Gia cầm sống ở đâu

Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn việc đưa những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật vào Nhật Bản. Vui lòng xem ở đây để biết thêm thông tin hướng dẫn về việc mang những sản phẩm có nguồn gốc động vật từ Nhật Bản ra nước ngoài. 

Những điều cần biết trước khi đến Nhật Bản

Hiện nay, tại nhiều quốc gia đang xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, hơn nữa rất khó lấy được giấy chứng nhận kiểm tra đối với sản phẩm lưu niệm hoặc sản phẩm tiêu dùng cá nhân, cho nên hầu hết những sản phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm sản phẩm thịt, đều không thể đưa vào Nhật Bản.

Xử lý nghiêm đối với hành vi mang trái phép, bất kể người vi phạm có tự nguyện hủy bỏ hay không.

Vui lòng lưu ý rằng việc đưa vào bất hợp pháp sẽ bị phạt.

1.Xác nhận xem có thuộc đối tượng cần kiểm dịch động vật hay không

Những sản phẩm dưới đây có nguồn gốc từ động vật móng guốc [bò, lợn, dê, cừu, hươu nai, v.v...], ngựa, gia cầm [*], chó, thỏ, ong mật là đối tượng cần kiểm dịch động vật.
* Gia cầm: gà, chim cút, gà lôi, đà điểu, gà sao, gà tây, vịt, ngỗng và những loài chim thuộc bộ ngỗng khác

  • Thịt - nội tạng
    Sản phẩm tươi sống, sản phẩm bảo quản lạnh, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm chế biến sẵn đã nấu chín, v.v..., dù ở hình thức nào cũng đều là đối tượng kiểm dịch động vật.

    Ví dụ sản phẩm chế biến sẵn: thịt bò khô, thịt giăm bông, xúc xích, thịt lợn muối xông khói, bánh bao nhân thịt, v.v...

  • Trứng [bao gồm vỏ trứng]
  • Xương, mỡ, máu, da, lông [gia súc], lông [gia cầm], sừng, móng, gân
    Thành phẩm như túi xách da, áo len lông cừu, v.v... không thuộc đối tượng kiểm dịch.
  • Sữa tươi, tinh dịch, trứng đã được thụ tinh, trứng chưa được thụ tinh, phân, nước tiểu
  • Các sản phẩm từ sữa [trừ các mặt hàng xách tay]
  • Rơm rạ, cỏ khô dùng làm thức ăn gia súc (một số khu vực

2.Xác nhận xem có bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu hay không

Có những quốc gia, khu vực không thể đưa sản phẩm có nguồn gốc động vật vào Nhật Bản do xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, v.v...

Tham khảo danh sách các quốc gia, khu vực bị cấm nhập khẩu do xuất hiện dịch lở mồm long móng tại đây

Tham khảo danh sách các quốc gia, khu vực bị ngừng nhập khẩu do xuất hiện cúm gia cầm tại đây

*Ngoài ra, những sản phẩm có nguồn gốc từ lợn của các quốc gia, khu vực xuất hiện dịch tả lợn, những sản phẩm có nguồn gốc từ hươu nai của các quốc gia xuất hiện dịch CWD [bệnh suy mòn mãn tính] cũng bị ngừng nhập khẩu.

3.Lấy giấy chứng nhận kiểm tra

Sản phẩm lưu niệm hoặc các sản phẩm tiêu dùng cá nhân, nếu không có giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan chính phủ của nước xuất khẩu thì không được đưa vào Nhật Bản. 

Tại Australia, New Zealand, v.v..., cũng có những sản phẩm được bày bán có kèm theo giấy chứng nhận kiểm tra dành cho Nhật Bản.

4.Để trạm kiểm dịch động vật kiểm tra khi đến Nhật Bản

Vui lòng đến quầy kiểm dịch động vật trong khu vực kiểm tra hải quan của hải cảng, sân bay đến để được kiểm tra.

Vui lòng lưu ý rằng nếu bao bì của sản phẩm đã được mở ra trước khi được trạm kiểm dịch động vật kiểm tra, thì cho dù là những sản phẩm có thể đưa vào Nhật Bản cũng sẽ không thể đưa vào Nhật Bản.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Những sản phẩm thịt bán trên thị trường được đóng gói trong túi hút chân không, có thể được đưa vào Nhật Bản không?

Trả lời 1: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù được đóng gói trong túi hút chân không, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 2: Những sản phẩm đã nấu chín có thể được đưa vào Nhật Bản không?

