Uống thuốc tenofovir bao lâu

Viêm gan B được mệnh danh là sát thủ thầm lặng, đã tấn công và phá hủy sức khỏe vô số người bệnh. Dùng thuốc chữa viêm gan B là phương pháp nhằm cải thiện bệnh và ngăn chặn sự sinh sôi của virus viêm gan B [HBV]. Trong những trường hợp người bệnh có thể dừng sử dụng thuốc điều trị là thắc mắc của không ít người. Cùng tham khảo bài viết sau đây để giải đáp câu hỏi này nhé.

Thuốc dùng điều trị viêm gan B mạn?

Khi nghi ngờ đã tiếp xúc với virus viêm gan B, bạn nên khám bệnh càng sớm càng tốt. Bởi điều trị sớm sẽ làm tăng cơ hội khỏi bệnh đồng thời giảm tổn thương gan. Trường hợp bạn không nhiễm virus HBV, bác sĩ sẽ tiêm vắc xin và tiêm globulin miễn dịch viêm gan B cho bạn. Protein này có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng.

Bạn hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ kết hợp với nghỉ ngơi, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích có thể khiến gan tổn thương. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm gan B cũng như bất kỳ loại thuốc nào cần trao đổi cụ thể với bác sĩ.

Trường hợp nhiễm trùng biến mất, bác sĩ kết luận bạn là người mang mầm bệnh không hoạt động. Điều đó chứng tỏ không còn virus trong cơ thể nhưng xét nghiệm kháng thể cho thấy bạn đã bị viêm gan B trong quá khứ. Nếu nhiễm trùng hoạt động lâu hơn 6 tháng, bạn đã mắc viêm gan B mạn tính. Dưới dây là một số thuốc dùng điều trị viêm gan B mạn tính:

Interferon:

Thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Thuốc bị thủy phân ở đường tiêu hóa nên chỉ sử dụng tiêm. Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như sốt, rụng tóc, mệt… Tuy nhiên, giá thành của thuốc còn khá cao và phải dùng lâu dài nên nhiều trường hợp không có điều kiện.

Tenofovir [Viread]:

Thuốc có dạng viên hoặc bột được dùng trong điều trị viêm gan B. Nếu bạn uống thuốc này trong thời gian dài nên thường xuyên phải kiểm tra nhằm đảm bảo chức năng thận không bị tổn thương do dùng thuốc.

Entecavir [Baraclude]:

Thuốc có ít tác dụng phụ và nên uống đều đặn mỗi ngày một viên. Người bệnh có thể dùng dưới dạng chất lỏng hoặc thuốc viên.

Adefovir dipivoxil [Hepsera]:

Thuốc dùng dưới dạng viên, có tác dụng tốt với người không đáp ứng với lamivudine. Tuy nhiên, cần thận trọng bởi sử dụng liều cao có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới chức năng thận.

Lamivudine:

Có tác dụng kháng virus, khi sử dụng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, ALT trở về bình thường, lượng virus giảm… Thời gian đạt được mục tiêu tùy thuộc vào từng người, ít nhất 1 năm, trung bình 2 năm có khi kéo dài hơn. Có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc. Cần lưu ý điều này để có thể dùng lamivudin cho người có khả năng đáp ứng, nhất là những người có kinh tế khó khăn.

Thông tin chi tiết: Các thuốc dùng điều trị viêm gan B

Khi nào ngừng dùng thuốc?

Nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng cao nếu tải lượng HBV [số lượng bản sao HBVDNA/1ml máu lớn] càng cao. Tải lượng HBV là yếu tố tiên đoán độc lập cho sự phát triển xơ gan, ung thư gan. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng sẽ càng lớn. Bởi vậy mà khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HBV DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, người bệnh cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBV DNA ở ngưỡng thấp.

Hiện nay, có xuất hiện sự kháng thuốc bởi xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gen. Khi đã điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả cho ngừng thuốc thì vẫn cần theo dõi định kỳ nhằm phát hiện và xử lý việc bùng phát virus. Khi kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan, bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm.

Người bệnh cũng không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Những trường hợp chưa hoặc không dùng thuốc cần ghi nhớ lời dặn của bác sĩ, tự theo dõi chặt chẽ. Khi cần phải khám, hãy xét nghiệm ngay.

Người bệnh bị viêm gan B phải dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ điều trị, tái khám đúng hẹn giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc của bác sĩ, chuyển sang sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc khiến gan bị tổn thương, suy đa tạng…

Đọc thêm thông tin: Xét nghiệm định lượng HBVDNA

Nhập viện vì tự ý bỏ thuốc điều trị

Có rất nhiều trường hợp, người bệnh bị suy đa tạng, tổn thương gan tối cấp do tự ý dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc để điều trị viêm gan B mạn tính. Và tất cả người bệnh đều có đặc điểm chung là phát hiện viêm gan B mạn tính nhưng không tuân thủ theo phác đồ điều trị, tự ý ngừng thuốc hay sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.

Nước ta nằm trong top cao trong khu vực về tỷ lệ mắc viêm gan B. Tuy nhiên, thực tế điều trị viêm gan B phải kéo dài nhiều năm, tái khám định kỳ và lo ngại những tác dụng phụ của thuốc tây mang lại nên không ít người bệnh đã tự ý ngừng thuốc theo phác đồ để tìm tới những phương pháp điều trị khác [thuốc đông y, thuốc nam, thuốc gia truyền…] không rõ nguồn gốc… dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn, khi quay trở lại bệnh viện thì đã muộn bởi tổn thương gan diễn tiến nặng khó khắc phục.

Hầu hết người bệnh viêm gan B mạn đều cần sử dụng thuốc kháng virus kéo dài, thậm chí hết đời. Việc điều trị này nhằm ngăn chặn quá trình tăng sinh và hoạt động của virus, giảm nguy cơ tổn thương gan, các biến chứng về sau cũng như ngăn chặn lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu ngừng thuốc sự sao chép của virus sẽ quay trở lại với nồng độ như trước điều trị, có thể kháng thuốc gây ra những khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Do đó, việc ngừng thuốc khi nào cần phải do bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho bệnh nhân chỉ định, dựa vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng đối với loại thuốc đó.

Để điều trị bệnh viêm gan B mang lại hiệu quả cao, người bệnh có chỉ định dùng thuốc cần tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa. Nếu tuân thủ tốt, cộng với khả năng đáp ứng thuốc tốt người bệnh sẽ có cuộc sống khỏe mạnh như người bình thường.

Thông tin bạn quan tâm: Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta có thêm nhiều thuốc chữa viêm gan siêu vi B mạn. Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự kháng thuốc, xuất hiện nhiều chủng kháng thuốc đột biến gen... nên phương pháp điều trị, dùng thuốc, chăm sóc có một số thay đổi...

Thực tế, người bị nhiễm virut viêm gan B [HBV] thường lo lắng về tình trạng bệnh và băn khoăn không biết nên dùng thuốc hay không. Nếu dùng thì dùng như thế nào?

Có phải cứ nhiễm HBV là dùng thuốc?

HBV phân làm 4 trường hợp:

- Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg [+] chứng tỏ có virut;  có kháng nguyên nội sinh HBeAg [+] chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ [vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan  ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên]. Đây là trường hợp  cần phải  dùng thuốc.

- Trường hợp 2: HBsAg [+] chứng tỏ có virut; HBeAg[-] chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.

- Trường hợp 3: HBsAg [+] chứng tỏ có virut; HBeAg[+] chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người "dung nạp được miễn dịch" cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

- Trường hợp 4: HBsAg [+] chứng tỏ có virut; HBeAg [-] chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc [vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi]. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.

Thuốc điều trị viêm gan B mạn

+ Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virut. Thuốc bị thủy phân ở đường tiêu hóa nên chỉ dùng đường tiêm.  Khi dùng, một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... Tuy nhiên, giá thành của thuốc còn cao, lại phải dùng lâu dài nên nhiều trường hợp không có điều kiện. Vì thế, thuốc tuy rất tốt nhưng ít người bệnh lựa chọn.

+ Lamivudin: Có hiệu năng kháng virut. Khi dùng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, ALT trở về bình thường, lượng virut [HBVDNA] giảm, hình ảnh mô học gan cải thiện. Thời gian đạt được mục tiêu này lệ thuộc vào từng người, ít nhất là 1 năm, trung bình 2 năm, có khi kéo dài tới 3 năm, nếu tái phát còn có thể dùng lại. Trước năm 2000, lamivudin được xem là thuốc đầu tay [rẻ tiền, dùng đường uống, tiện lợi]. Nhưng hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên  tới 70% [lamivudin bị kháng thuốc theo kiểu gen] nên hiện không được ưa dùng nhiều. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc. Cần lưu ý điều này để có thể dùng lamivudin cho người có khả năng đáp ứng, nhất là với người kinh tế khó khăn [lamivudin vẫn là thuốc có giá rẻ].

+ Adefovir, entecavi, telbivudin:  Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.

+ Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU [Mỹ] mới cho dùng năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và  chưa bị kháng thuốc.

+ Dùng phối hợp thuốc: Mấy năm gần đây, có một số nghiên cứu phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B. Phối hợp chất tăng cường miễn dịch [interferon- pegylat] với chất kháng virut [lamivudin] cho kết quả tốt hơn dùng mỗi thứ riêng lẻ, nhưng phối hợp hai chất kháng virut thì cho kết quả không đều. Chẳng hạn dùng lamivudin+ adefovir với người đã bị kháng lamivudin thì tính trên người dùng có 80% có đáp ứng, 80% giảm HBVDNA đến mức không phát hiện được, 84% ALT trở lại bình thường. Sau khi ngừng dùng 3 năm không nhận thấy có sự bùng nổ đảo ngược về virut hay lâm sàng  học, không hình thành sự đề kháng kiểu gen, không mất bù trừ ở người xơ gan. Nhưng có trường hợp không cho kết quả tốt hơn. Chẳng hạn: dùng lamivudin+ telbivudin thì tốt hơn dùng riêng lamivudin nhưng lại không tốt hơn dùng riêng telbivudin. Vì sự phối hợp chưa ổn định, hơn nữa làm tăng chi phí điều trị nên các nghiên cứu này chưa áp dụng lâm sàng.

Khi nào ngừng dùng thuốc?

Tải lượng HBV càng cao [số lượng bản sao HBVDNA/1ml máu lớn] thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Tải lượng HBV là yếu tố tiên đoán độc lập cho sự phát triển xơ gan, ung thư gan. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Vì thế, khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HVNDNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBVDNA ở ngưỡng thấp.

Chỉ dùng thuốc khi hội đủ các tiêu chí [trường hợp 1] và ngừng điều trị  khi đạt mục đích điều trị. Ở các bệnh viện tuyến trên, thường xét nghiệm HBVDNA. Đây là chỉ số cho biết tình trạng sinh sản [nhân đôi tế bào] của virut. HBVDNA [+] chứng tỏ virut đang sinh sôi [khi điều trị HBVDNA thường giảm, lý tưởng là đạt đến mức không còn HBVDNA, nhưng trong thực tế chỉ có thể đạt được mức tối đa, tức là vẫn có thể còn HBVDNA nhưng không còn phát hiện được bằng các phương pháp thông thường]. Có lúc HBVDNA chỉ giảm đến một mức nhất định. Ví dụ lúc đầu, HBVDNA = 200.000 bản sao/1ml máu, sau điều trị chỉ còn 300 bản sao/1ml máu thì coi như bệnh đã ổn định, có thể ngừng thuốc.

Hiện có xuất hiện sự kháng thuốc, đặc biệt xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gen.  Khi đã  điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả, cho ngừng thuốc thì vẫn theo dõi định kỳ để xử lý việc bùng phát virut. Khi bị kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Trong trường hợp  không hoặc chưa dùng thuốc [trường hợp 2- 3- 4] thì cần hiểu rõ lời dặn thầy thuốc, tự theo dõi chặt chẽ, khi cần phải khám, xét nghiệm ngay [trường hợp 3- 4].

Hiện có nhiều loại thuốc được đánh giá là có hiệu năng, nhưng khác nhau về mức đạt được hiệu quả, sự kháng thuốc, thời gian điều trị, giá cả. Khi thảo luận, người bệnh cần  nghe đủ các thông tin, trình bày nguyện vọng để thầy thuốc căn cứ vào đó và tình trạng bệnh mà chọn liệu trình thích hợp.

[Theo DS. Hà Thủy Phước - www.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề