Giữ cái đầu lạnh là gì năm 2024

... 3 điều đó là phương châm sống và cống hiến mà trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Nguyễn Sinh Xô luôn tự nhủ. Nó được đúc rút từ biết bao chiêm nghiệm mà ở đó chứa đựng cả những thất bại và thành công trong cuộc đời anh...

Điềm đạm và nhỏ nhẹ, cái cốt cách ấy của Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô ngẫm ra hợp với nghiệp văn hơn là nghiệp võ. Anh bảo: “Đối với mỗi người lính trinh sát làm công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ma túy trên biên giới đều cần đến 3 điều: Giữ cái đầu lạnh để sáng suốt thẩm định thông tin, để kiên trì làm đến cùng những điều mà mình tin tưởng và theo đuổi, bình tĩnh xử trí trước mọi tình huống cam go nhất. Cần đến một trái tim nóng để bớt vô cảm, có thể hiểu được thật sâu bản chất của vấn đề, đối tượng mà mình đang đấu tranh. Còn bàn tay sạch ư, càng cần thiết không kém khi ma túy có hấp lực chết người bởi tiền bạc mà nó mang lại, nếu không biết kiểm soát đôi tay mình, không giữ được sự liêm chính cần có và mười lời thề quân nhân, anh sẽ có những việc làm trái với lương tâm, thậm chí là phạm tội”.

Giữ cái đầu lạnh là gì năm 2024

Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô.

Theo nghiệp “võ” như là định mệnh

Năm 1971, khi đang theo học năm thứ hai Đại học Tổng hợp Văn, Nguyễn Sinh Xô tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ngay khi vừa kết thúc khóa huấn luyện, đại đội của anh được “ném” vào một trong những chiến trường ác liệt nhất bấy giờ là Đồn biên phòng tiền tiêu Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An - nơi giao thoa giữa tiền tuyến và hậu phương, là cửa ngõ vào chiến trường cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng - Lào). Cuối năm 1974, Nguyễn Sinh Xô được kết nạp Đảng và được gọi về học Trường C500 (Học viện An ninh nhân dân). Cuối năm 1979, tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, chàng sĩ quan an ninh trẻ ấy về nhận nhiệm vụ tại Phòng Trinh sát Việt - Trung thuộc Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng.

Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô nhớ rất rõ những năm tháng gian nan nhưng đầy tự hào ấy. Với anh, chuyên án 2B - 291 ở Mèo Mạc, Hà Giang là kỉ niệm bi tráng nhất trong đời binh nghiệp của anh ở chiến trường biên giới Việt Trung. Giữa lúc biên giới còn chưa bình yên, những người lính trinh sát biên phòng như Nguyễn Sinh Xô âm thầm bước vào trận tuyến đấu trí, đấu lực với cụm phỉ Lý Nhè Lùng. Sau 3 tháng, ta đã tiêu diệt được cụm phỉ manh động này, nhưng sự hi sinh của đồng đội luôn là một dấu ấn trĩu nặng trong lòng những người còn sống.

Năm 1989, Thượng úy Nguyễn Sinh Xô là người được Tư lệnh Đinh Văn Tuy và sau đó là Tư lệnh Trịnh Trân bổ nhiệm làm Trưởng phòng Biên phòng điều tra (phòng 6). Từ đây, Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện thẩm quyền điều tra ban đầu thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khôi phục kỉ cương phép nước, giữ gìn an ninh, trật tự trên các tuyến biên giới. Đây thực sự là một dấu ấn của lực lượng biên phòng mà Nguyễn Sinh Xô cùng đồng đội của anh đã góp phần quan trọng.

Ngược dòng thời gian, cuối năm 2004, tình hình các loại tội phạm trong và ngoài nước câu kết với nhau nhằm buôn bán, vận chuyển ma túy, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/ 11/2004, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 156/2004/QĐ-BQP về việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng. Trong suốt 7 năm kể từ ngày thành lập đến nay, dẫu quân số chỉ bằng 1/10 so với lực lượng phòng chống tội phạm ma túy của công an nhưng dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô, Cục Phòng chống tội phạm ma túy BĐBP đã tổ chức thành công trên 5.000 chuyên án lớn, đồng thời khai mở nhiều biện pháp hữu hiệu trong tấn công trấn áp tội phạm ma túy có vũ trang.

Giữ cái đầu lạnh là gì năm 2024

Bộ đội biên phòng tuần tra biên giới. Ảnh: YM

Tỉnh táo và không ngủ vùi trong hào quang

Nguyễn Sinh Xô đã thắp lên ngọn lửa làm ấm nóng những trái tim trong mỗi trinh sát của mình bằng những cử chỉ, việc làm cụ thể. Anh nhớ lời Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dặn anh rằng: “Bây giờ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 người con. Họ tin tưởng quân đội nên gửi gắm con cái mình cho quân đội. Nếu để anh em sa ngã hoặc hi sinh thì chúng ta sẽ rất khó nói với những người thân của họ và phải đối mặt với nhiều hệ lụy về chính sách xã hội...”. Lời nói của vị tướng đứng đầu quân đội từng vào sinh ra tử trong chiến trận đã luôn theo Nguyễn Sinh Xô trong từng chuyên án. Anh thận trọng tính toán kỹ từng phương án, dõi theo từng bước đi của anh em để không phải trả giá bằng đổ máu và hi sinh. Anh quán triệt tới từng trinh sát rằng, không vì ham lập công mà đẩy mình và đồng đội vào hiểm nguy. Chiến công của lực lượng là rất quan trọng, nhưng không gì quan trọng hơn tính mạng và sức khỏe của những con người đã và đang lập nên chiến công cho lực lượng. Vị tướng này đã yêu cầu lực lượng phòng chống tội phạm ma túy ở biên giới phải sử dụng chó nghiệp vụ tấn công tội phạm để vô hiệu hóa vũ khí nóng của chúng và bắt sống đối tượng, tuyệt đối không đấu súng để đảm bảo an toàn cho lực lượng của ta cũng như đảm bảo tính mạng cho bọn tội phạm. Có như vậy, hình ảnh người lính biên phòng mới không trở nên xa lạ, lạnh lùng trong mắt đồng bào.

Nhất quán với quan niệm sống cần có “một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và một đôi tay sạch...”, Nguyễn Sinh Xô luôn chủ trương đối xử với các đối tượng phạm tội bằng cảm hóa thay vì tiêu diệt. Chính anh là người đề xuất phương pháp phòng chống tội phạm ma túy bằng tuyên truyền, vận động. Tôi đã từng nhiều lần đến với tuyến biên giới trọng điểm Sơn La, được nghe anh em cho biết về tình trạng vận chuyển buôn bán ma túy ở nơi đây. Đấu tranh với loại tội phạm này cứ như “bắt cóc bỏ đĩa” vậy. Mà rừng núi Sơn La thì thâm u, thăm thẳm thế, giăng biết bao nhiêu trinh sát đặc nhiệm, thiết lập biết bao nhiêu cơ sở ngầm hai bên biên giới cho đủ nếu không dựa vào quần chúng nhân dân. Một lần nữa, bài học dựa vào sức dân, xây dựng tình đoàn kết quân dân bền chặt lại sáng lên trên vùng biên Tây Bắc nhờ phát kiến của những người lính đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng.

Trước khi Kế hoạch 1048 ra đời, vào thời điểm cuối năm 2011, tại địa bàn huyện Mộc Châu, Sơn La, mỗi đêm có từ 5-10 toán vận chuyển ma túy, mỗi toán mang 50-100 bánh hêrôin. Địa bàn khu vực biên giới 2 huyện Mộc Châu và Xiềng Khọ, Hủa Phăn, Lào có tới 70% người dân địa phương bị lôi kéo, tiếp tay hoặc trực tiếp mua bán, vận chuyển ma túy. Xác định rằng rất nhiều trong số tội phạm kia là những người dân nghèo khó bị lôi kéo nên mục đích của Kế hoạch 1048 là tác động tận gốc đến từng địa bàn, dồn tổng lực để tuyên truyền, vận động cho người dân hai bên biên giới hiểu rõ tác hại của ma túy, hiểu hơn về các hành vi vi phạm pháp luật. Sau 3 tuần vận động tổng lực, những trinh sát đặc nhiệm đã hoàn toàn có thể mỉm cười và thêm tin tưởng vào con đường mà các anh đang đi. Hiệu quả mà kế hoạch đầy nhân văn và thiết thực này mang lại vượt quá sự kì vọng của các anh. Gần như 100% người dân ủng hộ, đồng lòng đứng về phía Bộ đội Biên phòng và cung cấp cho các anh nhiều tin tức có giá trị. Không những vậy, Kế hoạch 1048 đã nhận được sự đồng thuận, cùng vào cuộc một cách tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Thông tỏ nhiều học thuyết lí luận thực tiễn, giỏi triết luận và luôn biết tự phản biện với chính mình, Nguyễn Sinh Xô rất tâm đắc với điều Bác Hồ từng dạy: “Một dân tộc, một Đảng, hay mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn, nhưng không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Lời dạy của Bác luôn nhắc anh phải tỉnh táo và đừng bao giờ ngủ vùi trong vinh quang. Bản thân anh và gia đình không ít lần bị bọn tội phạm ma túy khủng bố, hăm dọa hoặc dụ dỗ mua chuộc với những món tiền hàng chục tỷ đồng. Thậm chí, chúng còn tìm cách bôi nhọ danh dự, vu cáo vợ con, người thân của anh nhận tiền hối lộ. 7 năm trên cương vị Cục trưởng, Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô đã quá quen với những áp lực ấy. Giữ cho “đôi bàn tay sạch” để mình có một tâm thế vững vàng, trong sáng và cũng là để anh em nhìn vào mình mà tiếp tục kiên định, không để sa ngã hoặc bước lạc đường. Cá nhân tôi thầm nhận xét rằng, có lẽ không chỉ anh em, đồng đội quý trọng anh mà ngay cả những ông trùm khét tiếng bên kia biên giới cũng kính nể và “ngán” phải “đụng” với vị tướng này.

