Idol than quảng ninh là ai

Từ ngày 1/9, CLB Than Quảng Ninh chính thức dừng hoạt động và các cầu thủ sẽ phải tìm đội bóng mới hoặc một công việc khác.

Mùa giải 2021 của bóng đá Việt Nam đã kết thúc với rất nhiều tin buồn. Việc V.League bị hủy khiến cho các đội bóng lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng trường hợp của Than Quảng Ninh là đáng tiếc hơn cả.

Ngày 25/8 vừa qua, Công ty TNHH 1 thành viên bóng đá Quảng Ninh đã đưa ra thông báo tạm dừng hoạt động và chờ tỉnh tiếp quản lại CLB. Từ ngày 1/9, tất cả các cầu thủ sẽ không được nhận lương từ phía đội bóng.

Trong khi đó, khoản lương thưởng từ tháng 4/2021 đến tháng 8/2021 phía lãnh đạo của đội bóng cũng chưa thanh toán. Thậm chí, nhiều cầu thủ đã rời CLB cũng chưa nhận đủ số tiền lót tay trong hợp đồng.

Thủ môn Hoài Anh phụ giúp gia đinh

Trên trang cá nhân, cán bộ truyền thông của CLB Than Quảng Ninh tỏ ra vô cùng buồn bã: "Hôm nay, mấy chục anh chị em chúng tôi chính thức thất nghiệp. Từ nhân viên bảo vệ, lái xe, phụ xe, đầu bếp, tạp vụ, khối văn phòng, bác sĩ, ban huấn luyện đội 1, ban huấn luyện các đội trẻ... Tất cả đã phải gồng gánh suốt 10 tháng đằng đẵng nợ lương.  

Mọi chuyện đã quá sức tưởng tượng và chẳng biết đặt hy vọng rồi ai sẽ chi trả những khoản tiền mà chúng tôi xứng đáng được nhận".

Với các cầu thủ, việc đội bóng giải thể buộc họ phải tìm kiếm những công việc khác để trang trải cuộc sống. Cựu thủ môn U22 Việt Nam Phan Minh Thành cũng không ngoại lệ. Bị nợ lương, giờ còn "mất cả việc" thủ môn có chiều cao 1m93  phải gác lại đam mê đi làm công nhân may ở địa phương.

Thủ môn Minh Thành đi làm công nhân may

Trong khi đó, thủ môn số 1 của đội bóng đất Mỏ là Hoài Anh tranh thủ thời gian để phụ giúp gia đình công việc xây dựng. Một cầu thủ trẻ là Bùi Ngọc Long có mức lương khoảng hơn 2 triệu/tháng nhưng cũng không được nhận đủ nên đã về quê đi làm công nhân.

Ngọc Long đã trở về quê

Long từng tâm sự: "Giờ không làm ra tiền, về nhà ăn cơm bố mẹ nấu mà thấy tủi thân. Nhưng nếu đội bóng còn hoạt động em sẽ không bao giờ bỏ đội những lúc khó khăn".

Xem thêm:

[Thethaovanhoa.vn] - Nhiều cầu thủ của CLB Than Quảng Ninh tỏ ra tiếc nuối, buồn bã khi đội bóng đất Mỏ không thể tham dự V-League 2022.

Toàn bộ 30 cầu thủ đội 1 Than Quảng Ninh đã thanh lý hợp đồng để ra đi tìm bến đỗ mới. Đội bóng đất Mỏ lúc này chỉ còn khoảng 6 cầu thủ trẻ.

Theo thông tin từ ban cấp phép của VFF, CLB Than Quảng Ninh đã không đủ tiêu chí để tham dự V-League 2022. Điều này cũng xuất phát từ tình hình tài chính khó khăn của đội bóng đất Mỏ trong thời gian vừa qua. Nhiều cầu thủ trụ cột như Hồng Quân, Xuân Tú, Hải Huy…phải dứt áo ra đi.

Dù vậy, khi nhận được thông tin về việc CLB Than Quảng Ninh không thể tham dự V-League và xa hơn là nguy cơ phải giải thể do không có kinh phí, nhiều cầu thủ đã rất nuối tiếc.

Mạc Hồng Quân tiếc nuối cho số phận đội bóng cũ

Tiền vệ Mạc Hồng Quân chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân hình ảnh còn khoác áo CLB Than Quảng Ninh ăn mừng với khán đài đầy ắp khán giả, và đi kèm đó là dòng trạng thái đầy tâm trạng: “1 ngày buồn”.

Thủ môn Hoài Anh ngậm ngùi vì số phận đội bóng

Người đồng đội khác của anh là thủ môn Nguyễn Hoài Anh cũng chia sẻ bức ảnh cả đội khoác vai nhau trước trận đấu cùng dòng trạng thái ngắn: “Chấm hết”. Tiền vệ đã chuyển đến CLB Hà Nội là Nguyễn Hai Long cũng chia sẻ bức ảnh khán đài sân Cẩm Phả rực rỡ cờ hoa thay điều anh muốn nói.

  • CLB Than Quảng Ninh không được tham dự V League 2022

Một cựu cầu thủ khác cũng không giấu nổi thất vọng là Xuân Hùng. Anh đăng tải những bức ảnh chụp hồi còn khoác áo CLB Than Quảng Ninh cùng dòng tâm trạng: “Buồn ghê Than Quảng Ninh”. Thủ thành đang khoác áo HAGL Huỳnh Tuấn Linh cũng đăng những bức ảnh kỷ niệm lên trang cá nhân để thể hiện nỗi buồn về đội bóng cũ.

Hiện tại, CLB Than Quảng Ninh chỉ còn khoảng 6 cầu thủ trẻ tại đội. Các cầu thủ khác đều đã chấp nhận ký cam kết không kiện đội bóng để nhận giấy thanh lý ra đi. Rất có thể, trong thời gian tới, đội bóng áo xanh sẽ tuyên bố giải thể do không thể có kinh phí hoạt động.

Thanh Nhã

Bạn sẽ bật cười khi thấy “thần tượng” lạ hoắc quắt queo, nhôm nhếch và “bất tài toàn tập” trên một chương trình hát, cười hay nhảy cùng thần tượng. Bạn cũng sẽ đỏ mặt hộ anh/ chị bạn quen đóng vai “người nổi tiếng” trong cuộc nhàn/ nhảm đàm đêm khuya, cuối tuần, cuối tháng vì sự nông cạn và nhố nhăng của cả bên vấn lẫn bên đáp. Có rất nhiều thứ lạm phát trong xã hội từ bằng cấp, thuế, phí, chức vụ, biên chế, quân hàm, dân hàm đến các dự án, KCN, Khu đô thị, trường ĐH, hồ sơ xin di sản… song chắc chắn lạm phát bậc nhất phải là lạm phát Idol - Thần tượng. Tất nhiên không thể thống kê được nhưng chắc phải hàng vạn vạn trên tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực, lứa tuổi bao gồm cả các danh xưng/hiệu như “người nổi tiếng”, “người của công chúng”, “ngôi sao”, “siêu sao”, “huyền thoại”… Và dân số Idol này nhân lên gấp đôi nếu tính cả các Idol ngoại. Tỉ lệ Idol nội - ngoại có lẽ là 49 - 51%! Đội cổ động viên bóng đá nơi Sông Lam, Sông Hậu, Sông Hồng, Sông Hương… gào thét nhảy múa với đội nhà, băng nhạc nhà trên sân nhà có thể hiểu được nhưng xem các anh chị nhà ta ăn vận áo đấu mang những cái tên lạ hoắc rồi nhảy múa cười khóc nước mắt nước mũi giàn giụa với các đội bóng “xứ sương mù”, “quê của bia” hay ban nhạc “xứ kim chi”… thì dám đặt câu hỏi sao các đội kia họ tiếp thị giỏi thế và các diễn viên quần chúng ta vào vai người hâm mộ thật “ngọt”! Câu hỏi triết học là thần tượng và người hâm mộ - “ai có trước?”. Triết nhân, nhà tâm lý nói: Thần tượng “ai-đồ” là một nhu cầu tâm lý tự thân của mỗi cá nhân vì người ta vốn hướng thượng muốn mình giỏi hơn, tốt hơn, may mắn hơn. Vì ta tự yêu mình, tìm thấy mình trong thần tượng. Ai làm thơ chả thấy mình là một Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương… Họa sĩ nhí nào - nhất là phụ huynh của bé - không thấy trong mình một Picasso. Anh nào không bán được tranh - bị người nhà coi là gàn dở tất thấy mình là Van Gogh. Nữ mà làm vật lý hay hóa học tất 85% thần tượng bà Marie Curie. Nghiêm túc thì bất kỳ ai làm chuyên môn sâu đều có một thần tượng cho riêng mình mà không cần ai biết tới. Trong trường hợp này thần tượng có trước nhờ những thành tựu [của họ] đã có được cộng đồng và thời gian tôn vinh. Thơ hay, tranh đẹp làm ra thần tượng. Các thần tượng này có thật, tiểu sử và lý lịch rõ ràng. Người hâm mộ có sau, đều bất vụ lợi. Nhà xã hội/dân tộc/Việt Nam học nói: Cộng đồng cũng cần thần tượng như cá nhân, nhất là trước thời đại vô thần và khoa học, để gắn kết các cá nhân rời rạc lại với nhau. Thần tượng lúc này luôn mang tính huyền thoại. Họ siêu nhiên, hoặc lai giữa thần và người. Người Việt mê thần tượng bậc nhất. Hàng vạn ông thành hoàng làng được tôn vinh. [Mới đây có một cố chủ tịch xã Đảng viên được thờ làm thành hoàng làng của nông thôn mới]. Xã hội tiền duy lý thích huyền thoại hóa người thật việc thật, Idol hóa, nên rất nhiều anh hùng, nhân vật lịch sử được phong thánh, hiển thánh thờ cúng nghi ngút. Người hâm mộ - các fan bất cần lý lịch, chứng lịch sử... Lật lại vần đề, giải các “oan sai lịch sử” là chuyện cực khó bởi có thể xúc phạm tâm linh cả cộng đồng! Thế nên xin các cụ các bác đừng cười giới trẻ thần tượng Idol của mình vô cớ, vô nghĩa, phi lý hay đơn giản là ngớ ngẩn! Truyền thông và công nghệ giải trí, văn hóa đại chúng có lời nói cuối: Thần tượng cổ điển - truyền thống vẫn còn sống đó song Idol hiện đại là sản phẩm của truyền thông. Chúng tôi là các nhà sản xuất, các công ty và các huấn luyện viên cho cả hai phía Idol và Fan. Chúng tôi sản xuất ra hai sản phẩm này cùng lúc không có câu hỏi triết học “quả trứng con gà” của các vị. Làn sóng Idol - Fans đầu tiên là khi có báo chí. Làn sóng thứ hai là của truyền hình những năm 1980/90 [ở ta] và làn sóng thứ ba cùng Internet hai mươi năm nay với đặc điểm là tự sản tự tiêu tức người ta có thể tự sản xuất Idol và Fan bằng Internet. Đáng chú ý là các Idol hiện đại ít cần chất huyền thoại - tâm linh của cộng đồng tiền khoa học. Nó cũng không cần chất lượng cao cách biệt tuyệt đối như các danh/ vĩ nhân cổ. Thay vào đó Idol hiện đại là để giải trí, được “đại chúng hóa, dân chủ hóa” toàn diện, triệt để. Fan cổ điển có nhu cầu ngưỡng vọng, thờ cúng Idol còn Fans hiện đại muốn trở thành chính Idol của mình…

Con gái 17 tuổi của tôi khóc dưới trời mưa vì được nhìn thấy cậu Bi Rain nào đó giỏi ăn kim chi. Cũng không quá lạ so với cụ hàng xóm bức xúc vì chuyện dựng tượng đài mẹ anh hùng hoặc ông luật sư đầu ngõ uất ức vì Idol MU của ông bị thổi phạt đền oan… Dù gì có Idol cuộc sống sinh hoạt cũng đỡ buồn. Đã là sản phẩm tất có siêu phẩm và phế phẩm, vậy thôi.

Theo Lao động

Video liên quan

Chủ Đề