Forecast accuracy là gì

   

Tiếng Anh Forecast Error
Tiếng Việt Sai Số Dự Đoán
Chủ đề Kinh tế
  • Forecast Error là Sai Số Dự Đoán.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan Forecast Error

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Forecast Error là gì? [hay Sai Số Dự Đoán nghĩa là gì?] Định nghĩa Forecast Error là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Forecast Error / Sai Số Dự Đoán. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

Forecasting trong tiếng Anh có nghĩa là dự báo: dự báo thời tiết, dự báo ngân sách,… Vậy trong kinh doanh thì forecasting là gì và các phương pháp forecasting trong kinh doanh có đa dạng hay không? Hãy cùng Jobokotìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC: I. Forecasting là gì? II. Vai trò của dự báo trong kinh doanh III. Các phương pháp dự báo được sử dụng nhiều nhất IV. Các bước thực hiện dự báo trong kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, Giám đốc Điều hành của các doanh nghiệp thường phải đưa ra dự báo về những gì có thể xảy ra trương tương lai để chuẩn bị và phân bổ nguồn nhân lực, tài chính,… Việc làm như vậy được gọi là Forecasting. Vậy forecasting có những phương pháp nào và các bước thực hiện ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Forecasting được sử dụng trong các doanh nghiệp như thế nào?

I. Forecasting là gì?

Forecasting là việc sử dụng các thông tin và dữ liệu có sẵn ở quá khứ và hiện tại để đưa ra những dự báo về các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để phân bổ nguồn nhân lực, tài chính hoặc lên kế hoạch cho giai đoạn sắp tới một cách hiệu quả. Và Giám đốc Điều hành hoặc chủ doanh nghiệp thường là người chịu trách nhiệm đưa ra những dự báo này. Có 3 loại hình forecasting thường được sử dụng trong các doanh nghiệp để dự báo về tương lai:

1. Dự báo tình hình kinh doanh chung [General Business Forecasting]

Forecasting có thể được sử dụng để đánh giá điều kiện thị trường và giá trị của thị trường tiềm năng. Các doanh nghiệp thường cố gắng ước tính doanh số, chi phí, lợi nhuận và thậm chí là cả số nợ phải trả trong tương lai. Họ cũng sẽ cố gắng đo lường và đánh giá các xu hướng kinh tế mới cũng như tìm cách xác định vị thế của bản thân trước sự phát triển của những xu thế đó. Việc dự báo tình hình kinh doanh chung có thể dựa trên những dữ liệu thu thập được hoặc trực giác, phân tích định tính của những người có chuyên môn.

2. Dự báo bán hàng và marketing [Sales & Marketing Forecasting]

Sales [bán hàng] và marketing là hai nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Nếu như đội ngũ bán hàng tạo ra doanh số bằng cách kết nối với những khách hàng tiềm năng thì vai trò của marketing chính là thu hút những khách hàng này bằng các quảng cáo hấp dẫn. Dự báo bán hàng và marketing là cực kỳ cần thiết đối với việc phân bổ nguồn nhân lực và ngân sách nội bộ.

3. Dự báo ngân sách [Capital Forecasting]

Dự báo ngân sách có thể hiểu đơn giản là việc lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải dự báo ngân sách để dự toán doanh thu trong tương lai [dựa vào doanh thu từ bán hàng, marketing và các nguồn thu khác], tối ưu hóa đầu tư và đảm bảo thanh toán các khoản nợ đã đến kì hạn. Dự báo ngân sách sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu, phân bổ nguồn nhân lực và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.

Forecasting được dùng trong những tình huống nào?

II. Vai trò của dự báo trong kinh doanh

Khi doanh nghiệp phát triển và đầu tư vào quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, forecasting đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi nguồn lực đều được phân bổ một cách hợp lý. Khả năng đưa ra những dự báo chính xác sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến:

1. Đảm bảo phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả

Các doanh nghiệp cần phải biết được họ có thể tạo ra doanh số bao nhiêu trong một khoảng thời gian nhất định, vừa là để đảm bảo tình hình kinh doanh ổn định của doanh nghiệp, vừa là để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nếu bạn làm việc cho công ty sản xuất thiết bị thì việc dự báo chính xác sẽ giúp xác định số lượng sản phẩm có thể bán ra thị trường, tránh tình trạng hàng tồn kho lâu ngày. Nếu công ty bạn kinh doanh dịch vụ thì việc dự báo chính xác sẽ giúp đảm bảo đầy đủ số lượng nhân viên cần thiết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

2. Đảm bảo sử dụng ngân sách hiệu quả

Dự báo doanh số bán hàng và marketing một cách chính xác sẽ giúp bạn xác định được doanh thu của mình sẽ thay đổi hoặc tăng trưởng như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, mỗi doanh nghiệp có thể xác định mức chi ngân sách phù hợp cũng như sử dụng dòng tiền sao cho hợp lý nhất.

3. Giúp nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh

Các doanh nghiệp không chỉ quảng cáo sản phẩm với khách hàng mới, họ còn phải tiếp thị cả với những khách hàng hiện tại. Việc dự báo doanh thu từ cả những khách hàng hiện tại và tương lai này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định giá trị vòng đời khách hàng [customer life-long value – CLV] – một phương pháp hiệu quả để đo lường marketing ROI và hiệu quả đầu tư. Việc hiểu được thói quen mua sắm của khách hàng thông qua vòng đời khách hàng [customer life cycle] sẽ giúp các công ty nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh mới. Hơn nữa, nhờ có phương pháp forecasting mà việc triển khai các chiến dịch Marketing bắt kịp xu hướng được tiến hành một cách thuận lợi, từ đó có thể điều chỉnh quy mô cũng như phạm vi kinh doanh phù hợp. Nếu bạn quan tâm đến xu hướng Digital Marketing mới nhất năm 2020 thì đừng bỏ lỡ bài viết Joboko chia sẻ.

III. Các phương pháp dự báo được sử dụng nhiều nhất

Có 3 phương pháp forecasting được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là loại hình forecasting.

1. Dự báo định tính [Qualitative forecasting]

Qualitative forecasting được sử dụng để dự báo về tương lai khi mà những dữ liệu ở hiện tại không rõ ràng. Các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp dự báo định tính khi hoàn toàn không có dữ liệu, ví dụ như đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới. Dự báo định tính cũng được sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng của thị trường mục tiêu trong trường hợp không có đầy đủ những thông tin cần thiết để xây dựng mô hình dự báo chính xác.

Các phương pháp forecasting trong kinh doanh đa dạng

2. Dự báo định lượng [Quantitative forecasting]

Quantitative forecasting được sử dụng khi mà các dữ liệu đều đã đầy đủ và rõ ràng. Đối với dự báo bán hàng và marketing, các doanh nghiệp sử dụng phễu bán hàng để theo dõi số liệu có thể xây dựng mô hình dự báo phức tạp dựa theo số liệu của từng giai đoạn cụ thể trong chu kỳ bán hàng. Các công ty cũng có thể sử dụng những dữ liệu này để phân tích xu hướng kinh doanh, doanh số và kết quả có thể đạt được trong tương lai.

3. Mô hình dự báo Casual [Casual modeling]

Casual modeling là một phương pháp dự báo phức tạp nhằm nghiên cứu tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Không chỉ phức tạp, mô hình dự báo casual còn được cải tiến liên tục khi doanh nghiệp hướng tới xây dựng một mô hình dự báo chính xác. Dự báo về cơ bản là tập hợp của các giả định và kết quả dự báo có thể không giống như kết quả thực tế. Tuy nhiên, mô hình dự báo casual có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách liên tục cập nhật, thay đổi dựa trên dữ liệu mới được đưa vào.

IV. Các bước thực hiện dự báo trong kinh doanh

Công tác dự báo kinh doanh trong các doanh nghiệp thường diễn ra theo quy trình sau:

1. Xác định vấn đề. 2. Thu thập dữ liệu. 3. Thực hiện phân tích sơ bộ. 4. Lựa chọn mô hình dự báo phù hợp. 5. Phân tích dữ liệu và đưa ra dự báo. 6. Đánh giá hiệu quả của mô hình dự báo.