Trả lời 2: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù đã được nấu chín, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 3: Tôi nghe nhân viên cửa hàng miễn thuế nói rằng những sản phẩm được bán ở cửa hàng miễn thuế cũng có thể đưa vào Nhật Bản, có thật vậy không?

Trả lời 3: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù được bán ở cửa hàng miễn thuế, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 4: Có thể đưa vào Nhật Bản chỉ một lượng sản phẩm dành cho một người ăn hay không?

Trả lời 4: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù chỉ là một số lượng nhỏ sản phẩm lưu niệm hay sản phẩm tiêu dùng cá nhân, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Trường hợp quý vị xem tập tin có định dạng PDF, thì cần phải có phần mềm Adobe Reader. Nếu quý vị không có Adobe Reader, vui lòng tải về phần mềm từ đường link trên banner.

TPO - Là chợ gia cầm lớn nhất khu vực phía Bắc, chợ Hà Vỹ [Thường Tín, Hà Nội] tấp nập người mua bán những ngày cận Tết. Từ đầu cổng vào chợ, các xe tải nối đuôi nhau xếp hàng, còn bên trong các tiểu thương vào nhập hàng, giao dịch vô cùng nhộn nhịp.

Chợ gia cầm tất bật những ngày cận Tết

 Video: Chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc tất bật những ngày cận Tết.

Đến chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi [huyện Thường Tín] vào những ngày này mới thấy được “sức nóng” của thị trường tiêu dùng mặt hàng gia cầm mỗi khi Tết Nguyên Đán đến gần.

    

Theo các tiểu thương ở đây cho biết, cao điểm buôn bán ở chợ này rơi vào khoảng thời gian từ 3h -5h sáng và 15h-17h chiều các ngày trong tuần , đặc biệt là từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày áp Tết thì giờ nào cũng tấp nập người mua kẻ bán.

Chị Nguyễn Thị Huyền, một tiểu thương tại chợ chia sẻ: “ Thường thì những ngày cận Tết, người mua đông hơn, nên giá cũng nhích lên. Thời điểm này, giá gà ta loại ngon dao động từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với tháng 12-2020.”

Còn anh Hồ Văn Thiệp [tiểu thương buôn bán ngan vịt tại chợ Hà Vỹ] sau khi bận rộn chuyển một số lượng lớn vịt cho khách buôn cũng vội vàng nói thêm: “Giá ngan vịt năm nay giảm mạnh, có thể nói là giảm nhất từ trước đến giờ. Năm ngoái còn lên được 50.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ được hơn 30.000 đồng/kg, giảm gần mất một nửa so với năm ngoái.”

 

Nhộn nhịp mua bán dù chưa phải cao điểm.

“Thời điểm hiện tại, mỗi ngày cửa hàng bán ra 5-6 tạ gà ta, những ngày áp Tết có thể bán tới vài ba tấn, tùy theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nhưng năm nay dịch covid nên sức mua chậm hơn so với các năm khác. Như năm ngoái thì tầm này nhộn nhịp hơn bây giờ nhiều”.

 

Chợ gia cầm Hà Vỹ vào vụ tiêu thụ lớn nhất năm.

Anh Đào Xuân Tôn - một trong những chủ cửa hàng gia cầm lớn ở chợ Hà Vỹ, cho biết: “Tôi làm nghề này đã hơn 20 năm, nhưng chưa năm nào kinh doanh vất vả như năm nay. Dịch Covid-19 làm lượng tiêu thụ giảm 20-30%, nên thu nhập cũng giảm hơn so với mọi năm. Khoảng vài tuần nay, nhu cầu thực phẩm của người dân bắt đầu tăng cao, mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ khoảng 10 tấn gia cầm. Hằng ngày, vợ chồng tôi phải dậy từ sáng sớm đi đến các trang trại chăn nuôi ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn... để mua hàng, 2-3 ngày mới gom được thành chuyến mang về chợ Hà Vỹ tiêu thụ”.

Là chợ gia cầm lớn nhất khu vực phía Bắc, những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh tại chợ Hà Vỹ được thành phố đặc biệt quan tâm.

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lượng gia cầm về chợ Hà Vỹ tiếp tục tăng cao, mặt khác, thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại có thể xảy ra và vào mùa xuân thường kèm theo mưa phùn, sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi…, do đó dễ phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm. Ban quản lý chợ cũng tích cực tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các xe vận chuyển gia cầm ra vào chợ để đảm bảo an toàn dịch bệnh dịp cận Tết.

.

Video liên quan

Chủ Đề