Doanh nghiệp là gì cho ví dụ

Với sự phát triển của kinh tế – xã hội như hiện nay, ngành dịch vụ đã và đang trở thành lĩnh vực được quan tâm rất nhiều bởi nó có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, dịch chuyển nền cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thành lập các doanh nghiệp dịch vụ vì lẽ đó trở thành thực trạng tất yếu khách quan. Vậy doanh nghiệp dịch vụ là gì? Kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Theo từ điển Bách Khoa Toàn thư Việt Nam, dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Và dựa vào nhu cầu và tùy theo sự phân công lao động mà có nhiều loại dịch vụ: Dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; Dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng; Dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình; những dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi khả năng đặc trên [hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo]; những dịch vụ liên quan đến đời sống và sinh hoạt công cộng [sức khỏe, giáo dục, giải trí]; những dịch vụ về chỗ ở,… Còn quan niệm khác cho rằng dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị của các loại sản phẩm vô hình và không thể nắm bắt được.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Giá năm 2012: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.

Là một loại hàng hóa đặc biệt, dịch vụ có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, dịch vụ có tính chất vô hình. Điều này thể hiện ở chỗ dịch vụ là những thứ mà khi đem bán nó không thể rơi vào chân bạn được. Người ta không thể nhìn thấy, thử mùi vị, nghe chúng trước khi tiêu dùng. Khách hàng không thể biết chất lượng phục vụ của một khách sạn nếu không đến đó thử đặt phòng hay học viên không thể biết được chất lượng giảng dạy nếu không trực tiếp tham dự lớp học… Người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó như: thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc thông qua thông tin quảng cáo. Chính vì vậy, việc lượng hóa, thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của một công ty, nếu xét ở tầm vĩ mô và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn so với hàng hóa hữu hình rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, có một số loại dịch vụ là hữu hình, ví dụ báo cáo của nhà tư vấn được ghi trên đĩa mềm. Trong khi đó có một số loại hàng hóa lại có tính vô hình, ví dụ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, dịch vụ có tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung cấp chúng còn việc không đồng nhất của chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như thời gian, địa điểm mặc dù cùng là một người cung cấp. Ví dụ chất lượng của một ca phẫu thuật thẩm mỹ có thể thành công với khách hàng này nhưng không thành công với một khách hàng khác bởi mức độ chất lượng của nó phụ thuộc tay nghề của bác sĩ thực hiện, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ và còn cả bởi các yếu tố tâm lý của họ, điều tương tự cũng có thể diễn ra đối với chất lượng đào tạo của một lớp học.

Thứ ba, dịch vụ có tính không thể tách rời và không lưu trữ được. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Một dịch vụ được tiêu dùng khi nó đang được tạo ra và khi ngừng quá trình sản xuất có nghĩa là việc tiêu dùng đó cũng ngừng lại. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ. Khi tính toán sản lượng của nền kinh tế, Ban phân tích kinh tế Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã nêu “các ngành dịch vụ là những ngành mà sản phẩm của nó không thể được lưu trữ và được tiêu dùng tại thời điểm và nơi diễn ra hoạt động mua bán” .

Thứ tư, là cách thức bảo hộ các ngành dịch vụ nội địa.

Các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung thường được bảo hộ bằng cách đánh thuế hoặc áp dụng các biện pháp phi thuế quan tại cửa khẩu. Còn đối với các ngành dịch vụ, do bản chất vô hình của dịch vụ và vì nhiều giao dịch dịch vụ không cần sự dịch chuyển qua biên giới, nên không thể bảo hộ các ngành dịch vụ bằng các biện pháp áp dụng tại cửa khẩu. Các ngành công nghiệp dịch vụ chủ yếu được bảo hộ bằng pháp luật quốc gia về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, cấm các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài [ngân hàng, công ty bảo hiểm] đầu tư vào hoặc thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ; hoặc không áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.

Tuy nhiên, hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có sự xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ trợ. Cũng như vậy, khi tiến hành mua bán trao đổi bất kỳ hàng hóa hữu hình nào cũng đều cần đến các dịch vụ hỗ trợ. Người ta thấy rằng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động kinh tế cũng như tính phức tạp của chúng làm cho việc phân biệt giữa các ngành kinh tế trở nên thực sự khó khăn. Điều này cũng giải thích rằng sự phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa chỉ mang tính chất tương đối.

Dịch vụ và hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình thành và phát triển nhiều hơn, đa dạng hơn. Nếu như trước đây, nói đến một nền kinh tế, người ta chỉ nói đến hai lĩnh vực then chốt là nông nghiệp và công nghiệp thì ngày nay, lĩnh vực được quan tâm đến nhiều cũng như chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của các quốc gia lại là lĩnh vực dịch vụ – ngành kinh tế thứ ba của nền kinh tế.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”.

=> Như vậy, có thể kết luận rằng doanh nghiệp dịch vụ là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới các loại hình chẳng hạn CTCP, CT TNHH, doanh nghiệp tư nhân…nhằm kinh doanh các loại các loại dịch vụ được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chẳng hạn như dịch vụ tư vấn, vận chuyển, thẩm mỹ, giáo dục…để đạt mục tiêu lợi nhuận.

Doanh nghiệp dịch vụ có những đặc điểm cơ bản của một doanh nghiệp đó là:

– Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP tùy thuộc tính chất của mỗi loại hình kinh doanh, chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định.

– Được thừa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;

– Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp dịch vụ là kinh doanh các lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ được cho phép kinh doanh tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.

Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp dịch vụ là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trên đây là bài viết về Doanh nghiệp dịch vụ là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

  • Tài sản của doanh nghiệp là gì
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì

Loại hình doanh nghiệp là gì? chính là thắc mắc chung của nhiều người đang có ý định làm startup. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như nắm được các loại hình doanh nghiệp hiện nay, bạn hãy theo dõi thêm bài viết dưới đây.

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng, ví dụ như: nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.

Loại hình doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh của cá nhân, tổ chức

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Sau khi đã nắm được khái niệm loại hình doanh nghiệp là gì thì bạn cũng biết các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Theo thống kê, hiện nay có 7 loại hình doanh nghiệp phổ biến. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp nhà nước

Đây là loại hình doanh nghiệp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối và được tổ chức theo hình thức công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Loại hình doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ dựa theo 4 yếu tố chính của bộ luật dân sự theo điều 84, đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp.

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước giao vốn kinh doanh nhưng phải tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất và việc hưởng lợi nhuận theo mức vốn ban đầu. Tức là hoàn toàn không có hình thức bao cấp mà phải tự chịu trách nhiệm về chi phí.

>> 6 bước trong quy trình đào tạo nhân viên phục vụ

>> Tuyệt chiêu quản lý con người các nhà lãnh đạo nên nắm

Doanh nghiệp tư nhân

Đây là doanh nghiệp do cá nhân xây dựng và tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm với pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định, mỗi các nhân chỉ được thành một doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân tự làm chủ

Doanh nghiệp công ty cổ phần

Theo điều 77 của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Trong đó, toàn bộ cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và tối đa thì không giới hạn. Và cổ đông thì có thể là cá nhân, tổ chức.

Quy định đề ra, doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật. Tư cách pháp nhân chỉ được công nhận khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn của công ty.

Hợp tác xã

Đây là một loại hình được thành lập nên bởi các hộ gia đình, các cá nhân có nhu cầu góp vốn để xây dựng một tổ chức doanh nghiệp với mục đích tăng lợi nhuận. Hợp tác xã sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hoạt động sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cho từng cá nhân góp vốn.

Yêu cầu tham gia hợp tác xã đối với cá nhân là phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Riêng cán bộ, công chức sẽ được tham gia hợp tác xã theo hình thức là xã viên nhưng không trực tiếp quản lý. Có hai hình thức xây dựng hợp tác xã là góp vốn và góp sức.

Doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn

Loại hình doanh nghiệp này hiện nay rất phổ biến với 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên. Trong đó, công ty TNHH 2 thành viên sẽ hoạt động theo điều 38 luật doanh nghiệp, còn công ty TNHH 1 thành viên thì hoạt động theo điều 63 của Luật doanh nghiệp 2005.

Có hai loại công ty TNHH là 1 thành viên và 2 thành viên trở lên

Doanh nghiệp công ty hợp danh

Doanh nghiệp công ty hợp danh là một loại hình rất đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó các thương nhân và cá nhân cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dưới một hãng. Cả hai sẽ cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Hiện nay, công ty hợp danh mang một số đặc điểm pháp lý riêng.

Doanh nghiệp công ty liên doanh

Đây là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên khác nhau cùng hợp tác thành lập. Doanh nghiệp này được thành lập trên cơ sở đồng liên doanh hoặc ký kết hiệp định giữa Chính phủ nước ngoài và Chính phủ Việt Nam. Công ty liên doanh do nhiều bên tổ chức hợp thành.

Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc loại hình doanh nghiệp là gì cũng như các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề