Em có cách nào để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan biển, đảo chúng ta hiện nay

Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính

  • Giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp mẫu 1
  • Giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp mẫu 2
  • Để bảo vệ môi trường biển, chúng ta phải làm

Để giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp, theo em chúng ta phải làm gì? là câu hỏi chủ đề Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính dành cho thiếu nhi năm 2022. Sau đây là nội dung chi tiết.

Giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp mẫu 1

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Dễ dàng có thể thấy rằng trong những năm gần đây khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, hạn hán… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Chúng ta - Con người đã có tác động quá nhiều đến môi trường theo những hướng tiêu cực: khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.

Chính vì vậy, trước những nguy cơ xấu có thể sảy ra, chúng ta cần phải làm gì để góp phần làm môi trường trong lành hơn, xanh – sạch – đẹp hơn?. Chúng ta hãy bắt tay từ những việc làm nhỏ nhất chẳng hạn như cùng nhau dọn sạch rác thải bờ biển, ven khu vực bờ biển. Điều này vừa góp phần giữ vững cảnh quan, vừa góp phần thúc đẩy du lịch của chính địa phương của các bạn. Chúng ta, những người trẻ, là thanh niên, là học sinh, là sinh viên, là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Do đó, thanh niên chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, cùng nhau thu gom giác thải bằng hàng tuần, hàng tháng định kì. Tuyên truyền người dân và khách du lịch nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung.

Để bờ biển ngày càng xanh, sạch hơn, mọi người hãy bắt đầu từ việc làm nhỏ nhất là không xả rác bừa bãi và bỏ rác đúng nơi quy định. Mỗi thanh niên cần trở thành một “đầu tàu”, “tiên phong”, không chỉ cùng nhau dọn sạch rác tại bờ biển mà còn tổ chức những buổi tuyên truyền thiết thực, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Những hoạt động của thanh niên, thế hệ trẻ chúng ta dọn dẹp sạch bờ biển sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho ngay bản thân chúng ta, và chúng ta sẽ được hưởng những thành quả to lớn khi thấy một dải bờ biển của nước ta không còn rác bên cạnh việc tạo ra những ấn tượng với các nước trên thế giới về một Việt Nam văn minh.

Chúng ta, mỗi thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam hãy cùng nhau bắt tay vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta nói chung và môi trường biển của chúng ta nói riêng. Hãy cùng nhau và cùng bắt tay ngay vào việc dọn dẹp vệ sinh nơi mình sinh sống, cùng bảo vệ môi trường. Hãy hành động với phương châm: “Mỗi thanh niên một hành động, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường”. Với những chương trình, kế hoạch hành động, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi tin chắc rằng, chúng ta, những đoàn viên, thanh niên sẽ mang lại nguồn sinh khí mới cho việc giữ sạch bờ biển nói riêng và nơi địa phương mình sinh sống

Hãy vì sự sạch đẹp của những bãi biển chúng ta cùng nhau cùng nhau hành động thôi nào!

Giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp mẫu 2

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên [26/3], môi trường thế giới [5/6], toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh - sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Để bảo vệ môi trường biển, chúng ta phải làm

  • Không vứt rác bừa bãi xuống biển.
  • Tuyên truyền mọi người hãy bảo vệ môi trường biển, có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển.
  • Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh xung quanh bãi biển.
  • Vận động người thân, bạn bè cùng nhau bảo vệ môi trường biển.

>> Chi tiết: Đáp án cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2022 đầy đủ.

Biển, đảo chính là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,  được các thế hệ người Việt khai phá, xây dựng, giữ gìn và phát triển góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, hiện nay tình hình trên biển đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Do đó, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm cao cả mà bất cứ con dân người Việt nào cũng cần phải có.

Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía là phía Đông và phía Nam và vùng biển  Việt Nam là một phần của biển Đông. Sở hữu đường bờ biển 3.260km được kéo dài từ Quảng Ninh cho đến Kiên Giang. Biển có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích là trên 1 triệu Km vuông.

Nước ta có đường bờ biển dài cùng nhiều quần đảo khác nhau

Trong đó có 2 quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa cùng 2.577 quần đảo lớn nhỏ, hợp thành tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Căn cứ vào vị trí chiến lược cùng các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, người ta chia đảo, quần đảo thành các nhóm như: 

  • Hệ thống đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên các đảo có thể  lập ra căn cứ kiểm soát vùng trời, vùng biển nước ta. Kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền nhằm đảo bảo an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng kinh tế và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đó là các quần đảo như: Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Chàng Tây, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ, Cô tô, Lý Sơn,..
  • Các hòn đảo lớn có điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội như: Cát Bà, Cô Tô, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn.
  • Các đảo ven bờ, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch, là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên biển và bờ biển là: Huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Côn Sơn, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Phú Quý.
  • Hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa

Biển đảo Việt Nam là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống  và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật.

Biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển nằm án ngữ trên con đường hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản cùng các nước trong khu vực. Là tiềm năng lớn cho ngành giao thông hàng hải. 

Bên cạnh đó thì biển Việt Nam cũng là tiềm năng chứa đựng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ. Với trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, từ 4-5 tỷ tấn trữ lượng khai thác. Trữ lượng khí dự báo là khoảng 1000 tỷ m3.

Hiện nay, chúng ta đã phát hiện ra hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần chục mỏ, mỗi năm đều cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí để phục vụ cho dân sinh và phát triển kinh tế. 

Hơn thế nữa, biển nước ta cũng có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng như tư tưởng văn hoá giáo dục. Do đó, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là điều vô cùng quan trọng.

Thông qua vài nét về biển đảo Việt Nam chúng ta cũng biết Hoàng Sa và Trường Sa chính là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền lãnh thổ của người Việt. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử cùng các tài liệu khoa học. Các tư liệu về pháp lý và khoa học được công bố hiện nay đều thể hiện quá trình chiếm hữu, khai phá và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại vô cùng ngang ngược đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam như: Bắt ngư dân Việt làm ăn, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của Việt Nam,..

Những hành động trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam đã ký vào tháng 10 năm 2011, làm trái với tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, khiến cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp.

Trung Quốc có hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Trước tình hình căng thẳng trên biển Đông trong thời điểm hiện tại, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam, đảm bảo quốc phòng an ninh chính là nội dung mang tính then chốt, chiến lược và cấp bách hiện nay. Từ đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.

Cụ thể, chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và nhà nước, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền đối với vùng lãnh hải, nội thuỷ, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo như quy định của Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. 

Đi theo chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên Hợp Quốc, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và tuyên bố giữa Trung Quốc và ASEAN về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2020. 

Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo

Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, mỗi chúng ta cần chủ động thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển đông với những hành động cụ thể như sau:

  • Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
  • Tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bạn  bè cùng các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
  • Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển biển, đảo bền vững.
  • Tham gia tuyên thuyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng, khai thác bền vững nguyền tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển và hải đảo.
  • Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
  • Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo.

Lời kết

Phải khẳng định thêm một lần nữa rằng, biển đảo chính là phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của tổ quốc Việt Nam. Chính vì vậy mà trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là điều vô cùng quan trọng. Mỗi chúng ta cần nâng cao trách nhiệm để bảo vệ vùng lãnh thổ mà ông cha ta đã phải hy sinh xương máu mới có được.

Video liên quan

Chủ Đề