt chính trị với chủ đề “Giữ trọn lời thề Đảng viên”

  • /
  • 17.3.2023

Thực hiện Kế hoạch số 159-KH/HU, ngày 08/02/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Hàm Tân và Công văn số 160-CV/ĐU, ngày 14/02/2023 của Đảng uỷ khối Cơ quan Đảng - Đoàn thể huyện về tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên"; Sáng ngày 16/3/2023, Chi bộ Hội LHPN huyện Hàm Tân đã tổ chức sinh hoạt chính trị với chủ đề “Giữ trọn lời thề đảng viên”.

Về tham dự buổi sinh hoạt chính trị có đồng chí Nguyễn Văn Sự – HUV – Chánh Văn phòng Huyện ủy – UVBTV Đảng ủy khối cơ quan Đảng – Đoàn thể huyện và 4/4 đảng viên Chi bộ.

- Bạn Nguyễn Thúy Hằng, email: Thuyhang@gmail.com, hiện đang công tác tại một cơ quan nội chính tỉnh Quảng Ninh hỏi về nguyên tắc xử lý kỷ luật của Đảng.

Trả lời:

Ngày 30/3/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 181/QĐ-TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, tại Điều 2 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật, như sau:

1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.

2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất kịp thời hoặc để kéo dài; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

4- Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên.

5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ"; bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể [nếu có] theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp, chi bộ có thẩm quyền thi hành kỷ luật, khi quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc huỷ bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

10- Sau một năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật [trừ quyết định kỷ luật khai trừ], nếu đảng viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực./.

Thời hiệu thi hành kỷ luật là gì?

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Thời hạn kỷ luật khiển trách là bao lâu?

- Thời hiệu xử lý kỷ luật CBCC được quy định cụ thể như sau: + 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; + 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên.

Điều lệ Đảng hiện hành quy định hình thức kỷ luật đối với tổ chức Đảng là gì?

Quy định số 22-QĐ/TW năm 2021 cũng nêu rõ các hình thức kỷ luật của Đảng, cụ thể: Đối với tổ chức đảng gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán; Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; Đối với đảng viên dự bị gồm: Khiển trách, cảnh cáo.

Tổ chức Đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật thì chậm nhất bao nhiêu ngày phải công bố quyết định kỷ luật đến tổ chức Đảng đảng viên?

Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định, một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật.

Chủ Đề