Forecasting là một việc làm cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nhưng nhiều nhà quản lý lại có xu hướng bỏ qua nó. Nhất là trong các doanh nghiệp nhỏ, khi mà hoạt động kinh doanh của hiện tại đã khiến cho họ cảm thấy gần như kiệt sức. Tuy nhiên, việc đưa ra các dự báo về tương lai sẽ giúp các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt nhất để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Forecasting thậm chí còn giúp họ đi trước một bước để nắm bắt những cơ hội tốt hơn.

Vai trò quan trọng của Forecasting – Dự báo trong chuỗi cung ứng

Dự báo nguồn cầu tạo nên nền tảng của tất các các quá trình lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng. Hãy nhìn về khía cạnh đẩy hay kéo [push/pull] trong chuỗi cung ứng. Tất cả mọi quy trình push trong chuỗi cung ứng đều thực hiện nhằm đáp ứng cho nhu cầu dự đoán, trong khi tất cả những quy trình pull đều được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực.

– Đối với chuỗi cung ứng push, nhà quản trị phải lên kế hoạch mức độ hoạt động, gồm sản xuất, vận tải, hay bất cứ hoạt động có thể hoạch định trước nào. – Đối với chuỗi cung ứng pull, nhà quản trị lại phải lập kế hoạch về năng suất máy sẵn có hay hàng tồn kho nhưng không lập kế hoạch cho thành phẩm.

Trong cả hai trường hợp, bước đầu tiên một nhà quản trị phải thực hiện đều là dự báo nguồn cầu của khách hàng sẽ nằm ở khoảng bao nhiêu.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DỰ BÁO

1. Dự báo luôn sai số
Dự báo luôn sai số và vì vậy, dự báo nên đính kèm với giá trị kỳ vọng một khoảng ước lượng sai số. Để hiểu tầm quan trọng của “forecast error” [khoảng sai số trong dự báo], hãy quan sát hai nhà bán lẻ xe hơi. Một trong số họ kỳ vọng doanh số [sales] từ khoảng 100 đến 1900 units, trong khi người còn lại kỳ vọng doanh số nằm trong khoảng 900 đến 1100. Dù cả hai đều dự tính doanh số trung bình là 1000 units, chính sách sourcing [tìm và đáp ứng nguồn nguyên vật liệu hay đầu vào cho việc vận hành doanh nghiệp] sẽ rất khác việc trong điều kiện có sự khác nhau lớn trong độ chính xác của forecast. Do đó, forecast error [hay demand uncertainty] phải là một yếu tố quan trọng trong hầu hết mọi quyết định của chuỗi cung ứng.

2. Dự báo dài hạn thường ít chính xác hơn dự báo ngắn hạn
Dự báo dài hạn [long-term forecast] thường ít chính xác hơn dự báo ngắn hạn [short-term forecast]. Seven-Eleven Japan đã khai thác tính chất quan trọng này để cải thiện chất lượng. Công ty này đã thiết lập một quy trình replenishment [châm hàng cho các cửa hàng bán lẻ] mà có thể phản hồi các đơn hàng trong vòng vài giờ đồng hồ. Ví dụ, nếu quản lý cửa hàng bán lẻ đặt hàng vào lúc 10 giờ sáng, đơn hàng sẽ được giao trước 7 giờ tối cùng ngày. Như vậy, quản lý cửa hàng chỉ cần dự báo cho hàng bán vào đêm hôm đó 12 tiếng trước khi thực bán. Lead time ngắn như vậy giúp quản lý cửa hàng xem xét của thông tin hiện thời mà có thể ảnh hưởng đến doanh số sản phẩm, ví dụ như thời tiết. Bản dự báo này sẽ có nhiều khả năng sai sót hơn nếu quản lý cửa hàng phải dự báo trước cả một tuần lễ.

