Để trở thành người trung thực học sinh cần phải

I. PHẦN MỞ ĐẦUI.1/ Lý do chọn đề tài:Trong mục tiêu giáo dục - đào tạo nước ta là từng bước hình thành nênnhững lớp người Việt Nam có đủ đức đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên, hồng thắm,chuyên sâu. Để đạt được mục tiêu đó Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mỗicông dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện[trích trong Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo Nhà xuất bản Lao động - Xãhội].Nhìn vào thực tế lớp trẻ hiện nay nói chung, học sinh nói riêng, phần nào đóchúng ta thấy rất tự hào về họ song bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ làmchúng thấy xót xa bởi sự tha hóa về đạo đức, về nhân cách mà trong đó phải kểđến là tình trạng gian dối, thiếu trung thực. Trong nhân cách, đạo đức truyềnthống tốt đẹp của con người Việt Nam có biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp. Trungthực là một trong những đức tính tốt đẹp và cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộcsống. Trung thực là lòng ngay thẳng, thật thà, không gian dối, là một phẩm chấttốt đẹp vốn có của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy. Nếu trung thực bảnthân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cảlà bản thân người có tính trung thực sẽ sống cảm thấy rất thoải mái, không cảmthấy xấu hổ với lòng mình, với mọi người, tự gây dựng cho mình một hình ảnh,một cái gì đó rất đáng tin cậy trong lòng mọi người chung quanh. Nếu đánh mấtnó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.Nếu trong học tập không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa.Trong kinh doanh làm ăn không trung thực thì sẽ mất đi những người bạn, nhữngđối tác không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài và chất lượng sản xuất khôngtrung thực thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người. Trong làm việc nếusố liệu báo cáo thiếu trung thực thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đấtnước.Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiếp nối xây dựng đấtnước giàu đẹp đồng thời tôn vinh những truyền thống, những giá trị đạo đức tốtđẹp của con người Việt Nam. Vậy mà các em hàng ngày đang bị ảnh hưởng bởisự gian dối, tính thiếu trung thực của người lớn. Hiện nay, xã hội đang ngày càngphát triển, bên cạnh những mặt tích cực của nó còn kéo theo nhiều tệ nạn, nhiềucăn bệnh làm xuống cấp đạo đức xã hội trong đó sự thiếu trung thực ở mọi lĩnhvực cuộc sống diễn ra hằng ngày.Hiện nay hiện tượng nói dôi, thiếu trung thực ở trẻ em rất nhiều. Nếu bây giờcác em gian dối, thiếu trung thực thì sau này lớn lên cũng trở thành người thiếutrung thực. Tiểu học là bậc học làm người đầu tiên của các em, nếu các em đượcgiáo dục đến nơi đến chốn thì sẽ hình thành thói quen và rèn luyện cho mình tínhtrung thực.Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng,còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn nhữngngười trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết lên lịch sử của chính mình”.Trong "hỏi đáp tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn của Nhà xuất bảnQuân đội năm 2008" có viết: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống1nhất của hai mặt đối lập: ưu điểm và khuyết điểm. Người thường cho rằng, conngười không phải là thần thánh, "Người ở đời ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu", cáihay, cái dở,....Các mặt đối lập đó không đơn thuần xuất xứ từ nguồn gốc xã hội,mà nó từ yếu tố sinh vật của con người. Điều đó đặt ra có thể cải tạo được conngười theo phương hướng làm cho mặt tốt, mặt ưu điểm ngày càng tăng lên vàmặt xấu, khuyết điểm ngày càng bớt đi.Từ xưa đến nay không phải chúng ta không dạy cho các em biết trung thựcnhưng thực tế vẫn có nhiều em thiếu trung thực, gian dối. Vậy làm thế nào để cácem không còn gian dối, thiếu trung thực nữa. Đó cũng chính là lí do tôi chọnnghiên cứu đề tài này.I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tàiGiáo dục học sinh nhận biết được mặt tiêu cực của sự thiếu trung thực và từ đócó ý thức rèn luyện thực hành hành vi thói quen trung thực ở mọi lúc, mọi nơi.I.3/ Đối tượng nhiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là tính trung thực của học sinh.I. 4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứuPhạm vi mà đề tài này nghiên cứu là học sinh Trường Tiểu học …… thuộcPhòng Giáo dục ……..I.5/ Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp tìm hiểu, điều tra.- Phương pháp phân tích.- Phương pháp kể chuyện, giảng giải, nêu gương.- Phương pháp kiểm tra- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.Và cơ bản là qua những trải nghiệm từ thực tế của bản thân và rút ra bài học từnhiều năm làm công tác chủ nhiệm.II. PHẦN NỘI DUNGII.1/ Cơ sở lí luậnNgười Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay rất coi trọng vấn đề đạo đức vàtruyền thống tốt đẹp đó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác, đi đầuphải nói đến lòng trung thực. Trong cuộc sống tính trung thực thể hiện rõ ràngnhất đó là thật thà, thẳng thắn khi mình mắc lỗi, không tham lam, gian dối lấy củangười khác làm của mình. Trong xã hội hiện nay, nhìn vào thực tế chúng ta thấyở bất kì lĩnh vực nào dù nhỏ nhất cũng đầy rẫy sự gian dối, sự thiếu trung thực.Bề ngoài ai cũng luôn miệng nói mình thẳng thắn, trung thực nhưng thực tế cónhư vậy thật không ? Vâng, có nhưng không phải là số nhiều. Trong thời đại hiệnnay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàncầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì trung thực giúpchúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Muốn nhưvậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải giáo dục các em tính trung thực để góp phầnđưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một đẹp hơn.II.2/Thực trạnga/ Thuận lợi - khó khăn* Thuận lợi:2Học sinh Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Giáo viên chủnhiệm vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy lớp chủ nhiệm đó hầu hết cácmôn học nên có thời gian gần gũi, tìm hiểu, giáo dục các em nhiều hơn các bậchọc khác. Ngoài môn đạo đức thì môn Tiếng Việt có chủ đề, chủ điểm dànhriêng cho nội dung giáo dục tính trung thực, bên cạnh đó kết hợp rèn kĩ năngsống trong từng môn học. Do đó giáo viên dễ quan sát, nắm bắt được học sinh cóthể hiện tính trung thực qua từng môn học, hành động, cử chỉ, lời nói khi giaotiếp không từ đó có biện pháp giáo dục.* Khó khăn:Trường nằm ở trung tâm địa bàn xã - một xã có nhiều thành phần dân tộc, nhiềutầng lớp xã hội, tuy cách trung tâm huyện 9 km nhưng lại là nơi không ít tệ nạnxã hội như rượu chè, cờ bạc,....và hiện nay đang nổi lên là trò chơi điện tử rất hấpdẫn trẻ em.Thời gian dành cho việc giáo dục các em không nhiều, chỉ đan xen trong cáctiết học trong chủ điểm, trong giờ sinh hoạt lớp, không có phương tiện thông tinnghe, nhìn.b/ Thành công - hạn chế:*Thành công:Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện trong lớp chủ nhiệm năm trước củamình và nhận được kết quả đáng khích lệ đó là:- Các em không còn nói dối, không gian lân mà trung thực hơn,- Biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi,- Trong lớp không còn mất trộm bất cứ thứ gì,- Các em vui vẻ, cởi mở hơn làm cho không khí lớp học thoải mái hơn, thânthiện hơn.* Hạn chế:Khi nghiên cứu đề tài này để giáo dục các em có hiệu quả, tôi phải tìm tòinhiều tư liệu như:- Tâm lí học Tiểu học.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo.- Kể chuyện đạo đức Bác Hồ.- Và đặc biệt là những câu chuyện kể về tấm gương trung thực của người thật,việc thật mà thư viện nhà trường không có.Giáo dục các em còn đang có thói gian lận, không trung thực để trở thành mộtngười trung thực không phải một sớm một chiều mà cần phải kiên trì, bền bỉtrong một thời gian dài.c/ Mặt mạnh - mặt yếu:* Mặt mạnh: Trong một thời gian dài giáo dục các em, tôi nhận được sự hợptác tốt từ phía các em, có như vậy biện pháp mà tôi sử dụng để giáo dục các emmới có kết quả đáng khích lệ.* Mặt yếu:Được giáo dục là vậy nhưng có nhiều em do gia đình không quan tâm sâu sátcứ phó mặc cho nhà trường, giáo viên cho nên các em bước chân ra khỏi cổngtrường phải tiếp xúc với những cái xấu xung quanh mình, bạn bè, kẻ xấu rủ rê có3tác dụng hơn lời dạy của cha mẹ, thầy cô. Các em không học mà đi chơi game, lacà ngoài đường,...d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:Qua tìm hiểu tôi nhận thấy rằng tại sao học sinh còn nhỏ mà đã có tính rất xấunhư vậy. Sau khi phân tích tôi tìm ra một số nguyên nhân sau:-Các em có học nhưng chỉ là trên lý thuyết, trên lời giảng của cha me, thầy côkhông được thấy việc làm, hành động trung thực được nêu gương trong thực tếhằng ngày.- Những việc làm thiếu trung thực diễn ra hằng ngày của những người xungquanh vô tình là cái gương xấu cho các em.- Các em thấy nếu thật thà, trung thực không được lợi gì. Chưa thấy mặt tốt củatính trung thực, mặt tác hại của sự thiếu trung thực.- Vì sợ mà nói dối, không trung thực.Ngay trong giáo dục, bệnh chạy theo thành tích, trường chuẩn, chống lưuban,… là gánh nặng cho giáo viên.e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:Chúng ta đã biết, hiện nay trong mọi lĩnh vực, sự gian dối, thiếu trung thựcdiễn ra hằng ngày ngay trước mắt chúng ta một cách rất thoải mái không hề có sựngay chặn nào, nếu có chỉ là con số rất nhỏ khi được báo chí phanh phui thì cáccơ quan chức năng mới vào cuộc.. Trong nhà mọi người không thật thà với nhau,ngoài xã hội càng không. Người bán hàng cân điêu, đong gian, vì lợi mà pha trộnthêm một số chất. Người sản xuất kinh doanh cũng vì lợi mà bất chấp luật phápcho vào sản phẩm những chất cấm, chất lượng các sản phẩm, thức ăn hằng ngàyngày càng kém làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí gâyhậu quả nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người. Ngay cả rau củ quả lànhững thứ mà cho là lành nhất cũng bị người trồng trọt tiêm nhiễm hóa chất độc.Nạn hàng giả ngày càng hoành hành. Tại sao một số mặt hàng xuất khẩu củachúng ta bị trả về, bị mua ép vì làm gian không đạt tiêu chuẩn. Ví dụ như cà phêcủa địa phương chúng ta nhiều nơi thu hoạch khi còn non cũng thu gom mua vàtrộn lẫn với cà phê đủ tiêu chuẩn để vận chuyển đi,....Nhiều vụ như bệnh dịchcúm ở gà, vịt, thiệt hại do bão lũ, ... cán bộ khai khống lên để được lợi. Số tiềnủng hộ Tết vì người nghèo bị bòn rút bớt,...Ngay trong giáo dục, bệnh chạy theothành tích, trường chuẩn, chống lưu ban, bỏ học,… là gánh nặng cho giáo viên,bởi vì mọi trách nhiệm cứ đổ lên đầu giáo viên mà không xem xét là nguyên nhântừ đâu. Vì vậy, giáo viên theo chỉ tiêu cứ đưa lên thế mới có học sinh “ngồi nhầmlớp”,..., thời đại ngày nay vẫn có những vụ án oan do gian lận trong xử án. Ở đâuđâu cũng có sự gian dối. Ngay ở cổng trường, những quán ăn vặt của học sinh,người bán vì lợi nhuận mà mua những thứ rẻ mạt, phẩm màu,... mỡ nhập khẩutrái phép từ Trung Quốc để mốc đen về pha chế cho vào bánh tráng, thức ăn báncho học sinh. Đó là nguồn gốc của các căn bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sựphát triển cơ thể, trí tuệ của các em.Luật giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dântương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luônphải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôikhi còn có cả cảnh sát giao thông. Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải4chứng kiến. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phảibiết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lạichứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt".Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội,gây bại hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đangchung tay xây đắp.Người lớn vì lợi mà thiếu trung thực nhưng trẻ em tại sao cũng gian dối,thiếu trung thực? Năm trước lớp tôi chủ nhiệm có 04 em không trung thực tronghọc tập, trong đó có một em mà chắc tôi không bao giờ quên. Đó là khi kiểm trabài cũ em không thuộc đã đứng khóc, tôi hỏi em trả lời là hằng ngày ngoài giờhọc ra em còn phải chăn 400 con vịt cho ba mẹ. Tôi đã rất thông cảm cho hoàncảnh của em và tạo điều kiện để em làm bài tập trên lớp, còn về nhà em tranh thủvừa trông vịt vừa ôn bài được ít nào thì tốt. Nhưng khi điều tra ra tôi mới biết emnói dối. Thực ra tối nào gia đình em cũng có mấy sòng bài, cả ba mẹ đều thamgia đánh bài, em không thể học được nên nói dối [đây lại là một học sinh yếu].Cũng năm trước ở trong trường có một em học sinh lớp 2 thôi, nhà ở xa đi nhờ xemột người để đến trường, ngồi sau thừa dịp đã thò tay móc tiền trong túi áo củangười đó hơn một trăm nghìn đồng. Có những em ham chơi trò chơi điện tử đãkhông học, nói dối để đi chơi, nói dối để xin tiền,....rồi trộm bút, thước, tiền củabạn cũng không ít, hay ăn hàng thừa dịp thầy cô, bạn bè không để ý liền xả rác.Và hầu hết ở lớp nào cũng có một vài đối tượng. Chỉ như vậy thôi chúng ta thấyđược tầm quan trọng trong việc cần thiết phải giáo dục tính trung thực cho họcsinh như thế nào? Nếu lúc nhỏ các em đã như vậy thì lớn lên các em không phảilà những người đấu tranh chống gian lận nữa mà sẽ là thế hệ tiếp nối những gianlận, không trung thực kể trên.Phần lớn gia đình các em đều làm nông, cha mẹ nhiều khi lo làm ăn nênkhông để ý đến việc giáo dục con mà chỉ lo cho con đủ quần áo, sách vở đếntrường, cơm ăn hằng ngày là nghĩ mình đã chăm sóc con tốt rồi. Nhiều gia đìnhchưa thực sự quan tâm dạy dỗ các em phải thật thà, trung thực. Ở trường, nhiềukhi giáo viên cũng chỉ dạy các em hầu như theo chương trình, theo chủ điểm, nhàtrường chưa thực sự đề cao tính trung thực cho học sinh, chưa có một hình thứckhen thưởng nào cho một việc làm, hành động thể hiện tính trung thực, hay phêbình, nhắc nhở một trường hợp học sinh gian lận nào để làm gương cho học sinh,chưa có phong trào hay chương trình gì nói về tính trung thực để giáo dục tuyêntruyền sâu rộng đến các em cho nên vẫn có nhiều em chưa thật thà trong học tập,trong cuộc sống.Thiết nghĩ đây là một vấn đề bức thiết trong xã hội mà chúng ta cần phải quantâm, phải có biện pháp mới giáo dục các em để các em lớn lên trở thành nhữngcông dân có ích cho xã hội, là người có đức, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự gianlận, thiếu trung thực đang diễn ra hằng ngày trong mọi lĩnh vực của xã hội.II.3/ Giải pháp, biện pháp:a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:Có biện pháp giáo dục, ngăn chặn và rèn luyện cho học sinh tính trung thực từkhi còn nhỏ. Rèn các kĩ năng cơ bản cho học sinh về tính trung thực:- Kĩ năng tự nhân thức về tính trung thực [biết xác định và đánh giá bản thân].5- Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực.- Kĩ năng làm chủ bản thân.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:Trong tâm lí học Tiểu học chỉ ra rằng nhân cách của con người có khả năng tựđiều chỉnh và chịu sự điều chỉnh từ phía xã hội. Khả năng này sẽ khác nhau tùytheo lứa tuổi. Phát triển khả năng điều chỉnh cho học sinh là công việc thực sựquan trọng. Người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp điều chỉnh nhâncách từ phía xã hội, tất cả đều phải mang tính nghệ thuật. Muốn giáo dục học sinhthì phải hiểu học sinh và phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tính trungthực. Vì vậy, để giáo dục tính trung thực cho học sinh có hiệu quả, tôi sử dụngmột số giải pháp, biện pháp sau:* Tập kích não: Tôi cho các em trao đổi, thảo luận với nhau về tính trung thựcvà ý nghĩa của sự trung thực, đó là:+ Trung thực là luôn nói thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. Sống ngay thẳng, thậtthà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.+ Sống trung thực giúp nâng cao phẩm giá, là đức tính cần thiết, quý báu củamỗi người. Trung thực làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.Trước khi trung thực với người khác thì phải trung thực với chính lòng mình.Người trung thực thật thà là người đáng tin cậy.Đồng thời tôi cho các em trao đổi, thảo luận với nhau về những biểu hiệnthiếu trung thực:+ Trong nhà trường: Nói dối thầy cô, không làm bài tập, trốn học đi chơi, sửdụng bằng cấp giả,……+ Trong gia đình: Nói dối bố mẹ để đi chơi, trốn học, trốn làm,…+ Trong các mối quan hệ xã hội : Gian dối trong sản xuất kinh doanh, trong antoàn thực phẩm,…….+ Trong quản lí: Tham ô của công, tài sản của nhà nước, ăn bớt thời gian, kêkhai khống,...Từ đó, học sinh nhận thấy thiếu trung thực từ những việc làm trên sẽ gây họaquả nghiêm trọng như thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện tính trung thực.*Kể chuyện: Tôi thường xuyên kể cho học sinh nghe các câu chuyện trongsách, câu chuyện sưu tầm được, chuyện kể đạo đức Bác Hồ về tính trung thực.Ví dụ câu chuyện "Có ăn bớt phần cơm của con không ?",...Qua mỗi câu chuyệnnhư vậy tôi thường đặt câu hỏi để các em trả lời như: Trung thực để làm gì? vìsao phải trung thực? từ đó các em học tập được gì ở nhân vật trong câu chuyện.Ngoài ra, hàng tháng tôi cho các em sưu tầm những câu chuyện kể về tấm gươngtrung thực trong sách, báo hoặc ngoài thực tế càng tốt để kể cho các bạn nghetrong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần.* Phương pháp nêu gương: Tôi đưa ra những gương người tốt, việc tốt vànhững câu chuyện về người thật, việc thật sống trung thực trong thực tế tạitrường, ở địa phương mà tôi tìm hiểu được và ngay cả việc làm của bản thân tôitrong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì, giáo viên cũng phải là một tấm gương về lòngtrung thực thì giáo dục học sinh mới có hiệu quả, học sinh nhỏ thường nghe theothầy cô hơn, thầy cô nhiều khi hơn cả cha mẹ. Những gương trung thực trong lớp,ngoài nhận xét, tuyên dương tôi còn làm một giấy khen nhỏ viết bằng tay ghi6những lời khen ngợi em đó đã trung thực như thế nào, ở lĩnh vực gì về cho giađình. Như vậy khi các em khác nhìn vào thấy bạn được vinh dự, muốn mình cũngđược như vậy sẽ học tập theo. [Ở đây cũng xin lưu ý: đối với những em khôngchịu làm bài, học bài mà tự nhận lỗi thì không nêu gương mà cần phải nhắc nhở].Đồng thời bên cạnh đó cần lên án sự thiếu trung thực ngay trong lớp học, trongtrường và ngoài thực tế đang diễn ra hằng ngày.* Phương pháp giảng giải: Giáo viên nêu những tác hại của sự không trungthực, gian lận đang diễn ra hằng ngày gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì đếnsức khỏe cho chính bản thân các em và gia đình các em từ đó học sinh mới nhậnthấy được sự cần thiết phải trung thực, rèn luyện tính trung thực. Giáo viên chỉcho học sinh thấy rằng gian lận nó còn để lại tiếng xấu muôn năm, thậm chítruyền từ đời này sang đời khác, đi đâu cũng bị mọi người cảnh giác, đề phòng,đánh mất niềm tin, đánh mất lương tâm, đánh mất danh dự và lòng tự trọng.Giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu trung thực không phải chỉ lànhặt được của rơi đem trả lại mới là trung thực mà cần thể hiện bằng những việclàm, hành động nhỏ nhặt nhất như: ăn hàng xong không được xả rác bừa bãi mặcdù không có cờ đỏ theo dõi cũng là thể hiện tính trung thực,....* Phối kết hợp với gia đình học sinh:Gia đình là môi trường đầu tiên để giáo dục các em. Tôi gặp riêng gia đình cácem còn chưa trung thực, trao đổi với họ những mặt tiêu cực của việc không trungthực trong hiện tại và sau này để họ thấy được hậu quả không tốt sẽ xảy ra nếucác em không trung thực từ đó kết hợp với giáo viên để giáo dục các em.* Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là Đoàn TNCS, ĐộiTNTP Hồ Chí Minh trong giáo dục các em như: lồng ghép trong những buổi sinhhoạt Đội, chào cờ, chương trình “Phát thanh Măng non”,…* Phối kết hợp với các tổ chức địa phương: Hiện nay chúng ta đang thực hiệnxã hội hóa giáo dục. Để giáo dục các em bất kì vấn đề gì cần có sự phối hợp củatất cả mọi tầng lớp, tổ chức xã hội thì mới đạt được kết quả như mong đợi. Chínhvì thế, hàng ngày, thông qua bản tin, phát thanh của xã tuyên truyền giáo dục chocác em tính trung thực, cùng với đó là nêu gương những tấm gương trung thựctrong thực tế tại địa phương. Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc cungcấp những thông tin về những người sống trung thực để các em học tập theo.c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:Mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu của mình không chỉ dạy họcsinh kiến thức mà còn giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là tính trung thực vìtrong xã hội ngày nay sự gian lận đang là vấn đề gây bức xúc. Giáo viên chủnhiệm phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội. Cuối mỗi tuần, tháng giáo viêncho lớp tổng kết bình bầu gương người tốt, việc tốt để khen thưởng trong lớp vàđề nghị lên Đội tuyên dương, động viên, khuyến khích trong buổi chào cờ đầutuần. Đội xây dựng chương trình "Phát thanh Măng non", hằng tuần, tháng phátđi những câu chuyện nói về tính trung thực của học sinh trong trường. Nhàtrường, Đội xây dựng "Hòm của rơi" đặt dưới cột cờ để học sinh mỗi khi nhặtđược của rơi đều đem bỏ vào thùng này. Bởi vì có những em nhiều khi nhặt đượcmột nghìn, hai nghìn thậm chí năm nghìn chẳng biết đưa cho ai, đưa cho giáoviên cũng chỉ biết bỏ vào quỹ lớp. Đó là những em thật thà, còn những em lượm7được không biết đưa cho ai thế là bỏ vào túi làm của riêng. Nhưng nếu có "Hòmcủa rơi" đặt trước mặt thì có khi các em sẽ phải suy nghĩ lại.d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:Để thực hiện giáo dục các em tốt, ngoài sự nỗ lực của giáo viên ra thì cần sựhỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường, Đội như nêu trên thì còn cần sự quan tâmcủa gia đình các em. Mỗi lần họp phụ huynh, nhà trường sẽ xét những gương họcsinh thực hiện việc làm thể hiện tính trung thực nổi trội [nếu có] để đưa ra cuộchọp cho phụ huynh thấy được, người có con nêu gương thì đó là nguồn độngviên, khích lệ để họ giáo dục con tốt hơn, người không có con được nêu gươngthì nhìn vào đó có thể suy xét và học tập.Giáo viên rèn cho học sinh hiểu và nhận biết được giá trị đạo đức của tính trungthực, nhìn thấy được việc làm cụ thể của những gương người sống trung thựcxung quanh mình. Qua đó giáo dục sâu rộng đến các em mỗi ngày một ít như vậytrong một thời gian dài được các em tiếp thu.e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:Qua thời gian dài giáo dục các em, tôi nhận được kết quả đáng khích lệ đó làcác em không còn nói dối mà trung thực hơn, biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi,không gian lận, trong lớp không còn mất trộm bất cứ thứ gì, các em vui vẻ, cởimở hơn làm cho không khí lớp học thoải mái hơn, thân thiện hơn. Giờ đây chínhbản thân các em lại là những tấm gương người tốt, việc tốt.II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêncứu:Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, vận dụng những kinh nghiệm và thựctế việc làm của bản