“Tôi xin thua Bộ đội Biên phòng Việt Nam” - đó là câu nói cuối cùng của ông trùm Xiêng Phênh khi tra tay vào còng số tám. Từng chuẩn bị bước ra pháp trường nhận án tử, nhưng nhờ lập công chuộc tội, ông trùm của đất nước Triệu Voi này sau 17 năm thụ án đã trở về cố quốc. Được tự do, không bao lâu sau, hắn đã thiết lập một đường dây vận chuyển ma túy từ Myanmar qua Thái Lan, Lào, Campuchia về TP.HCM tiêu thụ. Trước thông tin này, Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô đã chỉ đạo cho lực lượng trinh sát đặc nhiệm Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh theo dõi và tổ chức đấu tranh bóc gỡ đường dây này. Đầu năm 2012, các trinh sát của đội đặc nhiệm thuộc Cục Phòng chống tội phạm ma túy đã đóng giả thành người buôn bán ma túy cần hàng với số lượng lớn. Hám lợi, con mồi bập vào ngay. Đúng 12 giờ 3 phút ngày 8/4, chiếc xe bán tải chạy vào khách sạn, đối tượng trên xe bước xuống mang theo một bao tải và đi nhanh lên phòng số 7. Ngay khi 40 bánh heroin được mang vào phòng, các chiến sĩ trinh sát của ta đã nhanh chóng tước súng, quật ngã Siêng Phênh và dẫn giải về cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bôlykhămxay chờ ngày ra tòa lĩnh án.

Đó mới chỉ là trên mặt trận đánh ma túy, còn nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội được chuyển giao từ lực lượng trinh sát hồi tháng 3/2009 cũng là một nhiệm vụ biết mấy khó khăn. Bằng nỗ lực rất lớn của mình, những trinh sát đặc nhiệm trên toàn tuyến biên giới của Cục đã giải cứu thành công hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị bắt cóc, lừa gạt bán sang bên kia biên giới, đưa họ về đoàn tụ với gia đình. Cùng với đó là hàng chục doanh nghiệp, cá nhân có biểu hiện gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm bị khởi tố hoặc bị xử lí hành chính, thu về cho ngân sách hàng chục tỉ đồng tiền thuế thất thu...

Những cống hiến của Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô cho lực lượng Bộ đội Biên phòng và công cuộc đấu tranh trấn áp các loại tội phạm ma túy trên biên giới sẽ luôn được mọi người nhắc tới với vai trò của một con người được số mệnh đặt trên vai gánh nặng của người lính tiên phong, khai mở những con đường chưa ai từng qua, những phương pháp chưa ai từng làm. Anh định danh trong trái tim của mọi người bằng 3 tiếng giản đơn: Nguyễn Sinh Xô.

Giữ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng là gì?

Người ta thường dùng cụm từ “đầu lạnh, tim nóng” như một cách hiểu bình dân hơn của trí tuệ cảm xúc. Theo đó, chúng ta cần tỉnh táo để hành xử có chừng mực, đó chính là “đầu lạnh”. Nhưng cũng cần có sự cảm thông, nhìn sự việc dưới góc độ của người khác, đó chính là “tim nóng”.

Trái tim nóng và cái đầu lạnh là câu nói của ai?

Ngày 20/01/2017, Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội khánh thành Tượng nhà cách mạng Dzerzhinsky, người sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới với câu nói nổi tiếng: "Người cán bộ Công an phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch."

Ý nghĩa cái đầu lạnh là gì?

“Cái đầu lạnh” để “Phụng công thủ pháp”, tức là làm việc một cách công tâm, nhất nhất chỉ tuân theo pháp luật mà phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân. “Cái đầu lạnh” để không bị mua chuộc, cám dỗ bởi đồng tiền hay bất cứ thứ vật chất nào khác.

Trái tim lạnh là gì?

Trái tim lạnh lẽo đóng băng cái tâm của người làm báo. Thay vì làm báo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì cái tâm lệch lạc đã bẻ cong ngòi bút. Thậm chí quy chụp, viết bừa viết bậy, thay vì sử dụng thông tin để đưa tới người đọc thì lại sử dụng cho việc dọa dẫm vòi tiền, lợi ích.