3. Dự báo tổng thể chính xác hơn dự báo từng bộ phận
Dự báo tổng thể luôn chính xác hơn dự báo cho từng bộ phận. Ví dụ, dự báo về Gross Domestic Product [GDP] của nước ta trong một năm sẽ dễ thực hiện hơn là dự báo mức doanh thu cho một công ty trong một năm.

4. Công ty càng ở cách xa người dùng cuối trong chuỗi, thông tin nhận được càng dễ bị sai lệch
Công ty càng ở xa về phía đầu chuỗi [upstream, cách xa người dùng cuối], thông tin nó nhận được càng dễ bị sai lệch. Ví dụ kinh điển đó chính là bullwhip effect, khi mà sự biến thiên của đơn đặt hàng càng bị khuếch tán mạnh mẽ khi nó đi từ người tiêu dùng cuối cùng đến các công ty đầu chuỗi. Hậu quả là, càng lên cao về phía đầu chuỗi, công ty càng đối mặt với nhiều forecast error hơn.

THÀNH PHẦN CỦA DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO

Dự báo không phải là một việc làm mang tính huyền diệu hay phi khoa học. Trái lại, dữ kiện lịch sử của doanh nghiệp có thể giúp công ty dự báo được doanh số bán hàng kỳ vọng trong tương lai. Đề thực hiện dự báo thành công, người dự báo phải xem xét các yếu tố sau: – Cầu tiêu dùng ở quá khứ – Leadtime của quy trình thay thế [replenish] sản phẩm – Những nỗ lực về marketing hay quảng cáo đã lập sẵn kế hoạch – Những chương trình giảm giá đã được lập kế hoạch – Tình trạng chung của nền kinh tế – Các bước đi của đối thủ cạnh tranh

– Người dự báo phải nắm và hiểu được các yếu tố trên trước khi chọn lựa phương pháp dự báo phù hợp.

Phương pháp dự báo được chia thành các loại chính sau: – Dự báo định tính: mang tính chủ quan và dựa trên phán quyết của con người. – Time series: sử dụng lịch sử cầu tiêu dùng để tìm ra khuynh hướng cầu tiêu dùng trong tương lai – Causal: cho rằng dự báo có liên quan đến các yếu tố khác trong môi trường [như tình trạng nền kinh tế, lãi suất,…] và cố gắng tìm ra mối quan hệ đó, rồi sử dụng các thông tin về môi trường để làm đầu vào để xác định đầu ra dự báo.

– Simulation [giả lập]: cố gắng mô phỏng thực tế môi trường bên ngoài giống nhất có thể, rồi thực hiện một vài thay đổi đầu vào để tìm thấy đầu ra dự báo.

MỘT VÀI LƯU Ý

Người dự báo cần phải hiểu rõ mục tiêu dự báo là gì, ví dụ nếu thông tin về dự báo quan trọng với nhiều bên liên qua như nhà sản xuất, nhà vận tải, khách hàng, thì nên xem xét truyền tải thông tin dự báo đến các bên liên quan đó. Ngoài ra, các đối tác trong chuỗi nên hợp tác để cùng thực hiện kế hoạch về cầu thị trường và dự báo cùng với nhau, thông qua đó nâng cao chất lượng của kế hoạch cầu thị trường và tối ưu hóa thặng dư chuỗi cung ứng [supply chain surplus]. Người dự báo cũng cẩn phải thoát ra ngoài những con số và nhìn thấy được những yếu tố có tác động lớn đến dự báo nguồn cầu, các thông tin mang tính định tính như ý kiến chuyên gia, khảo sát khách hàng, khảo sát nhân viên… đều rất quan trọng. Cũng cần phải lưu ý chính là thực hiện dự báo phải phù hợp với cấp bậc chiến lược, chiến thuật hay vận hành; mỗi một cấp chiến lược đều có những yêu cầu khác nhau cho dự báo. Cuối cùng, cần phải theo dõi và lưu giữ các bản đo lường hiệu quả và sai số của dự báo để thông qua đó cải tiến quy trình dự báo trong tương lai.

Source: Logistics Studying Club FTU HCMC

************************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 5, số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 //

Video liên quan

Chủ Đề