thân, tôi đã giáo dục thành công những em chưa trung thựccủa từng lớp chủ nhiệm. Tôi nhận thấy các em ngoan hơn, không nói dối nữa, nếucó sai trái tự nhận lỗi và sửa lỗi. Có những em tôi chấm bài nhầm ghi điểm 10cho em, đáng lẽ điểm 10 đó được ghi vào thành tích để xét thi đua cuối tuần củaem trong tổ nhưng em đã mang bài đó lên cho tôi xem và ghi điểm lại. Em nàonhặt được tiền, hoặc đồ dùng học tập rơi đều đem nộp lại. Có em nhặt được sốtiền khá lớn đem nộp lên xã và được tuyên dương trên đài phát thanh của xã, đócũng là tấm gương cho các em khác noi theo. Các em tự nhận thức được về sựtrung thực của bản thân và đã biết bình luận, phê phán những hành vi khôngtrung thực trong học tập, trong cuộc sống.III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊIII.1. Kết luận:Để giáo dục thành công tính trung thực cho học sinh không chỉ là ở một lớp,do một giáo viên mà mỗi người chúng ta cần nhìn nhận về vấn đề gian lận, thiếutrung thực hiện nay như thế nào từ đó phải có những hành động, việc làm cụ thểđể giáo dục các em. Tính trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người.Đối với các em, chúng ta cần xây dựng cho các em ý thức trung thực, thật thàtrong từng việc nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh đó chúng ta cần lên án những hành vigian lận, thiếu trung thực. Xây dựng cho các trở thành những tuyên truyền viênnhỏ trong việc tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực của ngườilớn. Bác Hồ từng nói “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà8nên” Vì vây, tất cả chúng ta hãy góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ học sinh vừa"hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng cácdân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.III.2. Kiến nghị:Nhà trường cần biểu dương những gương người tốt, việc tốt và nhắc nhở riêngnhững em thiếu trung thực. Đội xây dựng chương trình "Phát thanh Măng non"lồng ghép để tuyên truyền giáo dục học sinh tính trung thực và triển khai "Hòmcủa rơi" để học sinh thực hiện bằng hành động, tạo một thói quen rèn tính thậtthà. Có như vậy hiệu quả giáo dục mới cao.Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục tính trungthực cho học sinh Tiểu học. Do khả năng, điều kiện cũng như kinh nghiệm cònhạn chế, biện pháp mà tôi đưa ra chưa phải là tối ưu. Vì vây, tôi rất mong được sựđóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối và bạn bè đồng nghiệp đểtôi thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo.Tôi xin chân thành cảm ơn.9*TÀI LIÊU THAM KHẢO1/ Mục tiêu giáo dục Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo2/ Tâm lí học Tiểu học [tài liệu của Đại từ xa - Đại học Huế]3/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo [Từ điển Báchkhoa Hà Nội]4/ Tài liệu hướng dẫn rèn kĩ năng sống cho HSTH5/ Kể chuyện đạo đức Bác Hồ [Nhà xuất bản Giáo dục]10STT01PHẦN MỞ ĐẦU02PHẦN NỘI DUNG03PHẦN KẾTLUẬN, KIẾNNGHỊMỤC LỤC1. Lí do chọn đề tài2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài3. Đối tượng nghiên cứu4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu5. Phương pháp nghiên cứu1. Cơ sở lí luậna. Thuận lợi-khó khănb. Thành công-hạn chếc. Mặt mạnh-mặt yếud. Các nguyên nhân,2. Thực trạng yếu tố tác độnge. Phân tích, đánh giácác vấn đề về thựctrạng mà đề tài đặt ra.3. Giải pháp, a. Mục tiêu của giảibiện pháppháp, biện phápb. Nội dung và cáchthức thực hiện giảipháp, biện pháp.c. Điều kiện thực hiệngiải pháp, biện pháp.d. Mối quan hệ giữacác giải pháp, biệnphápe. Kết quả khảo nghiệm4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm1. Kết luậnTRANGTrang 1Trang 2Trang 2Trang 2Trang 2Trang 2Trang 3Trang 3Trang 3Trang 42. Kiến nghịTrang 911Trang 4,trang 5Trang 6Trang 6,trang 7Trang 7,trang 8Trang 8Trang 8Trang 8Trang 8

Video liên quan

Chủ Đề