Viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm là gì

Viêm họng là một trạng thái xảy ra thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, người lớn với nhiều nguyên nhân khác nhau như bị cảm lạnh, cảm cúm, ảnh hưởng của khói bụi… Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời hoặc nhiễm thêm vi trùng sẽ là viêm họng xuất tiết bội nhiễm, bệnh kéo dài sẽ khó chữa và còn gây biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm họng xuất tiết bội nhiễm là gì?

Viêm họng xuất tiết bội nhiễm xảy khi bên trong họng có dịch nhầy đặc, chủ yếu là khi bị viêm họng mũi cấp hay bị cảm cúm. Khi bị xuất tiết bội nhiễm, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, khó nuốt, bị hắt hơi, sổ mũi… bệnh làm tồn đọng dịch đờm trong cổ có mùi hôi tanh gây khó chịu.

Nếu bệnh phát triển thêm bội nhiễm, ngoài bệnh lý chính, bệnh nhân sẽ nhiễm thêm một số vi trùng khác. Người bệnh cũng gặp cảm giác khó chịu, chất dịch màu trắng, phải thường xuyên khạc nhổ, nuốt nước bọt bị đau.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng xuất tiết bội nhiễm là do nhiệt độ thay đổi, thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm.

Về cơ bản, khi bị viêm họng xuất tiết bội nhiễm phải sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, không nên lơ là cơ thể sẽ bị phát triển thêm một số bệnh khác như viêm xoang, viêm phế quản, khí quản….

Viêm họng xuất tiết bội xảy khi bên trong họng có dịch nhầy đặc [Ảnh Internet]

2. Các triệu chứng của viêm họng xuất tiết bội nhiễm

Khi bị viêm họng kéo dài do ốm, cảm cúm thường người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi khó chịu, họng sưng đau, đôi khi còn kéo theo một số triệu chứng nặng hơn như khàn giọng, mất tiếng viêm thanh quản, sưng đau các hạch bạch huyết ở hai bên cổ và sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân.

Nếu bị viêm họng xuất tiết bội nhiễm tức là bệnh đã tiến triển đến mức bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ bị mệt, người yếu dần đi, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở nặng mũi, cổ họng sưng đỏ, amidan phồng to, bên trong bị lở loét và có mủ.

Có các loại viêm họng bội nhiễm như liên cầu nhóm A hoặc chủng vi khuẩn liên cầu. Người bệnh phải xin tư vấn và điều trị của bác sĩ, nếu không bệnh sẽ nặng hơn, kèm theo nhiều biến chứng như sốt thấp khớp, khớp, gây mủ, lây lan xuống đường hô hấp dưới, xuất huyết toàn thân, sốc nhiễm khuẩn.

Người bị viêm họng xuất tiết bội nhiễm nghĩa là bệnh đã tiến triển đến mức bị nhiễm trùng [Ảnh Internet]

3. Cách phòng ngừa viêm họng xuất tiết bội nhiễm

Trong thời tiết giao mùa hoặc môi trường ô nhiễm, cách tốt nhất để ngăn việc phát triển bệnh từ viêm họng sang viêm họng xuất tiết bội nhiễm, chúng ta cần phải duy trì những thói quen lành mạnh từ ăn uống, vận động. Bản thân mỗi người phải luôn chú trọng nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất tốt cho hệ miễn dịch như A, C, D từ các loại rau củ, quả, nước ép…

Có thể tham gia một số vận động nhẹ để đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường tốt, chơi một số môn thể thao an toàn.

Khi đi ra đường cần đặc biệt chú ý bảo vệ đường hô hấp bằng các loại khẩu trang nhiều lớp hoặc chống bụi mịn.

Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa an toàn được, quan trọng là người bệnh ngay sau khi phát hiện ra các triệu chứng phải đi thăm khám sớm, uống đủ thuốc, không được vì mệt mà bỏ bữa, đảm bảo đề phòng bảo vệ sức khỏe cho những người trong gia đình.

Cần có biện pháp phòng bệnh viêm họng xuất tiết bội nhiễm sớm [Ảnh Internet]

4. Điều trị bệnh viêm họng xuất tiết bội nhiễm như thế nào

Căn cứ vào tình hình của bệnh theo từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ đưa ra một số cách điều trị và đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, theo thông thường bác sĩ sẽ lấy một ít mủ trong cổ họng hoặc amidan để làm xét nghiệm từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra các loại kháng sinh phù hợp.

Quy trình của điều trị sẽ là kiểm tra mức độ viêm họng bình thường: Người bệnh sẽ uống thuốc giảm đau, hạ sốt, uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng tăng đề kháng tránh làm cơ thể bị mất nước.

Đối với viêm họng xuất tiết bội nhiễm: Bác sĩ sẽ yêu cầu uống các loại kháng sinh đặc trị, người bệnh cần đảm bảo uống đúng giờ và uống đúng liều lượng, việc này sẽ ngăn xảy ra biến chứng.

Người bệnh cũng cần phải thường xuyên xúc miệng, đánh răng để đảm bảo giữ vệ sinh cho cổ họng, khoang miệng, ngăn ngừa và hỗ trợ chống viêm, chống sưng.

Tại phòng ngủ cần tăng thêm độ ẩm để phòng trở nên dễ chịu hơn do bệnh thường xuyên xảy ra mùa động và khi giao mùa. Có thể đặt chậu nước hoặc đặt máy phun sương.

Luôn ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Đi kèm với việc uống thuốc, người bệnh phải sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi nhanh nhất, quá trình điều trị cũng sẽ nhanh và tốt hơn.

Viêm họng xuất tiết bội nhiễm là bệnh thường gặp cả ở trẻ con và người lớn. Người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và phòng ngừa tốt nhất, khi bị bệnh đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tránh để bệnh phát triển nặng.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng… Tại bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này để có thêm những kiến thức chăm sóc sức khoẻ hữu ích nhé.

1. Tổng quan về viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Trước tiên, viêm mũi dị ứng là khi tiếp xúc với dị nguyên lạ trong không khí. Lúc đó, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học gây ra các triệu chứng ở vùng mũi, họng, mắt, da và miệng. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm là tình trạng bị viêm mũi dị ứng kéo dài nhưng không được điều trị sớm và đúng cách. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh mà bệnh lý này còn gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.

Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm là tình trạng bị viêm mũi dị ứng kéo dài nhưng không được điều trị sớm và đúng cách

2. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm, có thể kể đến như:

– Bị viêm mũi dị ứng nhưng không được điều trị sớm và đúng cách.

– Vi khuẩn, virus hay nấm mốc.

– Những yếu tố gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, hoá mỹ phẩm, lông động vật…

– Sức đề kháng của cơ thể không tốt hoặc mắc những bệnh lý bị suy giảm hệ miễn dịch.

3. Bị viêm mũi dị ứng dạng bội nhiễm có những biểu hiện nào?

3.1 Chảy nước mũi

Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là nước mũi sẽ chảy do phần niêm mạc bị viêm. Khi những tác nhân này tấn công thì người bệnh sẽ hắt hơi liên tục kèm theo nước mũi chảy. Nước mũi sẽ có màu vàng đục hoặc xanh, có thể có mùi hôi.

3.2 Khó thở, ngạt mũi

Người bệnh có thể sẽ bị nghẹt từng bên hoặc cả hai bên. Nếu ngồi ở dưới điều hoà thì tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên.

3.3 Đau nhức ở vùng hốc mắt và vùng mặt

Vì các xoang phân bố khắp vùng mặt do đó khi có hiện tượng viêm nhiễm xảy ra, những cơn đau khó chịu sẽ xuất hiện. Đặc biệt, người bệnh cảm nhận rõ nhất ở vùng xoang sàng sau, xoang bướm gần với hốc mắt.

Người bệnh cảm nhận rõ nhất ở vùng xoang sàng sau, xoang bướm gần với hốc mắt.

3.4 Hôi miệng

Một biểu hiện nữa có thể gặp phải là hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nguyên nhân là do dịch nhầy trong xoang có xu hướng chảy qua mũi và đi trực tiếp xuống cổ họng. Phần dịch này sẽ gây nên cả cảm giác vướng víu cho cổ họng và mùi hôi cho khoang miệng.

3.5 Thính lực suy giảm hoặc điếc tạm thời

Phần dịch mủ này cũng có khả năng tràn qua tai thông qua ống dẫn nối 2 cơ quan với nhau. Khi đó, chất dịch sẽ tạo áp lực lên màng nhĩ, đến giới hạn màng nhĩ thì có khả năng gây thủng và gây điếc tạm thời.

3.6 Các triệu chứng khác

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp nhau một số triệu chứng khác như ngứa mũi, ngứa mắt, họng, da, tai, phù mí mắt, quầng thâm ở mắt, viêm tai giữa, khàn tiếng…

4. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm điều trị bằng cách nào?

Khi có những biểu hiện của bệnh lý này, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh biến chứng.

– Nếu xác định được nguyên nhân gây bội nhiễm là vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có bao gồm kháng sinh cho bệnh nhân.

– Ngoài ra, tuỳ vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc điều trị triệu chứng đang có như hắt hơi, sổ mũi…hay dùng thuốc xịt mũi, xịt họng để dễ chịu hơn.

– Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ hoàn toàn theo đơn thuốc bác sĩ đã kê để đạt hiệu quả cao nhất và ít gặp phải tác dụng phụ.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm cần phải được thực hiện theo đúng đơn thuốc bác sĩ kê

– Cần phải hiểu rằng viêm mũi dị ứng là bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh việc tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng và thực hiện những biện pháp như:

+ Thường xuyên vệ sinh nơi sinh sống và làm việc để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và gây bệnh.

+ Uống đủ nước, ăn những đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá, để hạn chế tối đa khả năng gây đặc đờm nhầy.

+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch.

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng họng bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn thường xuyên.

Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm. Cần lưu ý chọn những cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả và không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề