Em đã thực hiện pháp luật như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bản thân em đã thực hiện các quy định pháp luật như thế nào?

Nhanh giúp mình với :[

Các câu hỏi tương tự

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi:

a] Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b] Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?

c] Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? vì sao?

Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Bên cạnh việc ban hành pháp luật, làm luật, thực hiện pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội của nhà nước. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về thực hiện pháp luật nhé.

Hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định pháp luật đi vào cuộc sống của người dân, và trở thành các hành vi hợp pháp của công dân.

Nói một cách đơn giản thì thực hiện pháp luật là việc công dân tuân thủ các quy định pháp luật.

Thực hiện pháp luật có thể tồn tại ở dạng hành động [làm những việc pháp luật yêu cầu: đóng thuế, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông] hoặc không hành động [không làm những điều pháp luật cấm: không uống rượu bia khi lái xe,...]

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

  • Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm
  • Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật yêu cầu
  • Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.
  • Áp dụng pháp luật: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ quy định pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức

3. So sánh các hình thức thực hiện pháp luật

3.1 Điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

Cả 4 hình thức thực hiện pháp luật đều nhằm đưa những hoạt động của pháp luật thành hành vi hợp pháp. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.

3.2 Điểm khác nhau của các hình thức thực hiện pháp luật

Tiêu chíTuân thủ pháp luậtThi hành pháp luậtSử dụng pháp luậtÁp dụng pháp luật
Bản chấtLà việt thực hiện pháp luật mang tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”“Hành vi hành động” được thực hiện một cách chủ động và tích cựcĐược thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
Chủ thể thực hiệnMọi chủ thểMọi chủ thểCán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyềnMọi chủ thể
Hình thức thể hiệnThường được thể hiện dưới hình thức cấm đoánThường được thể hiện dưới hình thức quy phạm bắt buộcThể hiện ở tất cả các loại quy phạm khác nhau do nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm trao quyền.
Tính bắt buộcMang tính bắt buộc thực hiện, theo đó, chủ thể phải thực hiện theo những quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn khácChủ thể thực hiện theo ý chí của mình mà không có sự ép buộc thực hiện.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Thực hiện pháp luật là gì?

Ví dụ thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và quản lý xã hội. Đây cũng là một bài học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về thực hiện pháp luật, ví dụ về thực hiện pháp luật nhé.

Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể [hành vi có 2 dạng là hành động hoặc không hành động] phải phù hợp với quy định của pháp luật, hành vi ấy là hành vi không trái hoặc không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, tức là được làm những gì pháp luật cho phép.

Thực hiện pháp luật có các hình thức được đề cập bên dưới, những hình thức này được áp dụng đối với từng chủ thể hoặc áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Tuân thủ pháp luật
  • Áp dụng pháp luật

2. Ví dụ thực hiện pháp luật

2.1 Ví dụ thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.

Ví dụ thi hành pháp luật 1:

Luật Giao thông đường bộ [GTĐB] quy định người tham gia giao thông khi điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng cách. Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm

Ví dụ về thi hành pháp luật 2:

Luật Hôn nhân gia đình quy định con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, hàng tháng B đều chu cấp số tiền nhất định cho bố mẹ già của mình ở quê và chăm sóc ông bà chu đáo.

2.2 Ví dụ áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Ví dụ 1:

Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp đủ điều kiện

Ví dụ 2:

Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi

2.3 Ví dụ về sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.

Ví dụ 1:

Pháp luật cho phép vợ, chồng được ly hôn khi mục đích hôn nhân không thể thực hiện. Chị A đã thỏa thuận ly hôn với chồng khi người chồng không thực hiện được các nghĩa vụ cơ bản đối với gia đình, mục đích của hôn nhân không được đảm bảo.

Ví dụ 2:

Pháp luật cho phép người dân được bảo đảm về quyền nhân thân, danh dự. Công dân có quyền trình báo cơ quan chức năng khi danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của mình bị xâm phạm.

2.4 Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Ví dụ 1: A không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy

Ví dụ 2: B không kinh doanh, vận chuyển hàng hóa là động vật quý hiếm

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn đọc ví dụ về thực hiện pháp luật.

3. Bài tập xác định hình thức thực hiện pháp luật

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về việc xác định hình thức thực hiện pháp luật.

Câu 1: Công dân đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Ap dụng pháp luật.

Chọn đáp án: A vì Công dân có quyền tự do dân chủ trong đó có quyền bầu cử, đây là quyền được quy định trong Hiến pháp của công dân.

Câu 2: Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Ap dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 3: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì pháp luật quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ, do đó, CSGT áp dụng pháp luật để xử phạt những hành vi vi phạm giao thông.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Chọn đáp án: D vì các hành vi A, B, C là những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: C vì áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

4. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó?

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Chủ thể [pháp luật] kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.

C. Chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.

D. Chủ thể quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Chọn đáp án: C vì thi hành pháp luật được hiểu là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định. Đáp án C là phù hợp nhất, chủ thể làm những điều mà pháp luật cho phép.

Như vậy, thi hành pháp luật được áp dụng chung đối với mọi cá nhân, tổ chức, phải chủ động thực hiện những điều mà pháp luật yêu cầu. Một biện pháp chế tài đối với thi hành pháp luật là biện pháp cưỡng chế, nếu pháp luật có quy định mà cá nhân đó không thực hiện sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Ví dụ: Tòa tuyên bị cáo A phải tháo dỡ nhà cửa vì xây dựng trái phép, tuy nhiên bị cáo A không thực hiện và cố tình gây cản trở cho lực lượng chức năng. Khi đó, các cơ quan chức năng phải xử lý bằng cách chủ động tự tháo dỡ nhà ở khi hết thời hạn cho phép A thực hiện nhưng A không làm.

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề