Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu

Bởi TT. TS. Thích Nhật Từ, TT. TS. Thích Bửu Chánh, PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Nguyễn Công Lý

Giới thiệu về cuốn sách này

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. 

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. 

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước. Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà các nước có thể tận dụng được: 

Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. 

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế. 

Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. 

Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. 

Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước. 

Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa. 


Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 

Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền. 

Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển. 

Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới . 


Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là: 

Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội. 

Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế. 

Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo. 

Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường. 

Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước [theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền] và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển. 

Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. 

Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp… 

Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên.

Nguồn: vn.answers.yahoo.com/question

Sưu tầm: Xuân Lạt

#Clickbim

-Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu trong bối cảnh thế giới hiện nay?

+Hợp tác quốc tế đông thời gắn bó tình anh em giữa các nước đồng thời giúp đỡ nhau trong khó khăn 

+Hợp tác để các nước cùng làm 1 mục đích nhất [bảo vệ môi trường ,vấn đề về ô nhiễm không khí ,..]

+Hợp tác là đông thời giúp nhau sẻ chia trong những lúc khó khăn ,quyên góp và những thứ cần thiết [dịch bệnh covid 19,...] như:Máy thở,đồ ăn ,tiền bạc,...

Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại [như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo] ; để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu [bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo] mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng, rất cần thiết và tất yếu.

Là học sinh , để rèn luyện tinh thần hợp tác em sẽ:

+ Rèn luyện và học tập tốt, rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

+ Quan tâm đến tình hình Việt Nam và thế giới

+ Có tinh thần đoàn kết ,hữu nghị với người nước ngoài

+ Tham gia các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác

Sống đẹpkhông bao gồm suy nghĩíchkỷ, chỉ biết mình mà không biết người, giúp người nhưng vụ lợi, vì mục đích cá nhân.Sống đẹp là sống có ích.Sống đẹpkhôngcónghĩalàhình thể phảiđẹp,sống đẹp là đẹpở tâm hồn, suy nghĩ, lời nói và hành động.

Học tốt

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 9: Hợp tác cùng phát triển giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

Một số hoạt động hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật hiểm nghèo, phòng chống ma túy,..: LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ [UNDP], Chương trình Lương thực Thế giới [WFP], Quỹ Nhi đồng LHQ [UNICEF], Quỹ Dân số LHQ [UNFPA], Cao ủy LHQ về người tị nạn [UNHCR], và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]. Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung cho giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trả lời:

Trong bối cảnh thế giới hiện nay hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng, tất yếu tại vì: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính chất toàn cầu như bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiểm nghèo, khắc phục tình trạng đói kém…Mà không một quốc gia, dân tộc đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được, cho nên sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng rất cần thiết và tất yếu.

Trả lời:

Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thàn viên:

– Tổ chức thương mại thế giới WTO

– Tổ chức y tế thế giới WHO

– Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN

– Liên Hợp Quốc

– Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương [APEC]

Trả lời:

Những hình ảnh trên gợi sự kiện quan trọng đó là cuộc họp thường kì của các quốc gia Đông Nam Á trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Trả lời:

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng cần hợp tác với mọi người, sự hợp tác sẽ tạo nên tình đoàn kết làm nên sức mạnh giải quyết được nhiều khó khăn, khúc mặc trong cuộc sống mà bản thân mỗi người không thể tự mình gánh vác được

Trả lời:

Những hoạt động hợp tác quốc tế do nhà trường tổ chức:

– Giao lưu văn nghệ với các bạn học sinh nước ngoài

– Trao đổi học sinh với các nước trong khu vực

– Đào tạo song ngữ đối với học sinh có tài năng có nhu cầu du học

– Tổ chức trại hè, du học ngắn hạn

Hoạt động đào tạo song ngữ đối với học sinh, tạo điều kiện cho học sinh sau này có thể ra nước ngoài du học mở mang kiến thức. Bên cạnh những môn khoa học và tiếng mẹ đẻ nhà trường còn đào tạo cả những môn ngoại ngữ tự chọn trong nhà trường, học sinh được đào tạo các kiến thức bằng tiếng Anh với những hoạt động ngoại khóa giao lưu với bạn bè quốc tế.

Trả lời:

Việc em đã hợp tác với người khác thực hiện đạt kết quả tốt đó là: Trong một dự án học tập môn Sinh học, thầy giáo đã chia lớp thành 6 nhóm, thực hành lên men làm sữa chua, nhóm em đã làm việc vô cùng đoàn kết và hiệu quả và làm nên được một sản phẩm tốt, được thầy giáo đánh giá cao.

Sự hợp tác đó giúp em rèn luyện được tính tự giác, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, đó là những kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống

Trả lời:

Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện:

– Tính tự giác

– Tính có trách nhiệm

– Sự hòa đồng

– Tính đoàn kết tập thể

Trả lời:

Hợp tác là:

A. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để đạt được mục đích của mình

B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp

C. Tụ tập thành nhóm để chống lại những người không ủng hộ mình

D. Lôi kéo, liên kết với nhau để làm những việc mờ ám

Chọn đáp án B

Trả lời:

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?

A. Trong giờ kiểm tra. Mai và Tuấn cùng hợp tác làm bài

B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân

C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm.

D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn trong lớp

Chọn đáp án B

Trả lời:

Chọn trong số các từ cho trước:

″Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu thì hợp tác quốc tế là quan trọng và tất yếu.″

Trả lời:

Suy nghĩ và thái độ của một số bạn lớp 9B thể hiện sự thiếu tinh thần hợp tác, không biết phối hợp với nhau, giúp đỡ nhau cùng làm việc, bên cạnh đó những suy nghĩ thái độ ấy thể hiện sự ích kỉ, hẹp hòi của các bạn học sinh đó

Trả lời:

Việc làm của Thuận và Trường không thể hiện sự hợp tác cùng phát triển, đó là sự hợp tác để chống đối vi phạm nội quy của nhà trường. Đây là sự hợp tác có hại cho cả hai bạn, thể hiện sự thiếu trung thực, vi phạm nội quy.

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì, theo em, sự hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ mà ngược lại các cá nhân sẽ trau dồi thêm được nhiều phẩm chất trong quá trình làm việc nhóm, mỗi người vẫn có quyền đưa ra những ý kiến cả bản thân mình, sau đó sẽ được tập thể, cả nhóm góp ý để thêm hoàn thiện, sự hợp tác trong học tập sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho các bạn học sinh

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì việc hợp tác với người nước ngoài sẽ giúp ta mở mang hơn nhiều vốn tri thức văn hóa, hiểu biết mới, những tiến bộ khoa học, kĩ thuật.

Em sẽ giải thích cho người đó: Hợp tác với người nước ngoài không phải là vấn đề thuộc về chính trị mà nó liên quan đề nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, ý tế, giáo dục,…Việc hợp tác với họ tạo ra cho chúng ta những điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề