Gia Cát Lượng thọ bao nhiêu tuổi

Thời kỳ Tam Quốc quần hùng tranh bá, có rất nhiều mưu thần hổ tướng tới tấp xuất hiện, người chinh chiến nơi sa trường, người góp mưu tính chuyện lớn của đất nước. Người nổi tiếng nhất trong số ấy là Gia Cát Lượng - danh xưng "Ngọa Long".

Gia Cát Lượng hiểu biết sâu rộng, có thể nói là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Từ sau khi Lưu Bị ba lần bái phỏng lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi, Gia Cát Lượng vẫn luôn cúc cung tận tuỵ vạch kế hoạch tương lai cho Lưu Bị, lập nên công lao hiển hách cho Thục Hán.

Về phương diện đối đãi với người tài, Gia Cát Lượng cũng không hề qua loa. Ấy vậy mà khi Gia Cát Lượng qua đời, tướng lĩnh hàng đầu của Thục Hán chỉ dưới Ngũ hổ tướng như Nguỵ Diên khi đó, lẽ ra phải là đối tượng được chọn để dặn dò giao phó trọng trách, rốt cuộc vì lý do gì mà Gia Cát lại thẳng tay đẩy Nguỵ Diên vào chỗ chết?

Phân tích khái quát dựa theo "Tam quốc diễn nghĩa", có thể thấy được một số lý do sau:

Trước tiên Gia Cát Lượng cho rằng Nguỵ Diên có tướng phản phúc, sẽ phản bội Thục Hán, hiển nhiên không cho phép Diên tồn tại trên đời.

Theo ghi chép trong "Tam quốc diễn nghĩa", khi Quan Vũ dẫn Nguỵ Diên đến gặp mặt Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng lại hạ lệnh chém chết Nguỵ Diên ngay lập tức. Lý do là: "Hưởng bổng lộc nhưng lại giết chủ, ấy là bất trung; dâng đất mình sống cho kẻ khác, ấy là bất nghĩa. Ta thấy Nguỵ Diên có tướng phản phúc, sau này tất phản chủ, nên phải chém trước, diệt sạch mầm hoạ."

Hình ảnh nhân vật Ngụy Diên trên phim.

Nhưng có một điều mâu thuẫn ở đây, ai ai cũng biết, các đại tướng của thời Tam Quốc không một ai không hiểu đạo lý chim khôn lựa cành mà đậu, lời này của Gia Cát Lượng rõ ràng là đang chĩa mũi nhọn vào Nguỵ Diên, cảnh báo Nguỵ Diên, nhắc ông đừng sinh ra ý đồ vượt khuôn phép.

Nhưng cuối cùng nhờ có Lưu Bị khuyên giải, Gia Cát Lượng không muốn khiến những tướng lĩnh dưới trướng khác cảm thấy bất an, nên đã từ bỏ ý định giết chết Nguỵ Diên.

Dù vậy suy nghĩ đề phòng Nguỵ Diên của ông không hoàn toàn tan biến chỉ trong chốc lát. Dù không giết chết Nguỵ Diên, Gia Cát Lượng cũng không vì thế mà buông lỏng cảnh giác đối với người này.

Sau khi Lưu Bị phó thác con côi cho Gia Cát Lượng ở thành Bạch Đế, Nguỵ Diên càng không được yêu quý.

Trong thời kỳ Bắc phạt, Nguỵ Diên đề ra sách lược xuất quân ở Tý Ngọ cốc, bị Gia Cát Lượng chỉ trích rằng quá đỗi nguy hiểm, phủ quyết không dùng tới.

Khi Gia Cát Lượng lập đàn Thất tinh xin kéo dài tuổi thọ, lại bị Nguỵ Diên "bất cẩn" làm tắt nến bản mệnh. Nhiều yếu tố như vậy, Gia Cát Lượng sao có thể khoan dung cho Nguỵ Diên tồn tại trên đời, uy hiếp Thục Hán?

Thứ hai, Hậu chủ Lưu Thiện của Thục Hán vô cùng nhát gan, không thể gánh vác việc lớn, nếu không giết Nguỵ Diên, rất có thể Nguỵ Diên sẽ làm phản.

Phần trên cũng đã nhắc tới, khi Gia Cát Lượng nhìn thấy Nguỵ Diên, ông đã nói Nguỵ Diên có tướng phản phúc, sau này ắt sẽ phản chủ. Thật ra nếu bình tâm xem xét lại, Nguỵ Diên cũng là hạng người lòng dạ thâm sâu, đầy dã tâm.

Hình ảnh nhân vật Ngụy Diên trên phim.

Năm xưa Nguỵ Diên từng cùng Hoàng Trung tận tâm cống hiến cho một Thái thú, người này cai trị tàn bạo, mắc bệnh đa nghi nghiêm trọng.

Trong khi, Hoàng Trung khổ sở biện minh rằng mình không có lòng mưu phản, còn Nguỵ Diên không nói không rằng, trực tiếp dấy binh tạo phản, giết chết viên Thái thú mình dốc sức phò tá.

Tuy nhìn bên ngoài, có vẻ như Ngụy Diên đang nghĩ cho Hoàng Trung, vạn bất đắc dĩ mới phải làm vậy, nhưng trong lòng Ngụy Diên nghĩ gì, e rằng không ai hiểu hết được.

Có lẽ Gia Cát Lượng cũng biết rõ điều này, nên khi chết mới kéo theo cả Nguỵ Diên. Bởi vì Thục Hán ở thời điểm này, Hậu chủ Lưu Thiện quả thật quá đỗi nhu nhược, không thể gánh vác việc lớn. Gia Cát Lượng suy xét, cũng chỉ có thể để lại những người mình tin cậy trong triều để phò tá hậu chủ, thay Lưu Bị trấn thủ Thục Hán.

Cho nên trước mặt những người như Phí Y, Tưởng Uyển, Gia Cát Lượng đều tỏ thái độ vô cùng hoà nhã.

Về phần Nguỵ Diên, cho dù không nhắc đến chuyện trước kia ông dấy binh tạo phản Thái thú, nhưng tướng phản phúc, chắc chắn sẽ phản chủ của ông cũng luôn luôn nhắc nhở Gia Cát Lượng, không được để Nguỵ Diên ở lại Thục Hán.

Huống chi sau khi Gia Cát Lượng chết, Thục Hán gần như chẳng còn ai có thể kìm kẹp Nguỵ Diên. Nguỵ Diên một mình làm bá chủ, lại không có minh quân kiềm chế, kết cục không cần nói cũng biết.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng và Ngụy Diên trên phim.

Thứ ba, Nguỵ Diên có quan hệ gay gắt với những người như Dương Nghi, tính tình kiêu ngạo. Để bảo toàn đại cục, cần phải diệt trừ Nguỵ Diên.

Như mọi người đều biết, trong nội bộ quân Thục, oán hận giữa Dương Nghi và Nguỵ Diên chất chứa đã lâu. Dương Nghi là Thừa tướng trưởng sử, Nguỵ Diên kiêm chức Thừa tướng tư mã, hai người một văn một võ, cứ như nước với lửa. Chính Gia Cát Lượng cũng biết được điều này, nhưng ông lại không hề tiến hành ngăn cản, mà lại lợi dụng việc này.

Dương Nghi đi theo Gia Cát Lượng trong thời gian dài, không những năng lực chính trị vô cùng xuất sắc mà còn hết sức trung thành với Thục Hán.

Còn Nguỵ Diên thì sao? Ông có xuất thân là tướng lĩnh xin đầu hàng Lưu Bị, tính tình kiêu ngạo, lại có tướng phản phúc, có thể sẽ thay lòng đổi dạ. So sánh hai người với nhau, Gia Cát Lượng sẽ lựa chọn ai, lẽ nào không phải chuyện quá rõ ràng? Nguỵ Diên chắc chắn là người bị loại bỏ.

Nhưng lúc này Gia Cát Lượng cũng chưa hề hoàn toàn buông tha cho Nguỵ Diên.

Khi Gia Cát Lượng lần đầu tiên đi Bắc phạt, ông vẫn bổ nhiệm Nguỵ Diên giữ chức Thừa tướng tư mã, Thứ sử Lương Châu. Nhưng thái độ Gia Cát Lượng dành cho Nguỵ Diên, bản thân Nguỵ Diên không thể nào không cảm nhận được. 

Trong vài lần xuất chinh sau đó, độ tích cực của Nguỵ Diên đều không được đánh giá là quá cao.

Khi Gia Cát Lượng chết, hành động trọng dụng Dương Nghi mà không dùng Nguỵ Diên càng đào sâu thêm sự bất mãn của Nguỵ Diên dành cho Gia Cát Lượng.

Về sau Nguỵ Diên còn nói: "Tuy Thừa tướng chết, nhưng ta vẫn còn sống! Há có thể vì cái chết của một người mà làm hỏng việc lớn của đất nước?". Nguỵ Diên kiêu căng như vậy, cũng khó trách rước phải hoạ sát thân.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy Nguỵ Diên là người có dã tâm rất lớn, lại bị Gia Cát Lượng găm sâu trong suy nghĩ rằng là tướng phản phúc. Cùng với tình trạng quân chủ yếu kém của Thục Hán, đây là những lý do khiến Gia Cát Lượng không yên tâm, muốn loại bỏ Nguỵ Diên ngay cả khi ông đã qua đời.

PV [Theo Trí Thức Trẻ]

Skip to content

Thời kỳ Tam Quốc, Khổng minh – Gia Cát Lượng được xem là nhà quân sự tài ba, lịch sử nhắc đến ông là một trong những nhà tiên tri lừng danh với những dự đoán chính xác về vận mệnh đương thời của Trung Quốc…

Khổng Minh – Gia Cát Lượng

Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng [181 – 234], tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô [nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông]. Gia Cát Lượng là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, không những thế ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân ““trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác. Chuyện còn kể rằng trước khi Gia Cát Lượng qua đời, ông để lại một túi gấm và dặn con cháu đời sau nếu gặp nguy khốn hãy mở ra: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại hoạ chết người. Tới lúc đó hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.

Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế và có ý định trừng trị một số quan quân triều đình là hậu duệ của Gia Cát Lượng. Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên thánh đường Tư Mã Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”. Hậu duệ nhà Gia Cát bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem.

Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” [có nghĩa phải là hoàng thượng mới mở ra xem]. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm hơi hoài nghi nhưng cũng lập tức làm theo. Nhưng khi nhà vua vừa lùi ba bước thì bỗng nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành. Tư Mã Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này. Sử sách Trung Quốc có ghi lại rằng Gia Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết, ông nói với các tướng sỹ của mình rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ. Quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Bỗng nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng dặn dò quân lính không chon theo bất kỳ tài sản hay vật tuỳ táng nào, mộ huyệt chỉ vừa khít quan tài, không xây lơn, không trồng cây hay ám hiệu đánh dấu để bị phát hiện.

Tài năng lỗi lạc, trí tuệ tinh thông cùng với lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, và là một nhà tiên tri kiệt xuất thời Tam quốc.

Nguồn ST

Video liên quan

Chủ Đề