Dòng điện kí hiệu là gì

Cường độ dòng điện là gì?

Khái niệm về cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng thể hiện chính xác về độ mạnh yếu của dòng điện và số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dòng điện có cường độ càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.

Kí hiệu thông dụng của cường độ dòng điện

Ta thường nhận biết được các ký hiệu thông dụng của cường độ dòng điện như sau:

- I là ký hiệu của cường độ dòng điện

- A là ampe, giá trị của cường độ dòng điện

Công thức tính cường độ dòng điện

Ta có thể xác định được cường độ dòng điện bằng 2 cách: Sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng hoặc sử dụng công thức tính.

Một số công thức thường dùng để xác định cường độ dòng điện:

Định luật ôm được phát minh bởi nhà vật lý học người Đức Georg Ohm năm 1827: Khi vật dẫn có điện trở không đổi thì cường độ dòng điện luôn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế trong mạch.

Công thức như sau:

I = U/R

Trong đó: 

- I: cường độ dòng điện [A].

- U: Hiệu điện thế [V].

- R: Điện trở có giá trị không đổi theo thời gian [Ω].

 Hình ảnh mạch điện đơn giản có điện trở cố định 

Xác định cường độ dòng điện thông qua sự biến thiên của điện lượng trong 1 đơn vị thời gian

Công thức tính:

Itb =ΔQ/Δt

Trong đó: 

- Itb: đơn vị là ampe, là cường độ dòng điện trung bình

- ΔQ: đơn vị là C [coulomb], là điện lượng chuyển qua bề mặt tính trong khoảng thời gian Δt

- Δt : đơn vị là s [giây], khoảng thời gian được tính

Xác định cường độ dòng điện thông qua mối quan hệ giữa công suất và hiệu điện thế là công thức khá phổ biến hiện nay. Ta xác định cường độ dòng điện thông qua các hiệu điện thế cùng công suất vận hành được ghi trên mỗi thiết bị.

Công thức tính: 

I = P/U

Trong đó:

- I: Cường độ dòng điện.

- P: Công suất tiêu thụ [W].

- U: Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch [V].

Xác định cường độ dòng điện mạch điện 3 pha

Công thức tính:  

I = P/[căn3.x U x cosx H]

Trong đó: 

- I: đơn vị là A là cường độ dòng điện.

- P: đơn vị là W là công suất động cơ 

- U: đơn vị là V là hiệu điện thế

- H: đơn vị là % là hiệu suất 

Một số cách đo cường độ dòng điện hiệu quả nhất

Chúng ta thường sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện hoặc đồng hồ vạn năng. Những thiết bị này ta sử dụng được cả cho dòng điện 1 chiều DC và dòng điện xoay chiều AC. 

Cách đo cường độ dòng điện DC

Dòng điện một chiều DC [viết tắt từ Direct Current], là dòng điện chạy theo một hướng cố định, không đổi, có thể tăng hoặc giảm nhưng cường độ dòng điện không đổi chiều.

Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.

Cách đo cường độ dòng điện DC

Bước 1: Chuẩn bị ampe kế, cắm que đỏ vào đầu “+”, que đen vào đầu Com

Dòng điện DC được sử dụng với các loại pin chuyên dụng

- Bước 2: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ tới vị trí thang đo DC.A-250mA.

- Bước 3: Ngắt kết nối của dòng điện được sử dụng trong mạch đang cần đo.

- Bước 4: Nối que màu đỏ với cực dương, que màu đen nối với cực âm của dòng điện, đảm bảo mắc đúng chiều dòng điện 1 chiều.

- Bước 5: Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị thì mở nguồn của mạch điện cần đo.

- Bước 6: Theo dõi hiển thị trên đồng hồ để xác định giá trị cường độ dòng điện đo được, với trường hợp kết quả nhỏ hơn 25mA thì bạn muốn dời nút thang đo đến vị trí DC.A-25mA và đo lại.

Cách đo cường độ dòng điện AC

Dòng điện xoay chiều AC [ alternating current] là dòng điện tích đổi chiều tuần hoàn, đảo chiều theo chu kỳ, ngược lại với dòng điện một chiều [DC] là dòng điện chạy theo một hướng cố định, không đổi. Hiện nay AC là dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến. Người ta dùng đồng hồ vạn năng để xác định chính xác độ lớn dòng điện AC


Trên đây, Trần Phú đã cung cấp khá nhiều thông tin về cường độ dòng điện, ký hiệu và cách đo cường độ dòng điện. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Chủ Đề