Gia đình hạnh phúc cần những yếu tố nào năm 2024

Gia đình hạnh phúc là điều ai cũng mong ước có được. Nhưng thế nào là gia đình hạnh phúc? Và làm gì để gia đình hạnh phúc thì không phải ai cũng biết. Cùng Luật Tre Việt tìm hiểu Nguyên tắc xây dựng gia đình hạnh phúc.

Chúng tôi làm luật sư lâu năm và gặp rất nhiều đôi ly hôn và lý do ly hôn thì có ngàn lý do, từ đôi vợ chồng trẻ vừa đủ tuổi kết hôn kết hôn được mấy tháng đã ly hôn, có đôi yêu nhau gần 10 năm đến khi kết hôn được 3 năm đầu đã ly hôn, đặc biệt ngày nay 10/02/2024 tức ngày mồng 01 tết Giáp Thìn có ông bà tuổi gần 70 rồi có cháu đầy đàn cũng đòi ly hôn. Xu hướng ly hôn ngày nay thì Nữ đâm đơn ly hôn nhiều hơn nam giới và khi nữ đâm đơn ly hôn thì đa số là ly hôn không hòa giải được, còn đàn ông đâm đơn ly hôn có khả năng hòa giải và rút đơn về. Nguyên nhân nhiều nữ đâm đơn ly hôn cũng là do một phần tỷ lệ giới tính hiện nay, Nam nhiều hơn nữ và ngày nay nam giới không còn chiếm ưu thế tạo thu nhập trong gia đình như trước đây Nam giới làm việc nặng (việc chân tay) để có thu nhập và nữ giới không được coi trọng, mà hiện nay đều là trí tuệ nên phụ nữ cũng có bình quyền như nam, thậm trí còn kiếm tiền giỏi và dễ kiếm tiền hơn nam giới. Kinh tế thị trường ai có kinh tế người đó có tiếng nói trọng lượng chi phối mọi hành vi và giá trị đạo đức.

Khái niêm gia đình và hạnh phúc gia đình

“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, gia đình là yếu tố đã được người xưa xem trọng, là nền móng của xã hội. Trước khi có thể làm việc lớn, việc quan trọng trước hết chính là việc tu thân và gìn giữ gia đình hạnh phúc. Gía trị gia đình hạnh phúc là gì mà có thể được coi trọng đến vậy? Trước hết, hãy hiểu rõ khái niệm về gia đình.

Khái niệm Gia đình Theo Khoản 2 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này" Theo định nghĩa, gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau. Có mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và trải qua quá trình phát triển lâu dài và có những ảnh hưởng,tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Hạnh phúc gia đình là gia đình có đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần. Có thể khiến cho mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy hạnh phúc. Với bất cứ định nghĩa nào thì điều quan trọng nhất là bạn cùng các thành viên trong gia đình đều cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.

Trước khi tìm hiểu bí quyết để có gia đình hạnh phúc, chúng ta cùng tìm hiểu chức năng của gia đình là gì.

2. Chức năng của gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt đẹp được. Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình.

Gia đình có các chức năng cơ bản: Chức năng sinh đẻ; Chức năng giáo dục; Chức năng kinh tế. Bên cạnh các chức năng cơ bản đó, gia đình còn phải thực hiện chức năng quan tâm và chăm sóc người cao tuổi.

2.1. Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống

Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau.

2.2. Chức năng kinh tế

Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.

2.3. Chức năng giáo dục

Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.. ”

Mỗi gia đình đều hình thành tính cách của từng thành viên trong xã hội Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể của sự giáo dục. Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thường hình thành ngay từ thời thơ ấu. Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên để lí giải thế giới sự vật, hiện tượng, những khái niệm về cái thiện và cái ác, dạy cho trẻ con hiểu rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của những giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó.

2.4. Các chức năng khác

Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

3. Những yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

Để xây dựng và gìn giữ,vun đắp hạnh phúc gia đình là nhiệm vụ chung của mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân. Gia đình hạnh phúc cần những yếu tố nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu hạnh phúc trong cuộc sống. 3.1 Quan tâm và chia sẻ mỗi ngày Quan tâm và chia sẻ mỗi ngày giúp các thành viên kết nối, gắn kết lẫn nhau. Cuộc sống gia đình, có chia sẻ, dành thời gian quan tâm nhau mỗi ngày sẽ hòa thuận, hạnh phúc hơn. Trong một gia đình, vợ chồng hòa thuận ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ khác. Như mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, giữa cha mẹ và con cái.

Cuộc sống hiện đại ngày nay, thời gian cha mẹ dành để quan tâm và nói chuyện với con cái mỗi ngày trở nên hiếm hoi. Chính bởi lý do này, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên xa cách, lạnh nhạt. Nếu không thể sắp xếp thời gian bên nhau mỗi ngày, bạn có thể tụ tập các thành viên trong gia đình vào cuối tuần, có thể cùng nhau ăn bữa tối hoặc những chuyến picnic ngắn ngày cũng là một lựa chọn thú vị.

3.2 Các thành viên trong gia đình tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau

Trong một gia đình, ai cũng cần được tôn trọng, kể cả những đứa trẻ. Sự tôn trọng làm cho các thành viên trong gia đình thêm tin tưởng lẫn nhau. Việt Nam còn bị ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong nhiều gia đình, vai trò và tiếng nói của người phụ nữ không được tôn trọng. Rất dễ dẫn đến tình trạng người chồng không tôn trọng người vợ. Từ đó, con cái bị ảnh hưởng rất nhiều về nhận thức và cách cư xử sau này với gia đình riêng. Mặc dù trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao nhưng vẫn còn nhen nhóm trong cuộc sống xung quanh chúng ta.

Tôn trọng lẫn nhau còn thể hiện ở việc cha mẹ tôn trọng ý kiến và không kiểm soát con cái. Nhiều bậc phụ huynh luôn bắt buộc con cái phải làm theo những gì mình sắp xếp mà quên mất hỏi ý kiến con cái có mong muốn điều đó hay không. Sắp xếp sẵn tương lại cho con nhưng lại không hề tôn trọng ý kiến của con.

3.3 Làm tròn nghĩa vụ và bổn phận trong gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình đều có các nghĩa vụ và bổn phận riêng. Con cháu trong nhà có nghĩa vụ học hành, ngoan ngoãn, tôn trọng người lớn. Còn người lớn cũng cần tôn trọng trẻ nhỏ, tôn trọng lẫn nhau.Vợ chồng cùng nhau cố gắng, xây dựng gia đình hạnh phúc,vun đắp cho cả nhà. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau

Dù bạn đóng vai trò gì trong gia đình thì cũng đều phải đảm bảo bổn phận và nghĩa vụ của mình với gia đình ấy. Bởi nếu các thành viên không giữ đúng bổn phận của mình thì gia đình sẽ không còn gắn kết, không có sự tôn trọng lẫn nhau.