Bún chửi ở đâu

Chịu nghe chủ quán to tiếng, xếp hàng chờ đợi lâu, lại phải ngồi ăn chật chội nhưng rất nhiều thực khách vẫn chấp nhận đến thưởng thức bát bún nổi tiếng tại các địa chỉ này.

"Bún chửi" là một trong những thứ đặc sản gây tò mò cho du khách khi đến mảnh đất thủ đô. Bên cạnh hàng loạt quán xá bán đồ ăn ngon quen thuộc, các hàng ăn gắn mác "bún chửi" với nhiều điều tiếng lại có sức hút khó cưỡng với thực khách hơn cả.

Bún cá Hạnh Béo

Bún cá Hạnh Béo là quán nổi tiếng, thường được liệt vào top quán bún ngon và đáng thử nhất Hà thành. Từ đầu giờ trưa đến đầu giờ chiều, đi qua đoạn đường Nguyễn Thái Học, bạn sẽ thấy quán bún này lúc nào cũng đông đúc, người xếp hàng chen nhau.

Muốn ăn bún cá ở đây, khách phải xếp hàng trước để lấy cá, sau đó lấy bún và phải trả tiền ngay. Lúc này, cá mới được chủ quán chiên và đặt ra đĩa. Không như thông thường, cá được cho vào cùng với bún và nước dùng, ở đây cá và bún được ăn riêng cùng một bát nước chấm bên cạnh. Nước chấm của quán khá đặc trưng, đậm đà và hợp miệng.

Với lượng khách quá đông, quán bún này xuất hiện một số hiện tượng rất dở khóc dở cười. Chủ quán khá là nóng tính, thái độ phục vụ rất khó chịu nên khách không cẩn thận là bị "ăn" mắng chửi.

Địa chỉ: Nguyễn Thái Học, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: Từ 8h đến 14h30

Giá: 35.000 đồng/bát

Cảm nhận của khách:

Lê Thị Thanh Hoa: "Ăn ở quán này, bạn gửi xe không mất phí. Quán có bún cá chấm hoặc chan. Bạn không cần gọi nhiều cá, sẽ rất mau ngán. Chủ quán không thân thiện lắm, lạnh lùng và hay to tiếng với khách. Bạn nghe không quen sẽ cảm giác giống kiểu nạt nộ. Ở Hà Nội lâu thì bạn sẽ quen với kiểu như vậy".

Phuong World: "Quán bún cá đông khách, ngon nhưng đông phải xếp hàng, ngồi trong ngõ ăn chật chội".

Ảnh: _troosismeee, _nymmmm, Bongbogn.

Bún dọc mùng Ngô Sĩ Liên

Đây là quán "bún chửi" trứ danh, nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Không chỉ có tiếng trong cả nước, bún chửi Ngô Sỹ Liên còn từng xuất hiện trên kênh truyền hình CNN của Mỹ. Dân mạng trong nước và quốc tế không ít lần tranh cãi về phong cách phục vụ chửi mắng thực khách ở hàng ăn này.

Bỏ qua phong cách phục vụ dị thường, quán phục vụ bát bún đầy đặn với nhiều loại bún sườn, bún thịt, bún lưỡi, bún móng. Những miếng thịt, sườn hay lưỡi được thái to, dày dặn. Bún mềm, nước dùng ngọt thanh đậm đà, có màu vàng đẹp mắt và dọc mùng giòn, khi ăn không bị ngứa. Ngoài ra, nước chấm thịt có chút lạ miệng.

Địa chỉ: Ngô Sĩ Liên, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: Từ 11h đến 19h

Giá: 50.000 đồng/bát

Cảm nhận của khách:

Nguyễn Quang Hiếu: "Mình tình cờ đi ngang qua vì tò mò nên thử. Mình gọi một tô đầy đủ, thực sự cảm nhận đồ ăn ở mức bình thường. Không gian hơi nóng, giá khá cao so với mặt bằng chung".

Huy hoang nhat: "Kết món lưỡi ở đây, còn thái độ phục vụ thì nổi tiếng rồi".

Bìn Min TV: "Đồ ăn ở đây thì đầy đặn, miếng thịt, lưỡi dày, cắn ngập răng, vẫn được nhiều người khen ngợi. Bà chủ trước hơi có điều tiếng nhưng giờ đỡ hơn nhiều rồi, mấy chị nhân viên cũng đon đả khách lắm. Tuy nhiên, nước dùng ở đây với mình thì hơi mặn [quan điểm khẩu vị cá nhân]".

Ảnh: The.mini.cindy, Huongtrieu1503, Chubehanoi.

Bún ngan Nhàn

Với tuổi đời hơn 10 năm ở đất thủ đô, bún ngan Nhàn là quán ăn nổi tiếng, khách thường phải xếp hàng dài chờ đợi nếu muốn ăn trưa tại đây. Tuy nhiên, chẳng vì mất công chờ đợi mà thực khách được đón tiếp như "thượng đế". Chỉ vài phút lóng ngóng chưa biết gọi món gì hay kén chọn đồ ăn kèm là bạn đã có thể được thưởng thức bài "ca chửi" của chủ quán.

Dù vậy, hương vị món bún vẫn níu chân khách đến với quán. Bát bún Nhàn có nước dùng ninh bằng xương ngan cùng nấm khô dậy hương, thịt ngan béo, mềm và ngọt thịt. Những miếng măng ăn kèm cũng được ninh kỹ. Ngoài ra bát bún còn có mọc thịt tươi, dai giòn.

Địa chỉ: Ngõ Trung Yên, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: Từ 9h30 đến 16h

Giá: 40.000-50.000 đồng/bát

Cảm nhận của khách:

Binh Lai: "Trước khi đi ăn, đọc bình luận thấy chủ quán thô lỗ, mình là người TP.HCM khá e ngại. Mình tới quán lúc 11h kém nên khách không đông lắm, lúc ăn xong thì rất đông khách đến. Nước lèo ngon, thơm và rất ổn. Miến vừa đủ dai. Thịt không bị khô, khá đủ ăn. Măng khô cũng rất ổn. Huyết thì mịn, không nhám như những chỗ khác nhưng bên ngoài vẫn chưa mềm lắm như ở TP.HCM. Giá 40.000 đồng/tô là rất ổn so với vật giá Hà Nội, lòng và trứng non tính riêng theo yêu cầu của khách".

Tan Tran: "Người Nam gọi là bún măng vịt, nguyên liệu y chang chỉ khác tên gọi. Nước dùng thì đậm đà không hôi mùi măng khô, thịt thì mềm không mỡ. Mẹo cho bạn ăn ở quán là đặt đồ ngoài cửa và thanh toán luôn. Tô xương bên cạnh có thể xin trước được miễn phí, không tính tiền. Thời gian đi ăn tốt nhất là sau 13h khi quán vắng [không nên đi vào giờ cao điểm, không chỗ ngồi chờ lâu ráng chịu".

Ảnh: Etenbylong, Normaltus.

Tiệm bún dọc mùng hương vị chuẩn xưa ở Hà Nội Được biết đến với cái tên "bún chửi" nhưng tiệm bún dọc mùng này vẫn luôn thu hút thực khách khắp trong và ngoài nước bởi hương vị không đổi sau hơn 35 năm kinh doanh.

Gần đây, quán bún chửi nổi tiếng ở phố Ngô Sĩ Liên [Hà Nội] đã "vắng" dần những tiếng nói tục quen thuộc của bà chủ.

Nghe danh quán bún chửi đã lâu, tôi quyết định tìm đến thử trong một buổi trưa cuối tháng 10. Trái ngược với dự đoán, những gì tôi nhìn thấy là một bà chủ khá lành. Tôi tự hỏi mình liệu có phải đã đi nhầm quán khác không?

Bà Hán Thị Kim Thảo là chủ quán bún ở số 41 Ngô Sĩ Liên. Trước kia, bà có thể xem như một người "hét ra lửa" với những câu chửi không kiêng nể bất kỳ ai. Bà chửi từ nhân viên đến khách. Tiếng chửi của bà còn trở thành đề tài khai thác của kênh truyền hình CNN [Mỹ] khi làm về ẩm thực Hà Nội.

Đó là bà Thảo của một vài năm trước. Ngồi tâm sự với tôi, bà chủ quán nói bằng một tông giọng trầm ấm, nhẹ nhàng. Thi thoảng, bà lại ho một hồi dài do thời tiết thủ đô bắt đầu trở lạnh.

"Thôi con ạ, giờ bà già rồi, chửi nhiều bọn trẻ nó đánh đấy", bà Thảo nói nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe thấy.

"Có lần, họ ném cả chất thải vào nhà"

Theo lời bà chủ "hét ra lửa", cửa hàng từng bị nhiều người đến phá. Bà kể có lần còn bị ném than đen, chất thải trước cửa. Sau nhiều lần gặp chuyện chỉ vì tính hay chửi, bà ngẫm mới thấy câu "Một điều nhịn là chín điều lành" chẳng hề sai.

Bà Thảo tự nhận xét mình hiền hơn xưa do tuổi đã cao và sợ bị gây sự. Ảnh: Anh Tú.

Năm nay, bà Thảo đã sang tuổi 65. Tai bà đôi khi nghe còn không rõ. Trước kia, bà nhớ cả sở thích của khách. Tuy nhiên, giờ bà cũng không được minh mẫn như thế nữa. Riêng tính chửi bậy, bà nói mình giờ đã biết kiềm chế. Phải khi tức lắm, bà Thảo mới nói ra chứ không căng thẳng như xưa.

Cách bà chào đón khách cũng niềm nở hơn. Thi thoảng, khi nhận ra khách quen, bà lại kêu con dâu: "Mời thượng đế vào nhà đi con". Một số khách quen uống nước trà, bà cũng không lấy tiền. "Lần này, u mời. Sau tính tiền nha con", bà đùa một cô khách tầm khoảng 30 tuổi.

Quay sang tôi, bà Thảo lại thì thầm: "Khách chung thân đấy con ạ".

Khi ăn, tôi có nghe một số khách nói thầm với nhau: "Sao mãi chưa thấy bà này chửi nhỉ". Đem chuyện này nói với bà Thảo, chủ quán bún cũng chỉ biết cười trừ. "Thế giờ lại phải chửi à?", bà Thảo nói đùa.

Bà Thảo biết mình nổi tiếng vì hay chửi khách. Tuy nhiên, bà không muốn quán bún của mình được biết đến chỉ bởi tiếng xấu đó. Khi nói về điều khiến bà tự hào nhất, chủ quán bún chửi nói đó là đồ ăn ngon miễn chê. Bà Thảo còn tự tin tuyên bố khách đã tới quán ăn sẽ không bao giờ đi nơi khác được.

"Con nhìn mà xem. Bát bún đầy sườn, thịt như này bà bán có 50.000 đồng. Đồ bà chọn toàn là hàng xịn. Bọn trẻ giờ có đói khổ như xưa đâu, đồ ăn phải ngon chúng nó mới đến. Khách tinh lắm, bán đắt, đồ dở họ bỏ đi ngay.

Mình bán hàng phải có cái tâm. Bà mua ớt cũng 80.000 đồng/kg. Ớt nhỏ, loại thường bán chỉ 50.000 đồng thôi. Chanh vắt cũng phải là chanh đào, 20.000 đồng/kg. Chanh thường ăn sao ngon được. Phải bán thế người ta mới đi ăn từ nhỏ đến khi có con vẫn quay lại", bà nói.

Bà Thảo không muốn quán bún chỉ được biết đến vì những tiếng chửi tục tĩu. Ảnh: Anh Tú.

Khi tiếng chửi vắng dần trong quán bún, viễn cảnh khách cũng giảm theo là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bà Thảo nói mình chẳng mấy quan tâm. Khách đến quán chủ yếu là người quen. Họ hiểu và yêu thích bát bún của bà là được.

Chủ quán "bún chửi" cũng thừa nhận mình là người nóng tính nên đôi khi hơi khắt khe với khách. Người đến ăn phải "chơi theo luật" của bà nếu không muốn bị khó chịu.

Ví dụ, nếu 3 người đi ôtô tới chỉ gọi một cốc trà đá, bà sẽ bảo hết nước rồi. Bà Thảo nói gọi gì cũng phải chuẩn. Khách đến ăn nên đi thẳng vào bàn rồi gọi đồ thay vì đứng trước cửa chỉ trỏ thêm phần thịt, bớt miếng sườn. Nguyên nhân cũng do quán hẹp, đứng chắn lối khá bất tiện cho người bưng bê.

"Nghề này như làm dâu trăm họ. Nhiều khách cũng rất khó tính, hay bắt bẻ những điều không đáng. Một số khách có ý xấu lại gài cho mình phải chửi bậy. Nhưng mình cũng có tuổi rồi...", bà Thảo tâm sự.

Ăn vì bún hay tiếng chửi?

Quán bún này nằm ở mặt phố Ngô Sĩ Liên, khá dễ tìm. Quán mở từ 11h, khoảng 12h khách đến rất đông. Nếu đi vào tầm này, bạn có thể phải chờ để có chỗ. Quán có 2 tầng nhưng lượt khách ra vào không ngớt.

Điểm cộng của quán là tốc độ làm rất nhanh. Khách đông nhưng nhân viên không khó chịu và nhớ chính xác yêu cầu. Tuy nhiên, không gian quán khá hẹp, chỉ đủ kê hai hàng ghế. Nếu bạn đeo balo to sau lưng, việc bị người bưng đồ va chạm là khó tránh khỏi.

Như đã chia sẻ bên trên, khách đến quán nên đi thẳng vào bàn thay vì đứng trước mặt bà Thảo gọi đồ. Điều này sẽ tránh được những khó chịu không đáng có, giúp bữa ăn thoải mái hơn.

Tôi gọi một bát bún sườn, thịt, giá 50.000 đồng. Bát bún khá đầy đặn, nhiều thịt. Nước dùng không quá đặc sắc nhưng hương vị cân đối, hài hòa. Nếu là người quen ăn đậm, bạn sẽ thấy phần nước khá nhạt.

Bát bún đầy đặn, nhiều thịt nhưng nước dùng chưa đủ đặc sắc. Ảnh: Anh Tú.

Tuy nhiên, chủ quán có chuẩn bị thêm nước chấm xì dầu, ớt nên vừa miệng hơn. Đây là điểm cộng của quán so với nhiều điểm bán bún sườn, dọc mùng khác. Bạn có thể gọi thêm sườn, móng giò, lưỡi theo đĩa với giá khoảng 50.000 đồng. Sức ăn của tôi không khỏe nên chưa thể thử thêm.

Bát tôi gọi có bún, sườn, thịt ba chỉ và dọc mùng. Thịt ba chỉ thái thanh vuông, ăn mềm và ngọt. Sườn ngon, có sụn cho những người thích nhai. Tuy nhiên, theo cảm nhận của tôi, sườn nên được ninh mềm và róc thịt hơn.

"Bún ngon, giá vừa tiền, hương vị hợp với người miền Bắc. Tôi ăn ở đây cũng vài năm rồi nhưng chưa được xem bà chủ chửi lần nào. Thực ra, bà ấy cứ thế cũng ổn. Người ta đi ăn quan trọng chất lượng chứ đâu phải đi ôm bực vào người", bà Hoàng Anh, một khách hàng sống ở phố Tôn Đức Thắng [Đống Đa, Hà Nội] cho biết.

Quán khá đông vào giờ nghỉ trưa của dân công sở. Ảnh: Anh Tú.

Trong lần đầu ăn thử, Văn Thịnh, một giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận xét bát bún khá ổn. Anh cùng bạn đến ăn vì nghe tiếng quán đã lâu và đọc được một số thông tin bà chủ giờ đã bớt chửi lại.

"Tôi nghĩ khách hàng ngày càng văn minh hơn. Họ có nhiều lựa chọn thay vì đi ăn để rước bực vào người. Tôi biết quán này từ lâu nhưng không đến vì vấn đề chửi bậy của bà chủ. Tuy nhiên, lần này, tôi thấy bà ấy khá lành, trông chẳng khác gì những người bán hàng bình thường. Bún ổn, sườn chưa đủ mềm lắm", vị khách này chia sẻ.

Video liên quan

Chủ Đề