Định nghĩa lãnh đạo là gì

Lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hoặc nghe rất nhiều lần về hai thuật ngữ này trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên định nghĩa chính xác và ý nghĩa thực sự của nó không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Trên thực tế, mọi người thường hay nhầm lẫn về hai thuật ngữ này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

Lãnh đạo có thể hiểu là người cung cấp tầm nhìn cấp cao cho một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đội nhóm bất kỳ - với mục tiêu đổi mới theo cách sẽ giúp ích cho tổ chức về lâu dài bằng cách hỏi những gì cần thay đổi và tại sao. Từ đó, các nhà lãnh đạo hướng dẫn mọi người đi đúng hướng bằng cách cung cấp sự hỗ trợ, truyền cảm hứng và động lực. Trên đường đi, các nhà lãnh đạo luôn kiểm tra để đảm bảo mọi người đều liên kết và đi đúng hướng, nhưng họ hiếm khi can dự vào các quyết định chiến thuật.

Quản lý là gì?

Quản lý là người thực hiện theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Một khi đích đến đã được xác định, các nhà quản lý là người giám sát hàng loạt chiến thuật đưa họ đến nơi cần đến. Điều này liên quan đến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đang hợp tác một cách hài hòa và đảm bảo họ đạt được thời hạn thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình. Thông thường, người quản lý sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi việc để mang lại lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp của họ.

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có cả nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị.

Quản lý tác động trực tiếp đến một đội nhóm để đạt được những mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo. Và ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức và giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, đến đội nhóm để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vậy nếu tổ chức có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời tất nhiên là không. Một tổ chức/doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Vì vậy, lãnh đạo và quản lý phải song hành với nhau. Mặc dù chúng không giống nhau, nhưng chúng liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Để biết lãnh đạo và quản lý khác nhau ở những điểm nào, hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý – Sự khác nhau

Mọi người thường lầm tưởng lãnh đạo và quản lý giống nhau, nhưng về bản chất chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai điều này là các nhà lãnh đạo thúc đẩy mọi người hiểu và tin tưởng vào tầm nhìn mà họ đặt ra cho công ty và cùng bạn đạt được mục tiêu. Trong khi đó, người quản lý thiên về điều hành công việc và đảm bảo các hoạt động hàng ngày được diễn ra như mong muốn.

Ngoài sự khác biệt trên, lãnh đạo và quản lý còn khác nhau ở những điểm sau:

Lãnh đạo

Quản lý

Tập trung vào tầm nhìn

Tập trung vào các mục tiêu

Hỏi "cái gì" và "tại sao"?

Hỏi "như thế nào" và "khi nào"?

Cung cấp chỉ dẫn

Cung cấp nhiệm vụ

Tạo sự thay đổi

Tạo sự ổn định

Nghĩ về dài hạn

Nghĩ về ngắn hạn

Bên cạnh đó, dù là nhà lãnh đạo hay quản lý thì điều quan trọng bạn cần phải làm vẫn là không ngừng học hỏi, phát triển cá nhân để đưa doanh nghiệp cùng sự nghiệp của bản thân vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai. 

Với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp vì lợi ích quốc gia”. Chúng tôi không chỉ đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình, hệ thống mà còn giúp Quý doanh nghiệp củng cố, nâng cao năng lực cá nhân để việc điều hành, quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, xây dựng nên một bộ máy hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí và sự đoàn kết của các nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi ở đây để làm bàn đạp giúp các nhà lãnh đạo và quản lý thực hiện được những mục tiêu mà tổ chức bạn đề ra.

ISOCERT luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hợp tác dựa trên phương châm “Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng”.

Xem thêm về Dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực cá nhân và đào tạo cho doanh nghiệp về ISO và cải tiến kinh doanh. Chi tiết TẠI ĐÂY.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm được khái niệm lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Cũng như phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0976 389 199 để được trao đổi và giải đáp chi tiết!

Chúc cho những nhà lãnh đạo/quản lý luôn nhiệt huyết, có tâm, có tầm và đảm nhiệm tốt vai trò của mình để chèo lái đưa doanh nghiệp bạn ngày một phát triển, lớn mạnh hướng đến một xã hội hưng thịnh trong tương lai!

Ngày cập nhật: 17-09-2021

Từ lâu, lãnh đạo đã trở thành chủ đề được nhiều nhà triết học, lịch sử học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học thực sự về lãnh đạo mới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh mẽ và thực sự quan trọng đến các tổ chức trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về khái niệm lãnh đạo là gì? Nội dung của lãnh đạo cũng như những thay đổi về lãnh đạo trong thời kỳ mới này, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Luận Văn 99 nhé.

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo [Tiếng Anh: Leadership] là một chủ đề được nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến hiện tại chúng ta vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất cho khái niệm này. Theo Bass và Stogdill [1990], có hàng trăm định nghĩa về lãnh đạo dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, ý tưởng khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa nổi bật về khái niệm lãnh đạo là gì:

Theo quan điểm của Nirenberg [2001], lãnh đạo được hiểu là một chức năng xã hội quan trọng để đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Trong một tổ chức, lãnh đạo không chỉ là việc ra lệnh cho một ai đó hay là một vị trí trong hệ thống bộ máy mà liên quan đến hành động của chính người lãnh đạo đó. Cách tiếp cận này xem lãnh đạo là quá trình tương tác qua lại giữa người lãnh đạo và nhân viên. Quá trình lãnh đạo bao gồm truyền cảm hứng cho cấp dưới, định hình và đạt được mục tiêu của tổ chức, và duy trì sự gắn kết trong nhóm. Mỗi chức năng có thể đạt được bằng những hành vi lãnh đạo khác nhau.

Theo Kotter [1998], lãnh đạo được hiểu là quá trình thúc đẩy một tổ chức hay một nhóm gồm nhiều cá nhân tiến triển theo cùng một định hướng nhất định bằng cách áp dụng những cách thức không mang tính ép buộc. Theo cách tiếp cận này, khái niệm lãnh đạo hiệu quả được hiểu là việc lãnh đạo tạo ra được những bước tiến triển mang tính lợi ích cao nhất và lâu dài cho tập thể trong tổ chức.

Còn theo người tiên phong tiếp cận khái niệm lãnh đạo theo phong cách - Bernard M. Bass [1990], ông đã mô tả ba phong cách lãnh đạo: lãnh đạo chuyển dạng, lãnh đạo chuyển tác và lãnh đạo ủy thác. Theo đó, nhà lãnh đạo theo phong cách chuyển dạng có đặc trưng là khuyến khích nhân viên xem tầm nhìn của tổ chức như tầm nhìn của chính riêng mình, là người thông qua việc truyền cảm hứng để nhân viên có được cái nhìn dài hạn và tập trung vào nhu cầu tương lai. Trong khi đó, nhà lãnh đạo theo phong cách chuyển dạng lại thường có cái nhìn toàn diện về các yếu tố của tổ chức. Còn đối với nhà lãnh đạo theo phong cách chuyển tác, họ thường có xu hướng nhận diện và đề ra nhiệm vụ công việc cho nhân viên. Sau đó truyền đạt cho nhân viên hiểu mức độ thành công của việc thực hiện công việc tương xứng với mức thưởng nhận được.


Khái niệm lãnh đạo là gì?

Xem thêm:

➢ Kho đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh miễn phí mới nhất

Phân loại lãnh đạo 

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu một số lý thuyết tiêu biểu về lãnh đạo để trả lời cho câu hỏi lãnh đạo là gì, ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức phân loại lãnh đạo dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể là cách tiếp cận toàn diện, tiếp cận theo đặc điểm cá nhân, theo hành vi và tiếp cận theo tình huống. Cụ thể:

Phân loại theo cách tiếp cận toàn diện

Được phát triển bởi Bass và Avolio [1994, 1997], mô hình lãnh đạo tiếp cận toàn diện [FRL] mô tả các thành phần hành vi lãnh đạo. Mô hình này tối ưu phạm vi rất rộng các dạng thức hành vi lãnh đạo từ lãnh đạo chuyển dạng, lãnh đạo chuyển tác cho đến lãnh đạo ủy thác. 

Theo đó, Bass mô tả chân dung những người lãnh đạo theo phong cách chuyển tác là người lãnh đạo khiến cho người khác phục tùng bằng việc khen thưởng. Trong lãnh đạo chuyển tác, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là mối quan hệ trao đổi. Tổ chức trao phần thưởng cho nhân viên dựa trên năng suất làm việc, sự nỗ lực và lòng trung thành cho nỗ lực của họ. Lãnh đạo theo phong cách chuyển dạng chú trọng thúc đẩy động lực và cảm xúc tích cực của nhân viên bằng cách đưa ra tầm nhìn tương lai [Bass, 1997]. 

Phát triển các yếu tố lãnh đạo của Burns, nghiên cứu lãnh đạo của Bass và Avolio đồng thời cũng bao gồm phong cách lãnh đạo ủy thác. Họ cho rằng lãnh đạo ủy thác là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo rất thụ động, họ không có một động thái nào để kích thích sự tích cực đối với nhân viên, thậm chí người lãnh đạo còn phó thác trách nhiệm của mình và giao phó toàn bộ trách nhiệm cho nhân viên.

Phân loại lãnh đạo theo đặc điểm cá nhân

Lý thuyết lãnh đạo theo quan điểm cá nhân lại phát biểu rằng một số cá nhân nhất định từ khi sinh ra đã mang những tố chất, đặc điểm xã hội khác biệt so với người thường, thích hợp để họ trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Vì lý thuyết phát biểu rằng nhà lãnh đạo có những đặc điểm cá nhân khác biệt với người thường, các nhà nghiên cứu buộc phải nhận dạng các đặc điểm định hình của nhà lãnh đạo [Bass, 1990]. 

Robbins [1996] đã đưa ra các quan điểm về sự hạn chế của khái niệm lãnh đạo theo cách tiếp cận theo đặc điểm cá nhân, cụ thể như sau: Lãnh đạo theo quan điểm cá nhân chỉ tập trung, bó hẹp vào nhà lãnh đạo mà không xét đến những ảnh hưởng đến từ yếu tố nhân viên; Cùng với đó, quan điểm này cũng chỉ tập trung nhấn mạnh tố chất lãnh đạo cơ bản, góp phần lãnh đạo thành công một tổ chức là bẩm sinh mà bỏ qua các yếu tố khác như đào tạo, kinh nghiệm… 


Phân loại lãnh đạo theo đặc điểm cá nhân

Tiếp cận theo hành vi

Theo cách tiếp cận theo hành vi, Bass [1990] nhận định rằng hành vi của nhà lãnh đạo là gợi ý nhằm khơi gợi hành vi, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhân viên trong tổ chức. McGregor đã đề xuất hai mô hình lý thuyết X và lý thuyết Y nhằm mục đích phân biệt sự khác biệt của hành vi lãnh đạo. Theo đó, giả định của Lý thuyết X là nhân viên không thích công việc và sẽ tìm cách né tránh nếu có thể. Theo thuyết X, hành vi quản lý bao gồm ép buộc nhân viên. Bên cạnh đó, Lý thuyết Y giả định nhân viên xem công việc như kinh nghiệm tích cực khi được tạo điều kiện thuận lợi và hành vi quản lý bao gồm ủng hộ tích cực, khuyến khích và khen thưởng.

Một nghiên cứu khác đến từ các nhà lãnh đạo của Đại học Michigan cũng đưa ra hai yếu tố chính độc lập: khởi tạo cấu trúc [lãnh đạo hướng sản xuất] và quan tâm đến cấu trúc [lãnh đạo hướng nhân viên]. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tập trung vào hành vi các nhà lãnh đạo hành động và cách họ đối xử với nhân viên. Cách tiếp cận theo hành vi phù hợp với sự mở rộng của quản lý chú trọng cả hoạt động hướng về nhiệm vụ cũng như hướng về cong người. Cách tiếp cận này cứu về những hành vi của nhà lãnh đạo hiệu quả và không hiệu quả; cách họ giao việc, thời gian và địa điểm họ giao tiếp và cách họ thực hiện vai trò của mình đối với nhân viên. Mô hình lãnh đạo theo hành vi đã góp phần quan trọng để hiểu hơn về lãnh đạo, chuyển dịch từ việc tập trung nghiên cứu đặc điểm cá nhân của nhà lãnh đạo sang hành vi của nhà lãnh đạo. Hành vi có thể nhìn thấy được và học hỏi và liên quan trực tiếp đến chức năng được thực hiện. Không như cách phân loại theo đặc điểm cá nhân, những hành vi hiệu quả có thể đạt được thông qua huấn luyện, đào tạo]. 

Tiếp cận theo tình huống

Theo cách tiếp cận tình huống, Blanchard, Zigarmi và Nelson [1993] nhận định rằng lãnh đạo hiệu xảy ra khi nhà lãnh đạo thấy được khả năng của nhân viên trong những tình huống cụ thể và đưa ra những hành vi lãnh đạo phù hợp trong những tình huống ấy. Tuy nhiên, Yukl, [2002] đã chỉ ra một số vấn đề của quan điểm này. Cụ thể ông cho rằng cách tiếp cận theo tình huống mặc dù có thể thuyết minh được một số lý do về phong cách lãnh đạo hiệu quả thế nhưng cách tiếp cận này vẫn còn rất nhiều hạn chế vì không đưa ra được nhận định tổng quát.


Phân loại lãnh đạo tiếp cận theo tình huống

Vai trò của người lãnh đạo là gì?

Nhà lãnh đạo là những người đứng đầu một công ty hay doanh nghiệp nên họ có vai trò rất lớn đến sự phát triển của tổ chức:

Là người đại diện cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm pháp lý: Như đã đề cập  ở trên, lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp nên họ sẽ thay mặt cho doanh nghiệp về mặt pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp cũng như kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Trước các cơ quan chức năng, người lãnh đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật, người lãnh đạo sẽ là người đầu tiên bị truy tố trách nhiệm.

Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp: Lãnh đạo là người điều hành doanh nghiệp nên họ kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp đến từ các quyết định của lãnh đạo. Nếu doanh nghiệp đạt được thành công thì công đầu thuộc về lãnh đạo ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì người lãnh đạo phải chịu tội. Ví dụ: Công ty ITA là một công ty thực phẩm nổi tiếng của Mỹ, vì muốn phát triển thêm ngành y dược nên lãnh đạo đã mua 1 xí nghiệp dược phẩm trị giá 5 tỷ USD. Sau 3 năm hoạt động, họ phải bán xí nghiệp đó với giá 3 tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho công ty và người lãnh đạo đã phải từ chức.

Lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp: Người lãnh đạo có nhiệm vụ xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và thời gian cụ thể đạt được mục tiêu đó để có thể huy động, thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu.

Là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp: Người lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp, họ xây dựng và thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Họ thực hiện quản lý ở cấp cao chứ không đi sâu vào việc quản lý tiểu tiết.

Là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp: Người lãnh đạo là cấu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp  và giữa doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài. Để thực hiện được vai trò này, nhà lãnh đạo phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật quan trọng trong các đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, biết lắng nghe và  thu nhận ý kiến.

Những phẩm chất cần có của người lãnh đạo

Dưới đây là những phẩm chất cần có của người lãnh đạo, bao gồm:

Nhà lãnh đạo tập trung phát triển mục tiêu: Là người đứng đầu doanh nghiệp, người lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược, nhận biết các điểm mạnh điểm yếu của công ty và đối thủ cạnh tranh và tầm nhìn xa về xu thế của thị trường, các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng. Người lãnh đạo cần đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để phát triển công ty. Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, họ luôn học hỏi và tự tin để nâng cao kiến thức.

Khả năng truyền thông: Việc truyền thông quảng bá doanh nghiệp sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng từ đó hoạt động hiệu quả hơn. Người lãnh đạo là người đại diện cho tổ chức để thiết lập mạng lưới quan hệ với đối tác và công chúng nên họ cần có khả năng truyền thông. Khi họ thiết lập được tiếng nói tốt và tạo dựng các mối quan hệ trong làm ăn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt.

Khả năng truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo ngoài vai trò quản lý còn là người biết động viên nhân viên, truyền cảm hứng để khích lệ học làm việc và cống hiến hết mình. Khả năng truyền cảm hứng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, gắn bó lâu dài với tổ chức. Để làm được như vậy, họ cần biết lắng nghe, động viên khuyến khích nhân viên, biết khen thưởng khi nhân viên hoàn thành tốt công việc, để cho nhân viên tự chủ trong công việc, huy động sức mạnh tập thể cũng như luôn luôn công bằng, tôn trọng các thành viên khác.

Nhà lãnh đạo phải có được sự tín cẩn của mọi người: Sự tin tưởng là điều hết sức quan trọng trong các mối quan hệ trong công việc và đời sống. Để nhận được sự tín cẩn của mọi người, nhà lãnh đạo cần có các đức tính như sự nhiệt tình, khiêm tốn, bền chí, sôi nổi, tự tin, tính chính trực và tính quyết đoán cùng khả năng linh hoạt,…

Khả năng phân quyền và giải quyết các xung đột: Người lãnh đạo cần biết phân công công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn của từng nhân viên để họ có thể phát huy được hết khả năng của mình. Do vậy, nhà lãnh đạo cần biết các sở trường và sở đoản của nhân viên để phân công hợp lý. Ngoài ra, trong một tập thể không tránh khỏi xung đột, người lãnh đạo cần có khả năng xử lý và giải quyết xung đột để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Mô hình lãnh đạo trong thời đại mới là gì?

Thế giới ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng với hàng loạt những khái niệm mới ra đời mỗi ngày. Vì thế, con người trong các tổ chức cũng chịu tác động của nhiều yếu tố để thích nghi với cách thức làm việc mới. Vì vậy, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với thách thức là giữ cho nhân viên của mình luôn vững vàng, tập trung và động viên họ hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu. Mô hình lãnh đạo trong thời đại mới đã chỉ ra những điểm mà người lãnh đạo cần thay đổi để thích ứng dễ dàng hơn.

  • Từ ổn định đến thay đổi và quản trị khủng hoảng: Trước kia, các nhà lãnh đạo cho rằng nếu mình giữ mọi thứ ổn định thì tổ chức của họ sẽ thành công. Tuy nhiên, thế giới ngày ngay không ngừng vận động nên những nhà lãnh đạo không tránh khỏi sự thay đổi và khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo cần phát triển các kỹ năng quản trị khủng hoảng để giúp tổ chức mình vượt qua khó khăn và hướng đến những điều tốt đẹp. Ngoài ra, thái độ tích cực và sáng tạo để phát triển những cá nhân và đưa tổ chức tiến lên phía trước. Những lợi ích liên quan đến sự ổn định cần bị dẹp bỏ và thay thế bằng các tư tưởng mới.
  • Trao quyền cho cấp dưới: Các nhà lãnh đạo truyền thống cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trong tổ chức là điều cần thiết để tổ chức đạt hiệu quả. Hiện nay, tư tưởng này đã không còn thích hợp nữa. Các nhà lãnh đạo hiện đại hướng đến việc chia sẻ quyền lực và hướng dẫn nhân viên sử dụng năng lực của họ một cách tốt nhất, có trách nhiệm để hình thành và phát triển một bầu không khí tôn trọng và phát triển vì tất cả nhân viên.
  • Từ cạnh tranh đến cộng tác: Trong tổ chức, người lãnh đạo cần tạo ra một môi trường thúc đẩy hợp tác và cùng hỗ trợ để phát triển. Điều này đòi hỏi sự trao quyền và kết hợp sự hiểu biết tường tận về tổ chức để tạo nên một tổ chức phát triển lành mạnh.
  • Từ đồng dạng đến đa dạng: Có nhiều tổ chức được xây dựng dựa trên sự đồng dạng, chia cắt và chuyên môn hóa, những người có tư duy và hành động giống nhau được gộp thành một bộ phận. Điều này có thể gây ra hiệu ứng trái ngược trong thời đại thế giới dịch chuyển nhanh chóng như hiện nay. Đưa đa dạng hóa vào tổ chức là cách để thu hút người tài và phát triển tổ chức có tầm nhận thức rộng rãi đủ phát triển nhanh trong thế giới đa quốc gia. Các vấn đề liên quan đến chủng tộc hay giới tính,… hiện đã không còn là vấn đề mà các tổ chức đặt nặng.
  • Từ người lãnh đạo cho mình là trung tâm đến việc hướng tới các mục đích cao hơn: Trong kỷ nguyên mới này, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vào sự giải trình trách nhiệm, chính trực và chịu trách nhiệm về cái gì đó lớn hơn là lợi ích cá nhân gồm nhân viên, khách hàng, tổ chức,… Các nhà lãnh đạo cần nâng cao tính trung thực và có trách nhiệm với các bên liên quan để thúc đẩy tổ chức đi lên.
  • Từ anh hùng đến khiêm tốn: Trước đây, người lãnh đạo được coi là “người hùng”, tuy nhiên, hiện nay người lãnh đạo cần làm việc cần cù, đứng làm nền và thầm lặng tạo dựng một tổ chức vững mạnh thông qua sự hỗ trợ và phát triển người khác chứ không tập trung vào việc tán dương khả năng và thành công của bản thân. Người lãnh đạo thường khiêm tốn và xây dựng tổ chức đầy tham vọng. Họ tạo dựng một tổ chức mạnh bằng nền văn hóa cởi mở, nhấn mạnh cải thiện liên tục và tăng trưởng vững chắc, diệt trù cái tôi và chia sẻ tin cậy với nhân viên, tập trung vào thành công dài hạn chứ không vì lợi nhuận trước mắt.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm lãnh đạo là gì? Nội dung của lãnh đạo và những phẩm chất cần có của một người lãnh đạo tài ba. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về lãnh đạo và cách phát triển tiềm năng lãnh đạo của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề