Thế nào là vắc xin nhược độc và vắc xin chết

1. Khái quát về vắc xin- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng. Trong vắc xin có 2 thành phần:+ Kháng nguyên [là thành phần chủ yếu]: gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi.+ Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn [gọi là vắc xin keo phèn], dầu khoáng, dầu thực vật [gọi là vắc xin nhũ hóa].

2. Phân loại vắc xin
1. Vắc xin nhược độc [vắc xin sống nhược độc]

- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.- Có nhiều cách để làm giảm độc lực của vi khuẩn hoặc virut+ Nuôi cấy trong những điều kiện bất lợi [nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42­°C hoặc trong môi trường CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò]+ Làm khô môi trường sống của vi khuẩn hoặc virut [vắc xin dại Pasteur]+ Để cho vi khuẩn già đi [vắc xin tụ huyết trùng của Pasteur]+ Tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên [vắc xin nhược độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vaccine nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê]+ Tiếp đời qua thai, trứng [vắc xin Newcastle, vắc xin dịch tả vịt, vắc xin đậu gà]+ Ngoài ra còn có một số vắc xin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên [vắc xin Newcastle V4 chịu nhiệt, vắc xin bệnh Marek]- Các vắc xin nhược độc có khả năng gây miễn dịch tốt hơn vắc xin vô hoạt. Vắc xin virut nhược độc thường gây miễn dịch sớm [3 - 4 ngày sau khi tiêm, thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vắc xin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.

2. Vắc xin vô hoạt [hay còn gọi là vắc xin chết]

- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn, virut đã bị giết chết. Đây là loại vắc xin an toàn, ổn định và dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.- Sử dụng các tác nhân vật lý để giết chết vi khuẩn hoặc virut [tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet,... ]- Gồm các loại vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, vắc xin ung khí thán... 


3. Nguyên tắc dùng vắc xin khi tiêm phòng

Dùng vắc xin chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định heo mới có khả năng tự miễn dịch, vì vậy khi tiêm vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:- Đối tượng tiêm phòng+ Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.+ Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vắc xin đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị [vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn]. Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vắc xin [nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể].+ Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết.+ Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.+ Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.- Hiệu lực của vắc xin+ Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vắc xin cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress [mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn]. Cũng không nên tiêm vắc xin virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm [1/3 kỳ thai đầu tiên].+ Một số trường hợp khi tiêm vắc xin cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.- Thời gian vắc xin tác dụng Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau 2 – 3 tuần. Trong thời gian đó, động vật chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm vì cho rằng vắc xin không có hiệu lực, vắc xin gây ra phản ứng hoặc vắc xin gây bệnh.- Liều sử dụng vắc xinCần sử dụng vắc xin [cho uống, nhỏ mắt hoặc tiêm] đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vắc xin, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vắc xin virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vắc xin vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau.- Số lần dùng vắc xinMột số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 – 4 tuần.Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần [thường gọi là đợt tiêm sơ chủng], sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 – 12 tháng [tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ].- Kết hợp vắc xinMột số vắc xin có thể dùng kết hợp, bằng cách tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau với những liều quy định. Như vậy động vật sẽ tạo được miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời điểm mà không gây những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số vắc xin chết không được dùng chung bơm tiêm với các loại vắc xin sống nhược độc.- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụngTrước khi sử dụng bất cứ lọ vắc xin nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:+ Thông tin trên nhãn: [Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng]Tên vắc xin [có đúng với nhu cầu sử dụng không]Số lô, số liều sử dụngNgày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởngThời hạn sử dụng, quy cách bảo quản+ Những hư hỏng trong lọ vắc xin:Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.Lọ thủy tinh có bị rạn nứt khôngTình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vắc xin có bị vón không, có vật lạ trong lọ không [bụi than, côn trùng, sợi bông…], khi lắc lọ vắc xin có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp [nếu vắc xin nhũ hóa hay vắc xin keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vắc xin đã bị hư hỏng không sử dụng được]. - Thao tác khi sử dụng vắc xin+ Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vắc xin bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch [nước đã sôi để nguội]. Không được rửa bằng thuốc sát trùng.+ Sát trùng bằng cồn 70o: tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vắc xin.+ Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vắc xin [nhất là vắc xin sống nhược độc].


4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vắc xin

a. Những đường cấp vắc xin- Tiêm dưới da [SQ]: vắc xin Newcatle [thế hệ I], vắc xin dịch tả vịt, vắc xin tụ huyết trùng keo phèn.- Tiêm bắp thịt [IM]: Thuốc được chích vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với chích dưới da. Để tránh trào thuốc ra ngoài từ vị trí chích, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim, sau đó đâm thẳng kim vào và bơm thuốc. Khi rút kim ra thì da sẽ bật trở lại vị trí cũ để bao phủ vết chích trong cơ và giữ toàn bộ thuốc ở trong cơ thể. Vị trí chích trên gia súc thường là bắp thịt ở đùi, trên gia cầm là cơ ức.- Phun sương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ: vắc xin Laxota phòng bệnh Newcatle cho gà.b. Bảo quản vắc xin- Vắc xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vắc xin nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp [-15°C] trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.- Phải hủy bỏ vắc xin quá hạn dùng, đối với vắc xin còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vắc xin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.c. Phản ứng sau khi tiêm vắc xin- Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vắc xin, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. 

- Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng [phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm]. Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da [thường gặp ở heo]. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin.

Vắc-xin sống giảm độc lực cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên nguy cơ thực sự đối với bào thai vẫn chỉ là trên lý thuyết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngay cả khi phụ nữ đang mang thai [không biết mình có thai] tiêm vắc xin rubella thì cũng không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Vắc-xin sống giảm độc lực được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh [là virus hoặc vi khuẩn]. Những tác nhân này đã được làm giảm độc lực [làm yếu đi], và có nhiều cách khác nhau để làm giảm độc lực, phổ biến nhất là nuôi cấy lặp đi lặp lại nhiều lần với môi trường nuôi cấy là tế bào nuôi cấy hoặc phôi động vật [thường sử dụng phôi gà]. Số lần nuôi cấy có thể lên tới 200 lần, khiến cho tác nhân thích nghi với sự nhân lên ở môi trường nuôi cấy và giảm [hoặc mất đi] khả năng nhân lên trong môi trường tế bào con người, đảm bảo an toàn để sản xuất vắc xin sử dụng cho người.

Ví dụ như đối với vắc xin sởi, virus sởi đã được phân lập từ một bệnh nhân trẻ em năm 1954, trải qua gần 10 năm nuôi cấy mới tạo được thành virus sống giảm độc lực để chế tạo vắc-xin.

Để gây được đáp ứng miễn dịch, vắc-xin sống giảm độc lực phải còn khả năng nhân lên bên trong cơ thể người được sử dụng vắc xin. Do đó, việc sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực thực chất là đưa một liều rất nhỏ virus hoặc vi khuẩn [đã giảm hoặc mất độc lực] vào trong cơ thể, để chúng nhân lên và tạo thành một quần thể đủ để khởi động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Bất kỳ tác nhân nào tác động lên vắc xin [ánh sáng, nhiệt độ,...] hoặc tác động lên quá trình nhân lên bên trong cơ thể đều khiến vắc xin bị giảm hoặc mất hiệu quả [do đó vắc-xin sống giảm độc lực yêu cầu điều kiện bảo quản, vận chuyển rất nghiêm ngặt, và những nơi có trang thiết bị hạn chế sẽ không phù hợp để sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực].

Đáp ứng miễn dịch đạt được từ vắc-xin sống giảm độc lực gần như hoàn toàn giống với khi mắc bệnh tự nhiên [vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất]. Tuy nhiên một số loại vắc xin cần phải sử dụng liều nhắc lại để củng cố đáp ứng miễn dịch.

Vắc-xin sống giảm độc lực được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh [là virus hoặc vi khuẩn]

Về lý thuyết, tác nhân trong vắc xin có thể chuyển ngược lại dạng gốc ban đầu [đầy đủ độc lực], tuy nhiên hiện tượng này chỉ ghi nhận được ở vắc xin bại liệt sống giảm độc lực [đường uống]. Mặc dù nhân lên trong cơ thể nhưng người sử dụng vắc xin sẽ không mắc bệnh bởi tác nhân gây bệnh trong vắc xin không còn giống như ban đầu. Nếu người sử dụng thực sự bị bệnh thì mức độ bệnh cũng nhẹ hơn rất nhiều so với mắc bệnh tự nhiên, và đây là một phản ứng bất lợi của việc sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực.

Bên cạnh đó, vắc-xin sống giảm độc lực có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng hơn hoặc đe dọa tính mạng, mà một phần trong số đó bắt nguồn từ sự nhân lên không kiểm soát của tác nhân có trong vắc xin [tuy nhiên điều này chỉ gặp khi người sử dụng vắc xin bị suy giảm miễn dịch]. Các phản ứng bất lợi và nguy cơ khi sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực bao gồm:

  • Tác nhân sống giảm độc lực biến đổi ngược trở lại dạng đầy đủ độc lực ban đầu và gây bệnh cho người sử dụng như khi mắc bệnh tự nhiên [rất hiếm gặp, và chỉ ghi nhận xuất hiện ở vắc xin bại liệt sống giảm độc lực đường uống].
  • Bình thường hệ miễn dịch khởi động đáp ứng và cuối cùng loại trừ tác nhân sống giảm độc lực có trong vắc xin, nhưng đối với các trường hợp suy giảm miễn dịch, đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống giảm độc lực không như người bình thường, do đó rất dễ xảy ra tình trạng mất kiểm soát đối với tác nhân sống giảm độc lực, để tác nhân nhân lên quá độ và gây bệnh thực sự.
  • Nhiễm khuẩn dai dẳng, ví dụ như vắc xin BCG có thể gây viêm hạch bạch huyết khu vực, nặng hơn là nhiễm khuẩn lan tràn.
  • Nếu tác nhân sống giảm độc lực được nuôi cấy trong môi trường bị ô nhiễm thì nó có thể bị ô nhiễm bởi các virus khác [ví dụ như retro virus với vắc xin sởi].
  • Về nguyên tắc, vắc-xin sống giảm độc lực cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên nguy cơ thực sự đối với bào thai vẫn chỉ là trên lý thuyết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngay cả khi phụ nữ đang mang thai [không biết mình có thai] tiêm vắc xin rubella thì cũng không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Một số vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất và đưa ra thị trường dưới dạng bột đông khô, trước khi sử dụng cần phải hòa tan với dung dịch được chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời nhiều vắc xin sống giảm độc lực yêu cầu phải bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng. Nếu kĩ thuật sử dụng vắc xin không đúng, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo thì khả năng rất cao vắc xin không mang lại hiệu quả như mong đợi, nghiêm trọng hơn có thể xảy ra các phản ứng bất lợi cho người sử dụng.

Vắc-xin sống giảm độc lực cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai

Các vắc-xin sống giảm độc lực hiện có bao gồm vắc-xin sởi, quai bị, rubella, bại liệt [uống], đậu mùa, thủy đậu, BCG, thương hàn [uống], sốt vàng, rota virus, và cúm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.

  • Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: WHO

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề