Giữa tỷ suất lợi nhuận và giá trị thặng dư có mối quan hệ với nhau như thế nào

Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp, đó là thương nghiệp cổ xưa. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của tư bản thương nghiệp cổ xưa là lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ. Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp cổ xưa là "mua rẻ bán đắt", là "kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo".

Những người trọng thương luôn cho rằng, lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, coi thương nghiệp là sự lừa gạt như chiến tranh vậy. Họ cho rằng, "không một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác".

Thương nghiệp cổ xưa tách rời quá trình sản xuất và chiếm địa vị thống trị trao đổi hàng hoá, do đó nó là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nô lệ, phong kiến, tập trung nhanh tiền tệ vào một số ít người, đẩy nhanh quá trình tích lũy nguyên thuỷ của tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H' - T' của tư bản, do sự phân công lao động xã hội, được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó, thì tư bản kinh doanh hàng hoá [tư bản thương nghiệp hiện đại] xuất hiện.

Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp.

Hàng hoá sau khi ở tay nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang tay nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hoá. Đứng về mặt xã hội mà xét thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa thì mới xong [vì hàng hoá còn phải lưu thông đến tay người tiêu dùng]. Nhưng khâu này giờ đây do nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm. Do đó, tư bản thương nghiệp chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình thường được.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì việc tách rời này là cần thiết, bởi vì:

Một là, sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Vì vậy, mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nào đó thôi. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người khác thì chuyên tiêu thụ hàng hoá.

Hai là, tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, do vậy lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó tư bản của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên.

Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị trường, biết kỹ thuật thương mại... chỉ có nhà tư bản thương nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu đó. Về phía tư bản công nghiệp mà xét thì nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp rảnh tay trong khâu lưu thông, chỉ tập trung vào sản xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên, quá trình sản xuất được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản.

Ra đời từ tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp vừa thống nhất, phụ thuộc, vừa độc lập tương đối với tư bản công nghiệp.

Sự thống nhất, phụ thuộc của tư bản thương nghiệp vào tư bản công nghiệp thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, cho nên tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp quyết định. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất bao giờ cũng là cơ sở của trao đổi, của lưu thông, không có sản xuất, không có hàng hoá thì không có cái gì để trao đổi, để lưu thông.

Thứ hai, tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hoá của tư bản công nghiệp [thực hiện giá trị và giá trị thặng dư]. Do đó, những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là do sự vận động của tư bản hàng hoá quyết định.

Công thức vận động của tư bản thương nghiệp [tư bản kinh doanh hàng hoá] khác với công thức vận động của tư bản hàng hoá.

Công thức vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là: T - H - T'. Ở đây, hàng hoá được chuyển chỗ hai lần, H từ tay nhà tư bản công nghiệp chuyển sang tay thương nhân, rồi H lại tiếp tục vận động từ tay thương nhân chuyển sang người tiêu dùng. Cuối cùng, kết thúc quá trình vận động thì tăng thêm giá trị [T' > T].

Công thức vận động tư bản hàng hoá là:

H' - T'- H... SX... H'

Ở đây, H chỉ chuyển chỗ có một lần, nhưng tiền T' chuyển chỗ hai lần. Nhà tư bản công nghiệp thu được tiền bán hàng của mình, sau đó lại bỏ tiền ra để mua các yếu tố sản xuất, trong quá trình chuyển hoá không làm tăng thêm giá trị. Hành vi H' - T' của tư bản hàng hoá chỉ là một giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá mà thôi.

Công thức vận động của tư bản thương nghiệp cũng khác với công thức vận động lưu thông hàng hoá giản đơn. Trong công thức vận động của lưu thông hàng hoá giản đơn H - T - H, tiền ở đây chỉ giữ chức năng phương tiện lưu thông. Còn trong công thức vận động của tư bản thương nghiệp thì tiền vận động với mục đích tạo ra tiền lớn hơn hay chuyển từ T thành T'.

Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ mà tư bản công nghiệp trước đây đảm nhiệm. Quá trình này không diễn ra trong sản xuất mà diễn ra trong lĩnh vực lưu thông, chức năng này tách rời các chức năng khác của tư bản công nghiệp.

Tư bản thương nghiệp độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, nhà tư bản phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu về với lượng tiền lớn hơn trước, thông qua việc mua bán. Với mục đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất, mà chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông.

Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá [giả định: giá cả = giá trị], nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá đo có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p

- So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:

+ Giống nhau, cả lợi nhuận [p] và giá trị thặng dư [m] đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

- Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhoà sự khác nhau giữa c và v.

+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi.

Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra. Vì nếu:

Giá cả = giá trị thì p = m

Giá cả > giá trị thì p > m

Giá cả < giá trị thì p < m

Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị, do đó tổng p luôn luôn bằng tổng m.

nguồn: loigiaihay.com

Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với những điều kiện sản xuất không giống nhau, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ không giống nhau. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh giữa các ngành. Đó là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Chính vì điều này mà dẫn đến việc các nhà tư bản di chuyển từ các ngành lợi nhuận ít sang những ngành có lợi nhuận cao hơn. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận ngành ngang nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay là tỷ số phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản XH. Khi hình thành tỷ xuất lợi nhuận bình quân, ta có thể tính được lợi nhuận bình quân của từng ngành. Đây là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không quan tâm đến cấu thành hữu cơ của nó. Sự xuất hiện của lợi nhuận bình quân đã biến quy luật giá trị thặng dư trở thành quy luật lợi nhuận bình quân [Tổng lợi nhuận bình quân bằng tổng giá trị thặng dư]. 2. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân đã làm giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phàm trù kinh tế tương đương với giá cả, là cơ sở của giá cả trên thị trường, nó điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Lúc này, quy luật giá trị đã biểu hiện ra thành quy luật giá cả sản xuất [Tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị].

3. Việc nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Về mặt lý luận, nó giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của Mác theo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể. Mặt khác, nó còn phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau. Về mặt thực tiến, nó vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn giành thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết, đấu tranh với tư cách là một giai cấp, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.

Video liên quan

Chủ Đề