Giá thành sản phẩm không bao gồm

Để cung cấp một sản phẩm ra thị trường đơn vị sản xuất phải tính được giá thành của sản phẩm để xác định giá bán. Nhưng để xác định được giá thành sản phẩm phải tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng với các cách tính giá thành khác nhau.

Bài viết Giá thành là gì?  chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nói trên tới Quí vị.

Giá thành là gì?

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản  phẩm hoàn thành, giá thành có thể chia ra làm 2 loại: Giá thành sản  xuất và giá thành tiêu thụ.

Ngoài ra nếu chia thành thời điểm và nguồn số liệu:

[i] Giá thành kế hoạch;

[ii] Giá thành định mức;

[iii] Giá thành thực tế.

Giá thành sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất được cấu thành từ:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm và dịch vụ;

– Chi phí nhân công trực tiếp: Để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có sức lao động bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền công cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ;

– Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm [bao gồm chi phí quản lý bộ phận, công xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện, tiền nước…].

Giá thành tiêu thụ là gì?

Giá thành tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Cách tính giá thành

Có nhiều phương pháp tính giá thành, có thể kể đến như: phương pháp giản đơn [phương pháp trực tiếp]; phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô; phương pháp phân bước; phương pháp hệ số; phương pháp định mức.

Vì giới hạn bài viết Giá thành là gì nên chúng tôi sẽ chọn ra những phương pháp chính để phân tích bao gồm:

– Phương pháp loại giản đơn

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi vì đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng  mặt hàng ít và khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ ngắn. Công thức như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

– Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây cũng là một phương pháp được dùng nhiều, áp dụng trong những trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ [mà theo đó sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu]. Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – gia trị sản phẩm  phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.

– Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn,  khác nhau. Công thức tính  như sau:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá  thành sản phẩm giai đoan 2+….+giá thành sản phẩm giai đoạn N

Phần tiếp theo của bài viết Giá thành là gì? sẽ cung cấp tới Quí  vị cách lập bảng tính sản phẩm định mức.

Cách lập bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức

Bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức được coi là một trong những phương pháp phức tạp. Công thức  như sau:

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành kế hoạch [ hoặc định mức] đơn vị sản phẩm từng loại X tỷ lệ chi phí [%]

Tỷ lệ chi phí %= [ Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm] : [ Tổng giá thành sản suất kế hoạch  của các loại sản phẩm] X 100

Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành.

Trong công tác quản lí các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:

– Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

– Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kĩ thuật.

– Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.

Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất…

Từ những phân tích trên chúng tôi rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Giá thành là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai thuật ngữ kế toán vô cùng thông dụng. Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thế nào là chi phí sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật ngữ còn lại, giá thành sản phẩm là gì? Phân loại, chức năng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Giá thành sản phẩm [Product Cost] là gì?

Giá thành sản phẩm là một thuật ngữ kế toán đề cập đến tổng chi phí liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm và chuẩn bị bán sản phẩm. Trong sản xuất, giá thành sản phẩm là các khoản chi bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung. Trong bán lẻ, chi phí sản phẩm có thể bao gồm các khoản chi liên quan đến nhà cung cấp, cộng với bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc dự trữ sản phẩm.


Khái niệm giá thành sản phẩm là gì?

Bạn đang chuẩn bị thực hiện bài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm? Bạn cần sự hỗ trợ hoặc bạn không có nhiều thời gian để làm tốt bài luận của mình? Tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp từ những chuyên viên có kiến thức & kinh nghiệm của chúng tôi. Tìm hiểu nhiều hơn về dịch vụ làm luận văn thuê, truy cập:

//luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html

Bản chất của giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự chi phí. Để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đó chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai của quá trình sản xuất kinh doanh mang tên kết quả sản xuất thu được. Mối quan hệ giữa hai mặt này đã hình thành nên chỉ tiêu đánh giá giá thành sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm những chi phí về lao động [cả lao động sống và lao động vật hóa] cùng với các chi phí khác được sử dụng với mục đích sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ nhất định.

Sự khác nhau cơ bản giữa giá thành sản phẩm và chi phí thể hiện ở:

  • Thứ nhất, chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
  • Thứ hai, giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí sản xuất để hoàn thành việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm nhất định.
  • Thứ ba, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp. Nó phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý nhằm vào mục đích hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm

#1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành

Theo thời điểm tính giá thành, ta có thể phân loại giá thành sản phẩm thành 03 loại: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Cách phân loại giá thành sản phẩm này giúp cho doanh nghiệp hạch toán một cách cụ thể cũng như quản lý tốt giá thành sản phẩm. Từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả cho việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

  • Giá thành kế hoạch: Là mực dự tính các chi phí đã quy định trong phạm vi giá thành cần cho sản xuất sản phẩm. Nó được xây dựng trên cơ sở số lượng sản phẩm kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch. 
  • Giá thành định mức: Là mức dự tính các chi phí cần cho sản xuất sản phẩm được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
  • Giá thành thực tế: là giá lại giá thành được xác định bởi kế toán dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế.

#2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, ta lại có thể phân giá thành sản phẩm thành hai loại chính là giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Cụ thể:

  • Giá thành sản xuất: Còn được gọi là giá thành phân xưởng, nó bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất…
  • Giá thành tiêu thụ: Đây là loại giá thành bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đó. Chi phí tiêu thụ còn được gọi là chi phí giá thành toàn bộ.

Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí đóng vai trò giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp nắm được kết quả kinh doanh của từng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang sản xuất - kinh doanh.

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là gì?

Định nghĩa một cách đơn giản nhất, đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là các loại sản phẩm, lao vụ, công việc mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính giá thành đơn vị và tổng giá thành.

Tương tự như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định giá thành sản phẩm cũng cần phải dựa trên các đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, khả năng, yêu cầu quản lý, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể…


Đối tượng tính giá thành sản phẩm là gì?

➢ Xét về mặt tổ chức sản xuất:

  • Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành sản phẩm được xác định là từng sản phẩm mà công ty đó hiện đang sản xuất.
  • Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm.
  • Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

➢ Xét về quy trình công nghệ:

  • Nếu doanh nghiệp sở hữu một quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ sẽ là đối tượng tính giá thành.
  • Nếu doanh nghiệp sở hữu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính
  • giá thành sản phẩm có thể là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn, sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành hoặc từng chi tiết sản phẩm, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận. 

Chức năng của giá thành sản phẩm là gì?

Hai chức năng cơ bản và quan trọng nhất của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là bù đắp chi phí và lập giá. 

Thứ nhất, chức năng bù đắp chi phí. Trong doanh nghiệp, toàn bộ chi phí được chi ra cho việc hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ hay một dịch vụ phải bù đắp bằng chính số tiền thu về từ hoạt động tiêu thụ, bán sản phẩm, lao vụ hay bán dịch vụ. Việc bù đắp chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải, bù đắp được mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. 

Thứ hai, chức năng lập giá. Giá bán sản phẩm, dịch vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải phụ thuộc vào hai yếu tố chính là quy luật cung cầu của thị trường và sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thông qua việc tiêu thụ bán sản phẩm, doanh nghiệp  thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá bán sản phẩm là biểu hiện giá trị của sản phẩm, phải được xác định dựa trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.


Chức năng của giá thành sản phẩm là gì?

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Về mặt bản chất, giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả kinh doanh. Trong khi đó, chi phí sản xuất lại phản ánh mặt hao phí sản xuất. Có thể nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất bởi cả hai cùng biểu hiện những hao phí về lao động [bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa] mà doanh nghiệp đã bỏ ra bằng tiền. Bên cạnh đó, chúng lại khác nhau về chất.

Trên góc độ quá trình sản xuất, quá trình sản xuất là quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm lại mang tính chu kỳ và được thực hiện tại một điểm cắt để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành, có thể tồn tại một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, đồng nghĩa với số sản phẩm đó sẽ chứa đựng một lượng chi phí sản xuất được gọi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa hoàn thành sẽ được chuyển sang kỳ này để tiếp tục sản xuất. Đồng nghĩa với việc khối lượng sản phẩm này cũng sẽ chứa đựng một lượng chi phí sản xuất - gọi là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy, ta có thể rút ra được giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sẽ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dang dở đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dang dở cuối kỳ.

Nói tóm lại, trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Do đó, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ góp phần rất lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, chi phí sản xuất cũng đóng vai trò là số liệu của kế toán, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. 

Trên đây, Luận Văn 99 đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm “giá thành sản phẩm là gì” cũng như khái quát chung về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Hy vọng rằng với những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập nói chung và thực hiện viết luận văn nói riêng. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn đang gặp vấn đề với bài luận văn kế toán của mình nhé!Giá thành sản phẩm là gì? Phân loại và vai trò của giá thành sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề