Điều kiện để phát triển chăn nuôi là gì

Quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi? Quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi?

Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất đã có từ lâu ở Việt Nam, song mới xuất hiện trở lại và phát triển rất nhanh vài năm gần đây trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân. Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Do đó, với đặc điểm nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn mang nặng tính tự cấp, tự túc thì kinh tế trang trại là hình thức tổ chức thích hợp nhất để chuyển nền nông nghiệp này sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại là hình thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và là hình thức huy động chủ hộ nông dân có năng lực đầu tư quản lý sản xuất kinh doanh, có khả năng áp dụng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả cao. Do đó, đối với mô hình kinh doanh trang trại thì việc sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi là một trong những khâu vô cùng quan trọng.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

+ Luật chăn nuôi 2018

+ Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi

– Tại Điều 38 Luật chăn nuôi 2018, khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, theo đó: khi các tổ chức, cá nhân là chủ thể sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hình thức thương mại hoặc hình thức đặt hàng thì đều phải đáp ứng đủ những điều kiện:

[1] Địa điểm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tuyệt đối không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại. Không chỉ có thức ăn chăn nuôi mà khi sản xuất các loại thức ăn khác thì việc đặt cơ sở sản xuất tại các khu vực ô nhiễm do những chất nguy hại, hóa chất độc hại gây ra là không thể được. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thức ăn và điều này sẽ gây ra những chất độc hại cho các loài động vật khi ăn phải những loại thức ăn không được đảm bảo về chất lượng như vậy

[2] Đối với việc lựa chọn quy mô thiết kế: việc thiết kế khu sản xuất thức ăn dùng trong chăn nuôi phải được thiết kế theo quy tắc một chiều. Quy tắc một chiều ở đây được hiểu là một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm. Quy tắc này được áp dụng với mục đích chính là bảo đảm có sự tách biệt giữa những khu sản xuất trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi để hạn chế, phòng ngừa nhiễm chéo lẫn nhau.

[3] Trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ sở sản xuất cần phải có dây chuyền sản xuất cũng như trang thiết bị tiếp xúc phải đáp ứng điều kiện như: các trang thiết bị phải được làm bằng vật liệu dễ dàng vệ sinh được cũng như hạn chế lây nhiễm chéo, hạn chế việc thôi nhiễm những chất độc hại từ thiết bị sản xuất sang thức ăn chăn nuôi.

Đối với khu vực sản xuất và chứa thức ăn chăn nuôi thì cần phải đảm bảo đó là chỗ thông thoáng, đáp ứng điều kiện về ánh sáng, độ cao,  nguồn nước, chống ẩm, thoáng, mát không ẩm thấp, thậm chí còn phải là môi trường lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật đối với những cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật.

[4] Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có những biện pháp để kiểm soát, hạn chế được những tạp chất trong không khí như: khói, bụi, các loại kim loại có khả năng xâm nhập vào trong thành phần của thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, tại khu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì còn phải có những biện pháp phòng ngừa như: phòng ngừa động vật xâm nhập, phòng chống mối, mọt. Các biện pháp bảo hộ cho người lao động, vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải để tránh và hạn chế trường hợp nhiễm khuẩn.

[5] Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, các cơ sở sản xuất luôn phải đề ra và có những biện pháp để bảo quản nguyên liệu thức ăn theo đúng khuyến cáo.

[6] Bên cạnh đó cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi còn phải có những vật dụng như: trang thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định theo quy định, có khu riêng để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi.

[7] Điều kiện về con người: người phụ trách kỹ thuật, người tiến thành thực hiện phải là những người có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành như : chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, nghiên cứu sinh…

– Có thể thấy pháp luật đã quy định rất rõ về những điều kiện khi sản xuất thức ăn chăn nuôi, tất cả những điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu, cách bảo quản, quy trình sản xuất, điều kiện về nguồn nhân lực… để góp phần cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng được nâng cao, hoàn thiện hơn cả về chất lượng đến số lượng.

Xem thêm: Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

– Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế trang trại và góp phần tích cực phát triển hàng hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn, tăng khối lượng nông sản với năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thu hút và giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động nông thôn, khai thác và sử dụng có hiệu quả quỹ đất trong nông nghiệp, đồng thời phát triển kinh tế trang trại cũng là cách tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng hoang hóa, vùng đồi núi, vùng ven biển, góp phần xóa đói giảm nghèo.

– Quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi tên tiếng Anh là: “ Conditions for production of animal feed”

2. Quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi:

– Tại Điều 40 Luật chăn nuôi 2018 quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, theo đó các cơ sở là cá nhân, tổ chức khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau: 

[1] Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất: phải có trang thiết bị cùng như có dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của cơ sở sản xuất, cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi đó.

[2] Cũng tương tự như cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng phải được đặt ở những nơi thoáng mát, đáp ứng đủ điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và đặc biệt là phải tác biệt hoặc có biện pháp phòng ngừa không bị ô nhiễm bởi: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các loại hóa chất khác sử dụng trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi luôn luôn đề ra những biện pháp nhằm phòng, chống những sinh vật có nguy cơ gây hại cho thức ăn chăn nuôi.

– Có thể thấy, Việt Nam là nước nông nghiệp, có số dân sống trong nông nghiệp chiếm gần 80% dân số cả nước, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 73% lao động xã hội. Việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta và việc quy định cụ thể về những điều kiện cụ thể khi kinh doanh, sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng là tất yếu khách quan, là đòi hỏi bức thiết đặt ra từ điều kiện bên trong và bên ngoài.

– Ở trong nước, nông nghiệp không thể dừng lại ở tình trạng sản xuất tự cấp, tự túc, mà phải nhanh chóng tiến lên sản xuất nông sản hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa đất nước: đảm bảo lương thực, thực phẩm cho cư dân ngoài nông nghiệp ngày càng tăng, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu để phục vụ trở lại nông nghiệp. Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa tiền tệ phù hợp với nền kinh tế thị trường nước ta tất yếu xuất hiện hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp – hình thức kinh tế trang trại. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở kinh tế trang trại là đòi hỏi khách quan của các điều kiện trong nước.

– Hiện nay, “Kinh tế trang trại gia đình ở các nước phát triển có khả năng dung nạp các trình độ khoa học và công nghệ từ thấp đến cao, có khả năng thích ứng cao với những biến động của nền kinh tế thị trường. Tư liệu sản xuất của các trang trại gia đình: từ ruộng đất đến vật tư, thiết bị kỹ thuật và cả lao động nông nghiệp đều là hàng hóa, có thể thuê mướn, mua bán trên thị trường”

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

– Do đó có thể thấy pháp luật đã có những quy định rất cụ thể, chi tiết về những cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi để nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả cũng như góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế trang trại ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu, những bước tiến đột phá trong hiện tại và cả trong tương lai, từng bước từng bước học hỏi, tích luỹ để khai thác được hết những tiềm năng của một đất nước nông nghiệp như Việt Nam.

Chủ Đề