Đoạn trích những con chèo bẻo được tác giả gọi là gì

Trong bài văn “Lao xao”, tác giả dành khá nhiều dòng để viết về chim chèo bẻo. Điều này có dụng ý gì?

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật như thế nào? Điều đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?

Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" [Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi.

a] Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? 

b] Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c] Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?

Câu 1. Tác giả Duy Khán đã từng là:

A. Là nhà văn quân đội

B. Là một giáo viên

C. Là một phóng viên

D. Tất cả đều đúng

Câu 2. Văn bản "Lao xao ngày hè" trích trong tác phẩm:

A. Tuổi thơ im lặng [1986]

B. Một tiếng Xa Ma Khi [1981]

C. Tâm sự người đi [1984]

D. Trận mới [1972]

Câu 3. Đoạn trích “Lao xao ngày hè” thuộc thể loại nào?

A. Hồi kí tự truyện

B. Bút kí

C. Truyện ngắn

D. Nhật kí

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?

A. Loài gà.

B. Loài kiến.

C. Loài nhện.

D. Loài chim.

Câu 5. Trong đoạn trích đầu tiên, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:

A. Diều hâu và gà mẹ

B. Chèo bẻo và diều hâu

C. Chèo bẻo và gà mẹ

D. Câu A và B đúng

Câu 6. Trong đoạn trích, những con chèo bẻo được tác giả gọi là gì?

A. Những quái vật của bầu trời xanh

B. Những mũi tên đen, mang hình đuôi cá

C. Những mũi tên đen, mang hình viên đạn

D. Những chiến sĩ bảo vệ bầu trời

Câu 7. Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:

A. Chèo bẻo và diều hâu.

B. Chèo bẻo và chim cắt.

C. Diều hâu và chim cắt.

D. Chim cắt và gà mẹ.

Câu 8. Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?

A. Dùng chân đá và cào đối thủ.

B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.

C. Dùng cánh xĩa đối thủ.

D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.

Câu 9. Phần 1 của văn bản “Lao xao ngày hè” kể và tả về:

A. Các loài bườm

B. Loài ve

C. Các loài chim

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 10. Các chi tiết tác giả sử dụng như “Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... ” thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Vè

B. Đồng dao

C. Ca dao

D. Tục ngữ

2. THÔNG HIỂU [5 câu]

Câu 1. Nhận xét nào đúng khi nói về đoạn trích?

A. Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn.

B. Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn Chèo bẻo cứu bạn.

C. Đây là hồi kí của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2. Văn bản "Lao xao ngày hè" viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Kể chuyện

C. Trần thuật

D. Tả và kể

Câu 3. Đoạn trích “Lao xao ngày hè” thể hiện điều gì ở tác giả?

A. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.

B. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.

C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.

D. Sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ những thiếu thốn đối với lớp trẻ lớn lên ở làng quê.

Câu 4. Đoạn trích “Lao xao ngày hè” thể hiện điều gì ở tác giả?

A. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.

B. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.

C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.

Câu 5. Đâu là đặc điểm của diều hâu?

A. Mũi khoằm, đánh hơi tinh, bắt và ăn thịt gà con.

B. Đen, hình đuôi cá, lao vào đánh diều hâu túi bụi, kêu “chè cheo chét”, trị kẻ ác.

C. Bắt gà con, trộm trứng, dòm chuồng lợn.

D. Cánh nhọn, loài quỷ đen, chợt đến, chợt biến.

1. Tác giả

Duy Khán [1934 - 1993]

- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán.

- Quê quán: thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích chương 6 [Lao xao] trong Tuổi thơ im lặng. 

- Thể loại: Hồi kí.

- PTBĐ chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Khung cảnh thiên nhiên ngày hè

- Thực vật:

+ Cây cối um tùm.

+ Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.

+ Hoa đề từng chùm mảnh dẻ.

+ Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. → So sánh.

+ Quả tu hú chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. → So sánh.

+ Vườn sắn xanh biếc.

→ NT: Liệt kê, điệp ngữ "Hoa....", so sánh.

→ Tươi tốt, yên bình, đầy đủ cả màu sắc và hương thơm.

→ Những rung cảm tài tình bằng thị giác và khứu giác.

- Động vật:

* Các loài côn trùng:

+ Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật: đánh lộn hút mật ở hoa.

→ NT: Liệt kê.

+ Bướm: hiền lành bỏ chỗ lao xao, lặng lẽ bay đi.

→ Đối lập với ong.

* Các con chim hiền:

+ Con bồ các: kêu váng lên.

+ Con sáo sậu, sáo đen: hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa.

+ Con tu hú: kêu khi mùa tu hú chín.

+ Chim ngói: kéo nhau về phía mặt trời lặn.

+ Chim nhạn: vùng vẫy tít mây xanh "chéc chéc".

+ Bìm bịp: kêu là thổng buổi. Giời khoác cho bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc bụi cây. Khi nó kêu thì chim ác, chim xấu ra mặt.

* Các con chim ác:

+ Con diều hâu: bay cao tít, mũi khoăm, đánh hơi tinh. khi tiếng nó rú lên tất cả gà con chui vào cánh mẹ, kêu "chéc, chéc". → Điệp từ "Đâu có...", so sánh "lao như mũi tên xuống".

+ Chèo bẻo: đen, hình đuôi cá, lao vào đánh diều hâu túi bụi. Chèo bẻo là kẻ cắp nhưng ngày mùa thức suốt đêm, tờ mờ đất cất tiếng gọi người "chẻ cheo chét". Chèo bẻo trị kẻ ác. → Ẩn dụ "những mũi tên đen, mang hình đuôi cá".

+ Quạ: cùng họ với diều hâu, có quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu, hay nhòm chuồng lợn. → So sánh "lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn", điệp từ "không...", liệt kê "quạ đen, quạ khoang".

+ Chim cắt: cánh nhọn, chỉ xỉa bằng cánh, vụt đến, vụt biến. → So sánh "cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn".

* Các loài gia cầm:

+ Gà:

  • Gà con nghe thấy tiếng diều hâu là rúc cánh mẹ.
  • Gà mái tầm này là đẻ xong, bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên.
  • Gà trống đứng ngơ ngác, mổ mồi dỗ gà mái, vừa mổ vừa kêu "cực...cực".

+ Vịt bầu: phớt lờ, đủng đỉnh mang thân nặng nề, vừa toáng lên "mặc, mặc...", nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, húc tung cả bãi húng dũi.

- Cuộc tranh đấu của các con vật:

+ Ong tranh nhau, đuổi bướm đi để hút mật.

+ Đấu tranh giữa diều hâu - chèo bẻo - quạ - chim cắt - đàn gà.

Địa điểm: dưới gốc vối già.

Diễn biến:

Khi diều hâu hú, gà con chui vào cánh mẹ. 

Diều hâu lao xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu, vừa mổ, vừa đạp.

Kết thúc: Diều hâu tha được gà con, lao vụt lên mây xanh.

Thường thì vừa ượn vừa ăn ngay. Nhưng lần này bị chèo bẻo lấy mất.

Thời điểm: Ngay sau khi diều hâu cướp được gà con.

Diễn biến: Những con chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.

Kết thúc: Lông diều hâu bay tứ linh, miệng lêu la, con mồi rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biến mất, hú vía. → So sánh.

Thời điểm: Quạ vào chuồng lợn, vừa bay lên.

Diễn biến: Quạ bị chèo bẻo vây tứ phía, đánh.

Kết thúc: Có con quạ chết đễn rũ xương.

Mục đích: trị tội.

Thời điểm: 2 con chèo bẻo đang bay, một con chim cắt vụt lao ra. 

Diễn biến:

Cắt xỉa cánh hụt.

Lập tức một đàn chèo bẻo hàng chục con xông vào thi nhau mổ.

Kết thúc: Cắt kiệt sức, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. → So sánh.

- Chuyện gia đình đàn gà:

  • Gà con nghe thấy tiếng diều hâu là rúc cánh mẹ. → Đàn gà con yếu ớt, luôn được mẹ bảo vệ. → Tình mẫu tử.
  • Gà mái tầm này là đẻ xong, bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên. → Gà mái khổ cực nên kêu ca.
  • Gà trống đứng ngơ ngác, mổ mồi dỗ gà mái, vừa mổ vừa kêu "cực...cực". → Muốn lấy lòng gà mái.
  • Vịt bầu không quan tâm.

→ Cảm nhận bằng cả thính giác, thị giác.

→ Sử dụng câu đồng dao "Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu...", thành ngữ "dây mơ rễ má" "kẻ cắp gặp bà già", sự tích "bìm bịp" kết hợp các biện pháp tu từ.

→ Sự đa dạng của loài động vật, những thói quen của chúng

→ Am hiểu kiến thức về động thực vật nơi đồng quê

2. Khung cảnh sinh hoạt của con người

- Cảnh trẻ con tụ hội ở góc sân quan sát cuộc chiến của các loài chim:

+ Địa điểm: Dưới gốc cây vối.

+ Quan sát chăm chú từng hoạt động "Tôi mải ngắm nên không cứu được gà.".

+ Bày tỏ cảm xúc, đánh giá trước các loài vật.

+ Xúm lại xem kết quả trận chiến: "Chúng tôi ùa chạy ra... Mỗi chúng tôi bồi tiếp cho nó hòn đất.".

- Cảnh trẻ con tắm suối:

+ Địa điểm: Sau nhà, qua mấy vườn sắn xanh biếc.

+ Tả lại suối: nước chảy ào ào, từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa [so sánh], qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi về suối xóm Trại. → Am hiểu nguồn gốc của những con suối.

+ Cảnh vui chơi bên suối:

  • Vui vẻ: La ó, té nhau, reo hò; tắm thỏa thuê.
  • Tiếc nuối: khi suối cạn, ngẩn ngơ; khi về tiếng ào ào vọng mãi.

- Cảnh mâm cơm đầm ấm:

+ Thời gian: Tối.

+ Địa điểm: Giữa sân.

+ Hoạt động:

  • Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Cháng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa văng;... → Điệp từ "trong....".
  • Sau khi no nê rủ nhau ngủ hiên cho mát.

+ Cảm xúc nhân vật: Khao khát thầm ước "Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!".

→ Khung cảnh sinh hoạt vô tư, yên bình, hòa mình với thiên nhiên.

→ Tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Lao xao ngày hè là hồi ức của nhân vật tôi về những ngày hè tươi đẹp. Qua việc miêu tả chi tiết từ cảnh vật thiên nhiên đến hoạt động của con người, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương cũng như những hiểu biết sâu sắc về đồng quê cũng như tâm lí trẻ con.

2. Nghệ thuật

Hồi kí kết hợp với các biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, ẩn dụ,...

IV. Chuẩn bị đọc

Bài Làm:

  • Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, được đi chơi như về quê thăm ông bà hoặc đi du lịch, được tham gia những trò chơi cùng với chúng bạn.
  • Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Bài Làm:

1. Từ ngữ xuất hiện ở đoạn văn bản trước là bồ các [cũng gọi là ác là]

2. Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài.

3. Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.

Khác nhau: nhân vật tôi có sự am hiểu sâu sắc từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Bức tranh cuộc sống trong Lao xao ngày hè được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào?

Bức tranh cuộc sống trong Lao xao ngày hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất.

2. Hãy liệt kê một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản. Theo em, việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp ích gì cho việc thể hiện không khí ngày hè?

Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!.....

Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.

3. Chỉ ra một số âm thanh, hình ảnh mà theo em, đã góp phần làm nên cái “lao xao ngày hè” trong văn bản này. Từ đó cho biết, người kể chuyện đã cảm nhận cái lao xao ấy bằng những giác quan nào?

- Một số âm thanh: tiếng kêu của các loài chim “các… các”, “bịm bịp”, “chéc chéc”, tiếng con gà mái “cực cực”, con vịt bầu “mặc mặc”.

- Hình ảnh:

+ Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.

+ Con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

+ Chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.

+ Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.

+ …..

- Tác giả đã sử dụng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ bằng thính giác, thị giác  để thấy những âm thanh, hình ảnh trên, góp phần tạo nên cái lao xao ngày hè. 

4. Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè.

Chủ đề văn bản: Thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

5. Đọc kĩ đoạn văn:

Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…

Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.

Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!

Theo em tác giả hồi kí đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?

Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.

6. Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.

Ấn tượng và cảm xúc khi đọc Lao xao ngày hè:

Bài văn đã đêm đến cho em những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim. Bằng khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ, hiểu biết về các loài chim, tác giả đã miêu tả thế giới các loài chim vô cùng sinh động, chúng liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Qua đó, em cảm thấy yêu mến thế giới tự nhiên quanh mình.

Page 2

Ngữ văn 6  Bài 1: Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ Phần I Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Câu 1 [trang 32 sgk Ngữ văn 6 tập 1] Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung nêu dưới đây chưa? - Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản. - Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc. - Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản. - Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản. Gợi ý: Đọc sơ đồ đã cho trong sách, quan sát xem đã đầy đủ các thông tin ở trên hay chưa. Trả lời: Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung: - Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản Thánh Gióng. - Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc: “ra đời kì lạ”, “đánh giặc Ân”, “chiến thắng”, “về trời”, “ghi nhớ công ơn”. - Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản: các ý trong sơ đồ đều liên quan tới nhau, sự việc này dẫn tới sự việc kia. - Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản: người anh hùng đánh thắng g

  Soạn bài 7: Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất Em đã học về cách tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ở bài 1  Lắng nghe lịch sử nước mình  [Ngữ văn 6 tập 1]. Bài học này giúp em ôn lại và củng cố kỹ năng thảo luận nhóm. Chủ đề thảo luận : Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn?  Bước 1: Chuẩn bị. Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

  Ngữ văn 6 – Bài 9: Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân Em đã có kỹ năng viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân ở Bài 1  Những trải nghiệm trong đời  [Ngữ văn 6 tập 1]. Với bài học này, em sẽ tiếp tục sử dụng những kỹ năng đó để kể lại một trải nghiệm có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn mình và học thêm cách thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể.  Yêu cầu đối với kiểu bài - Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân. - Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý. - Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự việc. - Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. - Bài viết đảm bảo bố cục: + Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm. + Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc và cảm xúc của bản thân đối với trải nghiệm. + Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản :  Trải nghiệm về một chuyến đi. Hãy nhớ lại đặc điểm bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân và trả lời những c

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện [truyền thuyết, cổ tích] Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức [chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...], nội dung [đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...] của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức [từ ghép, từ láy] trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học [hoặc đã đọc, đã nghe] bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích -  Truyện truyền thuyết  là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ :  Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... -  Truyện cổ tích  là loại truyện dân gian, thường

Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em Ở bài “Tôi và các bạn”, em đã được hướng dẫn nói và nghe về một trải nghiệm. Trong bài học này, em sẽ tiếp tục có cơ hội chia sẻ những điều thú vị mà mình đã trải qua để phát triển kĩ năng nói và nghe của bản thân.  1. Trước khi nói  a. Chuẩn bị nội dung nói  - Đọc lại nhiều lần bài viết của mình.  - Để không bỏ sót những nội dung quan trọng khi trình bày, em có thể lựa chọn một trong hai cách sau: + Đánh dấu những từ ngữ, câu văn quan trọng mà khi trình bày không thể bỏ qua, như: - Câu văn giới thiệu trải nghiệm em muốn kể. - Những từ ngữ giới thiệu thời gian, không gian, nhân vật trong câu chuyện. - Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của em trước sự việc được kể. + Ghi ngắn gọn ra giấy một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày bài nói như thời gian, không gian, nhân vật, sự việc, cảm xúc của bản thân,... b. Tập luyện  - Liệt kê những điểm mà em hài lòng và chưa hài lòng sau mỗi lần tập luyện.  2. Trình bày bài nói  - Sử dụng hiệu quả các

 Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá” Đoạn văn tham khảo thuộc trường từ vựng trường học Mẫu 1: Ngôi trường  mà tôi theo học mang trong mình vẻ đẹp cổ kính. Từ xa nhìn lại, ngôi trường trở nên cổ kính với màu ngói đỏ, khoác trên mình tấm áo màu vàng rêu. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến  sân trường  tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa  phòng Ban Giám Hiệu , chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi  học sinh  toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngày thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát. Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của mỗi chúng ta. Mẫu 2: Trường học! Một từ không hề xa lạ đối với bất kì một người học sinh nào. Những kỉ niệm đẹp đẽ nhất của cuộc đời có lẽ

 Ngữ văn 6 - Cánh Diều   Tìm hiểu chung 1. Tác giả:  Bình Nguyên [1959]. -  Tên thật  là Nguyễn Đăng Hào. -  Quê quán : xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. -  Chức danh : Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. -  Giải thưởng : Nhận hai giải  Thơ lục bát  [Giải A - 2003; Giải Ba - 2010] trên báo Văn Nghệ. 2. Tác phẩm -  Hoàn cảnh sáng tác : 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi  Thơ lục bát  trên báo Văn Nghệ. I. Chuẩn bị - Xem lại phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu bài thơ này. - Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: + Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thê nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao? + Bài thơ viết về ai và về điều gì? + Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao? + Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 27 Câu 1  [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. [Thánh Gióng] Gợi ý: Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này. Trả lời: - Từ đơn:  chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên. - Từ phức:  vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa. Câu 2 [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo

Video liên quan

Chủ Đề