Định lượng glucose là gì

ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE

NGUYÊN LÝ

Glucose là carbohydrate quan trọng nhất lưu hành trong máu ngoại vi. Quá trình đốt cháy glucose là nguồn chính cung cấp năng lượng cho tế bào.

Glucose máu được định lượng theo phương pháp động học có sự tham gia của enzzym hexokinase:

HK

Glucose + ATP --------------> G6P + ADP

      G6PDH

G6P + NADP+ ----------------> Gluconate-6-P + NADPH + H+

Đo tốc độ tăng mật độ quang của NADPH ở bước sóng 340 nm.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh

Phương tiện, hóa chất

Máy móc: hệ thống máy sinh hóa

Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng. R 1: buffer, NADP . . . R 2: HK, G6PDH. . .

Bảo quản ở 2-80C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích. Các loại dung dịch hệ thống khác:

Chuẩn, nước muối sinh lý

Control: 2 mức

Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay …

Người bệnh Được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

Phiếu xét nghiệm

Có đầy đủ thông tin về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên bác sỹ chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng [nếu có] …

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Lấy bệnh phẩm Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương. Bệnh phẩm phải được ly tâm tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15-250C trong vòng 8 giờ, ở 2-80C được 72 giờ. Rã đông một lần.

Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng [20-250C] và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

Tiến hành kỹ thuật

Máy móc, hóa chất đã được cài đặt và chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong miền cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 miền: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Bình thường:

+ Người lớn: 3. 9 – 6. 4 mmol/l

+ Trẻ em: 3. 3 – 5. 6 mmol/l

+ Trẻ sơ sinh: 2. 2 – 4. 4 mmol/l

Glucose máu tăng trong:

+ Đái tháo đường

+ Viêm tuỵ, ung thư tuỵ.

+ U tuỷ thượng thận.

+ Cường giáp.

Glucose máu giảm trong:

+ Suy tuyến yên, suy tuyến giáp.

+ Bệnh Insulinoma.

+ Thiếu dinh dưỡng.

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm để lâu không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủy đường

Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 7%

Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường

Lấy máu sau ăn

Làm tăng kết quả

Làm lại mẫu lúc đói

Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

Kết quả ảnh hưởng không rõ

Nồng độ > dải đo [0,11- 41,6 mmol/L]

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

  • 15:34 19/04/2020
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20139 phiếu bầu

Glucose là hợp chất rất quan trọng đối với cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của con người. Chỉ số glucose máu giúp chúng ta đánh giá được định lượng glucose trong máu, từ đó làm cơ sở xác định bệnh tiểu đường.

Glucose là tên khoa học của đường - một loại gia vị rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cơ thể cần glucose để duy trì hoạt động. Khi thiếu glucose, các cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, thậm chí là ngất, hiện tượng này gọi là hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói.

Trong hầu hết các loại thức ăn hàng ngày đều có glucose. Các enzym tiêu hóa sẽ phân tách glucose từ thức ăn. Glucose được đốt cháy tại các tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể và khí CO2, H2O.

Glucose trong máu là gì?

Định lượng glucose trong máu còn được gọi là chỉ số đường huyết hay nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này cho biết định lượng glucose hiện có trong máu. Định lượng glucose trong máu của mỗi người là khác nhau, có thể biến đổi theo từng phút, từng giờ. Dựa vào định lượng này có thể xác định bệnh tiểu đường.

Định lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng [khi chưa ăn uống gì] là khoảng từ 70 mg/dl – 92 mg/dl [tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l]. Sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 120 mg/dl. Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.

Xác định nồng độ glucose trong máu thường được chỉ định khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết lượng đường có trong máu tại thời điểm lấy mẫu thử. Thông thường, mẫu thử sẽ được lấy vào lúc đói, khi bệnh nhân đã nhịn khoảng 6 - 10 tiếng đồng hồ hoặc có thể lấy máu vào một thời điểm ngẫu nhiên.


Máu được lấy từ tĩnh mạch đem đi xét nghiệm. Nếu chỉ số glucose trong máu thuộc mức bình thường như đã nêu ở trên thì cơ thể khỏe mạnh, nếu cao hơn nghĩa là bạn đã mắc tiểu đường.

Cần lưu ý ở phụ nữ có thai, chỉ số đường huyết thường thấp hơn bình thường, ở ngưỡng 70,9 mg/dl ± 7,8 [3,94 mmol/l ± 0,43] vào lúc đói.

Định lượng glucose trong máu

Như đã nói, glucose rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Giảm khả năng tiết insulin. Tuyến tụy phải làm việc quá sức, dễ bị tổn thương;
  • Tăng khả năng bị xơ cứng mạch máu, xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về gan thận, tim mạch... như: suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng, cần thực hiện định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiểu đường và có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh gây ra.

XEM THÊM:

Video đề xuất:


Đường ảnh hưởng tới não chúng ta như thế nào

Cập nhật: 9:41, 10/10/2019 Lượt đọc: 72715

6 Xét nghiệm để chẩn đoán phát hiện đái tháo đường.

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi xã hội càng phát triển việc sử dụng thực phẩm, hóa chất, thuốc... không được kiểm soát làm số lượng người bị tiểu đường ngày càng tăng lên. Đặc biệt bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa.

6 XÉT NGHIỆM ĐỂ CHẨN ĐOÁN

PHÁT HIỆN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi xã hội càng phát triển việc sử dụng thực phẩm, hóa chất, thuốc... không được kiểm soát làm số lượng người bị tiểu đường ngày càng tăng lên. Đặc biệt bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Ai cũng có thể mắc tiểu đường, và nếu như không được phát hiện và kiểm soát sớm thì bệnh tiểu đường sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm ở mắt, thận, mạch máu, chi...

Có những bệnh nhân do không xét nghiệm phát hiện thường xuyên đến khi đi xét nghiệm đường máu đã lên tới hàng chục mmol/L, có những người đã xuất hiện các biến chứng rất nặng mới đi xét nghiệm thì mới biết mình bị tiểu đường. Vì vậy hãy thường xuyên đi xét nghiệm để phát hiện bệnh đái tháo đường sớm nhất từ đó kiểm soát lại lượng đường máu tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nhưng xét nghiệm cái gì để phát hiện bệnh tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường ngườita chia ra làm 3 nhóm:

  • Xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm phân biệt đái tháo đường typ1 và typ2
  • Xét nghiệm theo dõi đái tháo đường

Trong khuôn khổ bài viết này tác giả xin trình bày về 6 xét nghiệm cơ bản để phát hiện bệnh đái tháo đường. 6 xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm đường niệu, xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên, xét nghiệm đường máu lúc đói, đường máu sau ăn 2h, nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống, nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường tiêm.

1. Xét nghiệm đường niệu [Glucose nước tiểu].

Bình thường glucose sẽ được tái hấp thu gần như hoàn toàn tại ống thận. Chỉ có khoảng 0,5 mmol/24h. Vì vậy các xét nghiệm thông thường không phát hiện được và coi như "Âm tính".

Bình thường ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8 g/L [160-180 mg/dL] hay 8,9-10 mmol/L. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ khônghấp thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Trước kia glucose niệulà một xét nghiệm dùng để sàng lọc đái tháo đường. Tuy nhiên hiện nay vai trò của nó đã bị giảm đi vì:

  • Một số người có ngưỡng thận thấp [

Chủ Đề