Cách tình phần trăm bóc tách túi thai

Bong tách túi thai trong 3 tháng đầu là một mối đe dọa lớn cho sự tồn tại và phát triển của phôi thai. Ở những người mẹ hút thuốc, uống rượu, lạm dụng thuốc hay bị cao huyết áp, tình trạng này dễ xảy ra hơn.

Những bất thường liên quan đến nhau thai như bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu mang thai thường mang đến nhiều đe dọa cho thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể chỉ là một tình trạng tạm thời và khi được xử lý đúng cách, thai vẫn phát triển bình thường và bé ra đời mà không gặp khó khăn nào.

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%…

Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi mà từ đó nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, khi túi thai bị bong tách 30% thì nguy cơ sảy thai sẽ nằm ở mức 50%, trong khi đó, nếu tỷ lệ bong tách chỉ là 5-10% và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì khả năng giữ được thai rất cao.

Trong nhiều trường hợp, bóc tách nhau thai có thể bị nhầm với tình trạng phát triển tự nhiên của túi thai. Vì trong những tuần đầu tiên, túi thai còn nhỏ và khoảng trống giữa túi thai với lòng tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm là bong tách túi thai.

Mẹ cần đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bóc tách túi thai

Cách nhận biêt tình trạng bóc tách túi thai

Những dấu hiệu điển hình của tình trạng bóc tác túi thai bao gồm đau bụng và ra máu.

Khi nhận thấy tình trạng chảy máu âm đạo, bà bầu đi siêu âm sẽ xác định được nơi tụ máu trên túi thai. Đây là đặc điểm để xác định tình trạng bong tách của túi thai.

Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu, nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.

Thực tế, tình trạng chảy máu âm đạo hay đau bụng khi mang thai cũng có thể được gây ra bởi nhiều vấn đề khác như bất thường ở nhau thai, bất thường ở tử cung…

Mẹ bầu nào dễ bị bong tách túi thai?

Tuy nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Nhiều người cho rằng hiện tượng này xảy ra là do người mẹ vận động mạnh, nhưng thực tế không phải vậy. Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bong tách túi thai, bong nhau thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bao gồm:

  • Các mẹ bầu đã có tiền sử bị nhau bong non, bong tách túi thai trước đó.
  • Các mẹ bị cao huyết áp
  • Các mẹ bị rối loạn đông máu
  • Bất thường về nước ối
  • Sử dụng chất kích thích
  • Hút thuốc, uống rượu
  • Bất thường tử cung như u xơ, u nang, sẹo tử cung.

Bóc tách túi thai và những lời khuyên cho mẹ bầu

  • Nắm rõ cơ hội vượt qua hay từ bỏ: Những mẹ bầu gặp phải tình trạng bóc tách túi thai nên hiểu rõ nguy cơ mà mình đang đối mặt. Nếu thai bị bóc tách đến 50% thì rất khó để bảo toàn. Trong nhiều trường hợp, túi thai bị bóc tách sau khi hiện tượng sảy thai xảy ra. Bệnh nhân sẽ cần thảo luận kỹ với bác sĩ để cân nhắc lợi và hại, xem xét khả năng sống sót của phôi thai để quyết định tiếp tục theo dõi, xử lý hay đình chỉ thai kỳ.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định: Thông thường, khi đã chẩn đoán tình trạng bóc tách, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc an thai, dưỡng thai. Mẹ cần tuân thủ liều dùng và hướng dẫn sử dụng.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Khi gặp phải các trường hợp như bóc tách túi thai, bong nhau thai, dọa sảy thai, người mẹ nên nằm nghỉ nhiều, tránh làm bất cứ điều gì quá sức.
  • Kiêng quan hệ: Trong thời gian điều trị cần kiêng quan hệ vợ chồng để tránh những ảnh hưởng đến sự ổn định của túi thai.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thai bị bóc tác nên ăn gì phục hồi nhanh nhất? Với những trường hợp bóc tác túi thai dưới 50% mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian.

Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là thông tin khiến các bà bầu đứng ngồi không yên. Lo vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thì ít mà thấp thỏm vì sẽ không giữ được con là nhiều. Nếu tỷ lệ bóc tách dưới 50%, ngoài những lời khuyên của bác sĩ, mẹ cũng cần quan tâm tới vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì để phục hồi nhanh nhất.

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%… Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa.

Đau bụng và ra máu âm đạo là 2 dấu hiệu để nhận biết thai bị bóc tách

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị bóc tách túi thai

Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể bị nhầm lần trong những tuần đầu thai kỳ về hiện tượng này. Do thai còn quá nhỏ chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách. Một số bác sĩ đã nhầm lẫn giữa hiện tượng sinh lý bình thường và một bệnh lý khi siêu âm thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7-9 tuần.

Nguyên nhân bị bóc tách được lý giải có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Ngoài ra, còn có thể do:

  • Thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
  • Mẹ bầu mắc phải những bệnh như u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ.
  • Do bà bầu nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc [chì, thủy ngân].
  • Thai phụ bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng.

Nếu không may rơi vào trường hợp bị bóc tách túi thai, nếu tỷ lệ bóc tách thấp và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ cao. Việc quan trọng mẹ cần làm là nghỉ ngơi và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách túi thai, bong màng nuôi khi mang thai và vài ngày sau thai chết. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng, mẹ nên đề nghị bác sĩ khám kỹ và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai chết lưu.

Theo kinh nghiệm dân gian, cách chữa bóc tách túi thai mẹ nên ăn củ gai tươi, lá khoai sọ và một số món cháo bổ dưỡng.

Củ gai tươi nướng chín là bài thuốc dân gian truyền lại để điều trị bóc tách túi thai

Trong Đông y, củ gai tươi được cho là một loại thuốc an thai an toàn giúp chữa bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng hiệu quả. Củ gai được chứng minh không độc, có tính ngọt, hàn. Mẹ chỉ cần nướng chín và ăn liên tục khoảng 3 ngày là có tác dụng.

Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sắc với 400ml nước để cạn còn 100ml, uống ngày hai lần giúp an thai. Theo Đông y, lá khoai sọ có vị cay, tính mát, không chỉ giúp bà bầu hết phiền muộn mà còn có tác dụng chữa tiêu chảy, tiêu thũng độc, cầm mồ hôi.

Ngoài cách chữa động thai bằng củ gai và lá khoai sọ, dân gian còn truyền tai nhau nhiều món cháo cũng có công dụng khá hiệu quả như cháo hạt sen, cháo cá chép…

Thai bị bóc tách nên ăn gì? Mẹ cũng nên ăn uống đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Mẹ nên ăn các loại rau xanh như rau chân vịt [rau bó xôi, rau bina], rau cải kale; hoa quả tươi như bưởi, cam, quýt; các thực phẩm giàu sắt và axit folic; trứng, sữa, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

Sau khi điều trị, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều và kiêng cữ một số vấn đề:

  • Hạn chế đi lại, tránh căng thẳng, lo âu
  • Cách dưỡng thai khi bị bóc tách là kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Ăn thực phẩm dễ tiêu, loãng, uống nhiều nước, tránh tiêu chảy, táo bón.

Tư thế nằm khi bị bóc tách

Khi thai có dấu hiệu bị bóc tách, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến tư thế nằm. Tư thế nằm khi bị bóc tách là nghiêng bên trái. Và trong toàn bộ thai kỳ, tư thế nằm này cũng tốt cho thai nhi hơn. Đồng thời, quan trọng hơn cả là mẹ cần đi đứng, nằm ngồi nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ cũng cần kiêng cữ không ăn rau răm, rau ngót, rau má, đủ xanh, vì có chứa chất gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. Đồng thời mẹ bầu cũng cần kiêng cữ các đồ ăn sống như cá, tôm sống, đồ chín tái như thịt bò vì có thể nhiễm khuẩn, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dù việc nghỉ ngơi, hay quan tâm đúng đắn tới vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì thì cũng không đảm bảo 100% bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Vì vậy, tốt nhất mẹ cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề