Đơn hàng dạng trung chuyển kho trung chuyển là gì

Giữa các chặng vận chuyển, thường người ta thiết lập các kho trung chuyển cho hàng hóa  như một điểm giao thương hay điểm chờ cho chặng tiếp theo. Kho này có mục đích điều tiết quá trình lưu thông hàng hóa.

Để tìm hiểu rõ hơn về Kho trung chuyển và các lưu ý về loại kho này, Bạn có thể tìm hiểu bài viết được leanh.edu.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây:

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

1. Kho trung chuyển là gì?

Kho trung chuyển được xem là loại hình kho bãi đang được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - logistics. Tuy nhiên, dạng kho bãi này sẽ được dùng cho hàng hóa ra vào kho trong thời gian ngắn hơn so với kho bãi thông thường.

Đây là nơi tập kết, cất giữ, bảo quản và quản lý hàng hóa của các chủ hàng hay chuyển giao giữa người mua và người bán. Hàng hóa được lưu trữ trong kho chỉ đóng vai trò tạm thời trước khi trung chuyển sang vị trí khác, vì vậy hàng hóa đặt trong kho theo thời gian nhất định.

Giống như đơn vị vận chuyển, các kho trung chuyển cũng thường do một bên thứ ba quản lý,  sắp xếp và điều phối quá trình nhập xuất hàng hóa qua kho đa số là công ty logistics, forwarder hoặc thuộc cảng. 

Kho trung chuyển thường mang đặc trưng sau:

- Vị trí kho thuận lợi cho việc trung chuyển/ di chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các đơn vị, doanh nghiệp như gần cảng biển, sân biển, các tuyến đường quốc lộ,… Phù hợp với tính chất tạm thời và nhanh chóng.

– Kết cấu kho trung chuyển sẽ được thiết kế tương tự các dang kho hàng thông thường, xây dựng an toàn, vững chắc và đúng, đủ trong công tác Phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống rit sét,…

- Do bên thứ ba khác với người bán và người mua, vận hành, quản lý để đảm bảo tính thuận lợi, kịp thời.

2. Kho trung chuyển được dùng như thế nào?

Do đặc tính vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là những địa điểm chuyển giao phương tiện vận chuyển, cần có sự hỗ trợ của kho để lưu trữ hàng hóa. Do đó kho trung chuyển này sẽ đảm bảo cho hàng hóa luôn sẵn sàng và nhanh chóng lưu thông sang chặng tiếp theo. 

Một số tác dụng chính của kho trung chuyển:

  • Lưu kho, bảo quản hàng hóa: tương tự như các kho thường khác. Kho trung chuyển cũng có chức năng lưu trữ hàng hoá theo các điều kiện tiêu chuẩn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: kho trung chuyển nằm ở những vị trí trung tâm, giao lộ kết nối, chính vì vậy rất tiện cho quá trình lưu trữ, chờ làm thủ tục xuất nhập.
  • Dễ dàng kiểm soát, gom hàng hoá phân phối: doanh nghiệp có thể sử dụng các kho trung chuyển để làm điểm tập kết, hợp nhất các luồng hàng từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh.

3. Các lưu ý khi nhập kho trung chuyển?

Khi thực hiện nhập hàng vào kho trung chuyển, bạn cần phải trải qua một quy trình như sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Ký kết hợp đồng xác nhận với bên cung cấp dịch vụ này trước khi nhập hàng vào kho trung chuyển. Hợp đồng cần có đầy đủ các thông tin bao gồm: Thông tin về hàng hóa, diện tích lưu trữ, quy trình thực hiện khai thác/vận hành và các yêu cầu khác.

Bước 3: Trước khi đưa hàng hóa vào nhập kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ kho cần cung cấp kế hoạch vận chuyển hàng chi tiết để bộ phận quản lý kho có thể xác nhận và chuẩn bị các phương án xử lý. 

Bước 4: Khi hàng nhập kho trung chuyển, cần cung cấp các thông tin về hàng hóa, số lượng, ngày dự kiến nhập kho, phương tiện vận tải,…
Xe vận chuyển [container] đến địa điểm nhận hàng rồi mang hàng hóa đến khu vực kho phù hợp với tính chất và kích thước của hàng hóa.

Bước 5: Sau khi hàng hóa đến kho trung chuyển, các bên thực hiện ký kết sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trước khi hàng hóa được nhập kho trung chuyển chính thức.

Bước 6: Sau khi đến thời gian chuyển hàng, hàng hóa sẽ được chuyển giao sang chặng tiếp theo để mang đến cho người nhận hàng.

>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

4. Quy trình xuất kho trung chuyển

Khi đến thời gian cần mang hàng hóa đã nhập kho ra khỏi kho, người ta thực hiện xuất khóa trung chuyển:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Người thuê kho cần cung cấp kế hoạch xuất hàng chi tiết cho bên quản lý kho hàng trung chuyển.

Bước 3: Các thông tin xuất hàng cung cấp cũng tương tự như khi nhập khẩu, nhưng với khoảng thời gian để xuất kho như: Thông tin hàng, số lượng xuất, ngày xuất, phương tiện vận chuyển,…

Bước 4: Sau khi nhận được kế hoạch xuất hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển sẽ tiến hành khai thác/vận hành thích hợp.

Bước 5: Trước khi hàng hoá xuất khỏi kho trung chuyển, hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm hàng hóa cùng các thông tin cần thiết và ký biên bản xác nhận xuất kho và kết thúc quá trình.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

5. Phân biệt kho trung chuyển và các loại kho hàng khác hiện nay

Kho trung chuyển và kho hàng thông thường đều là kho bãi dùng để chứa đựng hàng hóa. Tuy nhiên, về tính chất, đặc điểm và thời gian, kho trung chuyển cũng có nhiều khác biệt so với kho thông thường.

Kho trung chuyển: Tập trung, lưu trữ hàng hóa tạm thời trước khi vận chuyển đến đơn vị khác hoặc giao đến tay người bán. Thường có vị trí thuận lợi như cảng, sân ga, sân bay,… để thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

Kho phân phối: Tương tự như kho trung chuyển, hàng hóa được lưu trữ trong kho và ở trạng thái sẵn sàng được xuất kho đến các đơn vị lấy hàng. Tuy nhiên đối với kho phân phối thì hàng hóa lại nằm ở quá trình cuối của giai đoạn hoàn tất đơn hàng.

Kho công nghiệp: Kho phục vụ cho các hoạt động của nhà máy xí nghiệp, thường được xây gần các khu công nghiệp để thuận tiện cho hoạt động sản xuất.

Kho dịch vụ: Cung cấp dịch vụ lưu trữ hàng hóa số lượng nhỏ, phục vụ lưu trữ ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhỏ, gia đình.

Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị: Hàng hóa trong kho thường là lương thực, tài sản của nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước.

Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề Kho trung chuyển. Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

>>>> Tham khảo thêm:

Từ khóa: kho trung chuyển là gì, kho trung chuyển, nhập kho trung chuyển, xuất kho trung chuyển là gì

Ở Việt nam lĩnh vực Logistics không còn quá xa lạ, là các dịch vụ của nó có thể kể đến như: Vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, nhập kho, làm thủ tục hải quan,… Trong đó, Một mắt xích có vai trò quan trọng cần kể đến đó là các kho trung chuyển hàng hóa.

Vậy Kho trung chuyển là gì? Xuất kho trung chuyển là gì? Nhập kho trung chuyển là gì? Hãy cùng Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở Hà Nội & TPHCM

1. Kho Trung Chuyển Là Gì? Tác Dụng Của Kho Trung Chuyển Là Gì?

Kho trung chuyển thực chất nó cũng có chức năng tương tự như kho hàng là nơi lưu trữ, tập trung hàng hóa, tài sản để phục vụ cho việc quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên kho trung chuyển hàng hóa cũng có một vài điểm khác so với kho thông thường như sau:

- Hàng hóa thường chỉ mang tính chất tạm thời khi ở trong kho trung chuyển

- Kho trung chuyển hàng hóa trung gian giữa bên mua và bên bán và thường chịu sự sở hữu và quản lý của bên thứ 3.

Đơn vị trung gian này có trách nhiệm lưu trữ, quản lý hàng hóa xuất nhập và phục vụ chuyển giao hàng hóa trước khi hàng hóa được vận chuyển sang một đơn vị khác hoặc đến tay của người mua.

- Thời gian tạm thời không cố định tùy thuộc vào thời gian giao dịch của bên mua và bên bán có thể kéo dài theo ngày, theo tuần,…

– Kết cấu kho được xây dựng an toàn, vững chắc có thể đáp ứng các tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét,…

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu - Học Thực Chiến Cùng Chuyên Gia XNK Trên 10 Năm Kinh Nghiệm

2. Đặc Điểm Của Kho Trung Chuyển

- Được xây dựng tại các vị trí gần cảng biển, sân biển, các tuyến đường quốc lộ,… giúp việc vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu của các đơn vị, doanh nghiệp.

- Hàng hóa dễ dàng được vận chuyển

- Hệ thống quản lý kho hàng trung chuyển quản lý kho một cách khoa học, chặt chẽ, đơn vị trung gian có trách nhiệm giữ, lưu trữ và quản lý hàng hóa của các công ty một cách cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.

3. Lợi Ích Của Kho Trung Chuyển

- Giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí. Kho trung chuyển sẽ nhận các trách nhiệm lưu trữ và quản lý hàng hóa trước khi hàng hóa được chuyển cho đơn vị khác và vậy mà nhà sản xuất không cần tốn thời gian và công sức cho việc này.

- Điều này giúp công ty giảm được nhiều chi phí cho các việc như thuê nhân viên, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí thuê container, chi phí chờ đợi phát sinh tại cảng, v.v.

- Là nơi tập kết hàng hóa tạm thời, giúp các công ty có đủ thời gian hoàn thành các thủ tục cần thiết.

- Tạo không gian thuận lợi để công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa trước khi phân phối. Hạn chế tối đa sự nhầm lẫn hoặc mất mát.

- Khi vào kho trung chuyển, hàng hóa sẽ được phân chia theo loại, theo mẫu mã một cách rõ ràng để công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa, hạn chế mất mát, sắp xếp lộn xộn

4. Mô Hình Kho Trung Chuyển

- Cross Docking là một kỹ thuật trong lĩnh vực logistics, nhằm loại bỏ khâu lưu trữ và lấy hàng trong hoạt động kho hàng, nhờ đó hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến điểm tiêu thụ mà hầu như không cần qua các kho hàng.

- Lưu trữ và lấy hàng là hai chức năng tốn kém nhất trong chức năng chính của hoạt động kho hàng [cùng với chức năng nhận và vận chuyển] do chi phí liên quan đến việc giữ, lưu trữ hàng hóa và chi phí nhân công.

Với công nghệ Cross Docking, hàng hóa sau khi được nhận sẽ không phải trải qua một khâu lưu kho trung gian mà sẽ đi từ xe đầu kéo đến xe đầu kéo đi đến đích, và các chuyến hàng chỉ mất một ngày thậm chí là chưa đến một giờ đồng hồ tại Cross Dock trước khi được vận chuyển.

Cross Dock là một cơ sở vận chuyển giúp phân loại và tổng hợp hàng hóa từ các rơ-moóc gửi đến khác nhau đến các rơ-moóc khác đi đến điểm tiêu thụ [cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất hoặc thậm chí là một Cross Dock khác].

- Có thể hình dung rằng đối với vận chuyển kho bãi, các lô hàng được nhà cung cấp vận chuyển về kho chờ thông quan để tiếp tục đến điểm tiêu thụ hoặc đến các kho bãi ngang khác.

Đối với Cross Docking, hàng hóa sẽ theo trailer từ nơi sản xuất đến trung tâm vận chuyển.

Tại đây, nhân viên sẽ phân loại hàng hóa theo từng đơn hàng của người nhận hàng [thông thường một người nhận hàng cần nhiều loại hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau], sau đó hàng hóa đã được sơ chế, tập kết sẽ theo xe kéo khác đến nơi tiêu thụ.

5. Quy Trình Nhập Kho Trung Chuyển Là Gì?

Đối với hàng nhập khẩu, Sản phẩm sẽ được đưa về kho trung chuyển và phân loại sau khi hoàn thành thủ tục nhập hàng và nhận hàng tại bến, sau đó vận chuyển thẳng đến khách hàng hoặc qua kho.

Khi cần phân phối trong các chuỗi cung ứng nhỏ hơn [chẳng hạn như các nhà bán lẻ], rồi đưa đến tay người dùng

6. Quy Trình Xuất Kho Trung Chuyển Là Gì?

Hàng hóa từ trong nước muốn xuất khẩu phải qua cửa khẩu và làm thủ tục hải quan, cập cảng Việt Nam, sau đó theo container về kho trung chuyển, phân loại và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

7. Những Khái Niệm Liên Quan Đến Kho Trung Chuyển

- Kiện hàng đến kho trung chuyển là gì? - Là kiện hàng được đưa vào kho trung chuyển.

- Chờ xuất đến kho trung chuyển là gì? - Đơn hàng đã hoàn tất thủ tục hải quan vẫn đang ở bãi chờ chưa được xuất đến kho trung chuyển

- Kiện hàng xuất kho trung chuyển là gì? - Là kiện hàng trong khi trung chuyển được xuất ra bên ngoài.

- Hàng hóa trung chuyển là gì? - Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu qua cửa khẩu hải quan Việt Nam và đến khu vực trung chuyển và đến điểm đến cuối cùng là nước nhập khẩu.

- Cảng trung chuyển [Hay còn gọi là Hub Port] - Là nơi tập trung hàng hóa từ khâu nhỏ đến trung chuyển hàng hóa và liên kết hệ thống giao thông.

Xem chi tiết: Hub Port là gì?

- Feeder Port - Cổng Feeder có kích thước nhỏ. Chức năng chính của cảng trung chuyển là xếp hàng hóa lên tàu trung chuyển trước khi đến cảng trung tâm.

Xem thêm các bài viết:

Kết Luận:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kho trung chuyển là gì và các quy trình nhập xuất kho trung chuyển.

Mong rằng qua những chia sẻ của Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh trong bài viết sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về chức năng cũng như quy trình khi làm nhập xuất hàng vào kho trung chuyển trong công việc của mình

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Hà Nội, Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: //xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904.84.8855

Video liên quan

Chủ Đề