Đau mắt hột bao lâu thì khỏi

Hiện tượng mắt đỏ, chảy ghèn hoặc kèm cảm giác cộm, nóng, ngứa, chảy nước mắt là các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Đó là tên gọi thường dùng của bệnh viêm kết mạc. Tuy bệnh lý không quá xa lạ và ít nghiêm trọng, nhưng chắc hẳn bạn sẽ tự đặt ra nhiều câu hỏi như đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bao lâu thì khỏi? Cách phòng tránh đau mắt đỏ? iSofHcare sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 24/06/2021 - Cập nhật 24/06/2021

Đau mắt hột nếu phát hiện sớm có thể chăm sóc và chữa đau mắt hột tại nhà. Cần lưu ý những điều cơ bản để mắt nhanh khỏi, tránh ảnh hưởng đến thị lực.

Đau mắt hột và những điều có thể bạn chưa biết

Có một loại vi sinh vật được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt hột. Tên chúng là Chlamydia trachomatis. Chúng gây viêm mạn tính lớp mô ngoài mắt và mí mắt.

Đừng nghĩ khi nhiễm khuẩn này thì sẽ phát bệnh ngay. Đau mắt hột có thể là kết quả của quá trình nhiều năm viêm nhiễm. Kết mạc dần hóa sẹo và thô ráp, không thể làm tốt nhiệm vụ bôi trơn, cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ cho giác mạc. Hậu quả là chức năng thị lực giảm đi nhiều.

Triệu chứng khi bị đau mắt hột

Triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt hột ở người lớn thường thấy là xốn mắt, cảm giác cộm vướng như có bụi. Đặc biệt về chiều sẽ hay mỏi mắt, ngứa mắt. Có nhiều trường hợp nhẹ chỉ cần áp dụng những cách chữa đau mắt hột tại nhà là có thể khỏi.

Nếu kéo dài và nặng nề, khó chịu hơn thì đau mắt hột sẽ trở nên nguy hiểm. Lúc này mí mắt có thể hóa sẹo, lông mi quặm ngược gây đau và tổn thương nặng nề cho giác mạc.

Nên chữa đau mắt hột tại nhà hay đi bác sĩ

Mặc dù những phương pháp áp dụng chữa đau mắt hột tại nhà rất dễ thực hiện, tiện lợi lại hiệu quả nhưng bệnh nhân cũng cần theo dõi bệnh kĩ càng. Nếu tình trạng khó chịu vẫn không thuyên giảm thì đi gặp bác sĩ để được tư vấn là phương án tốt nhất.

Nếu chủ quan, điều trị sơ sài, biến chứng lên mắt sẽ rất nguy hiểm. Nhiều người đã phải hối tiếc khi đau mắt hột từ nhẹ mà dẫn đến viêm loét giác mạc, viêm túi lệ, có khi mù lòa.

Cách chữa đau mắt hột tại nhà

Chườm nóng

Chườm nóng là một cách điều trị bệnh đau mắt hột hiệu quả. Với mẹo chườm nóng ngoài tác dụng làm chảy nước mắt để giúp đẩy các vật lạ ra khỏi mắt, mẹo này còn có tác dụng làm giảm viêm và giảm đau gây ra bởi bệnh đau mắt hột.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng vải mềm và cuộn nó thành hình tròn như một quả bóng kích thước bằng bàn tay của bạn. Sau đó đặt lên trên ngọn lửa để nó hấp thụ nhiệt, rồi áp nhẹ nhàng lên mắt cho đến khi sức nóng giảm.

Bạn có thể lặp lại cách này một vài lần cho đến khi mắt cảm thấy giảm đau và sưng. Hoặc bạn có thể đặt một miếng gạc nhúng vào dung dịch sữa ấm và áp lên mắt cũng có thể cải thiện sự lưu thông máu đến mắt và giúp bệnh đau mắt hột mau khỏi.

Nha đam

Nha đam có công dụng chữa bệnh đau mắt hột ở trẻ nhỏ rất tốt. Các đặc tính kháng khuẩn của nha đam giúp tránh khỏi sự lây nhiễm và ngăn ngừa tái phát của bệnh, đặc biệt loại thảo dược này khi dùng cực an toàn với trẻ nhỏ.

Cách sử dụng: Bạn cắt một phần lá nha đam và đặt phần nhựa lá lên trên mắt trong khoảng 10-15 phút. Và cũng theo tư vấn từ các bác sĩ bạn cũng có thể xay lá nha đam và sử dụng như nước rửa mắt đều đặn trong suốt cả ngày để giảm đau và khó chịu do bệnh gây ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ép lô hội thành dạng nước và ngâm một miếng vải mềm vào nước ép. Đặt miếng vải lên trên mắt bị nhiễm bệnh để giảm nhiễm trùng và các triệu chứng của đau mắt.

Xuyên Khung Trà Điều Tán

Bài thuốc chữa đau mắt hột dân gian này áp dụng khi thấy mí mắt luôn đỏ, ngứa nhiều và sợ ánh sáng, thị lực vẫn chưa giảm. Tuy nhiên để lâu sẽ khiến bệnh nhân dụi mắt nhiều mà gây tổn thương.

Các vị thuốc cần dùng chi tiết như sau: Khương hoạt cần 4g, tế tân 4g, cam thảo 4g, kinh giới 16g, xuyên khung 16g, phòng phong và bạch chỉ cũng 16g. Riêng bạc hà dùng 32g.

Cách dùng cũng đơn giản: Các vị trên đem tán nhỏ, sau khi ăn uống với nước chè với liều lượng 15g. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sài Hồ Tán

Bài thuốc này dùng cho bệnh nhân đau mắt hột mới mắc phải, nước mắt chưa chảy nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do gió lạnh hoặc nước mưa vào mắt mà gây ra.

Các vị thuốc cần chuẩn bị cho Sài Hồ Tán này bao gồm: Cát cánh 10g, cam thảo 4g, kinh giới 100g, khương hoạt 10g, xích thược 12g, sài hồ 12g, cuối cùng là sinh địa hoàng 16g.

Điều chế tương tự như trên bằng cách tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 15g bột đã tán này.

Gừng và lá mơ chữa đau mắt hột

Gừng là một bài thuốc giảm đau và tăng thường lưu thông máu hiệu quả. Còn lá mơ – một loại cỏ dại có hoa trong rừng có tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng. Kết hợp 2 loại thảo dược này sẽ giúp đẩy lùi chứng đau mắt hột sau 2 tuần.

Cách làm như sau: Giã nát củ gừng và 4 ngọn cây lá mơ, vắt lấy nước để riêng. Lấy bông thấm nước này chấm vào vùng mắt bị đau. Phần bã được dùng để đắp kín vùng mắt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ giúp khỏi bệnh đau mắt hột chỉ sau 2 – 3 tuần.

Ngoài các cách chữa đau mắt hột theo dân gian với các nguyên liệu dễ tìm kiếm, bạn có thể đi khám để xác định tình trạng bệnh và chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm đẩy lui bệnh cùng các biến chứng. Bạn có thể tham khảo danh sách các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau mắt hột.

  • Trachomatis [thuốc này rất nhạy cảm với các loại kháng sinh Erythromycin, Doxycyline, Azithromycin, rifamycine, Sulfamide, tetracycline,…
  • Thuốc tra mỡ tetracycline 1%: tra mỗi ngày một lần, sử dụng liên tục trong từ 3 – 6 tháng [áp dụng với phác đồ điều trị liên tục].
  • Thuốc tra mỡ tetracycline 1%: trong 6 tháng, vào 10 ngày đầu tiên của tháng, mỗi ngày tra thuốc 1 lần.
  • Sulfamide: thuốc nhỏ, sử dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Sulfamide: thuốc uống, được chỉ định sử dụng trong trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh. Liều dùng: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g, dùng liên tiếp trong 10 ngày sau đó 1 một ngày, thuốc được chia thành 3 đợt uống. Sulfamide dạng thuốc uống không được sử dụng rộng rãi.
  • Azithromycine: sử dụng với liều 20 mg/kg/lần
  • Tetracyline 1%: một loại thuốc mỡ, sử dụng mỗi ngày 2 lần, thời gian sử dụng kéo dài liên tục trong 6 tuần. Tetracyline 1% đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh đau mắt hột khi có kết quả khỏi bệnh lên tới 98%.

Phòng bệnh đau mắt hột tại nhà

Căn bệnh đau mắt hột có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vậy các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột mới là quan trọng. Chỉ cần thực hiện tốt các yêu cầu bên dưới là cả nhà bạn có thể yên tâm, không còn lo đau mắt hột quấy rầy nữa.

  • Luôn dùng khăn mặt riêng của mình khi rửa mặt.
  • Chỉ dùng nước sạch rửa mặt để đảm bảo vệ sinh.
  • Tay cũng cần được giữ sạch và hạn chế dụi mắt. Ba mẹ cũng nên nhắc nhở các bé không được dụi bẩn lên mắt.
  • Cư dân vùng thôn quê cũng không nên tắm ao hồ nhiều, nước bẩn vào mắt là nguy cơ gây đau mắt hột hàng đầu.
  • Còn nếu bạn sống ở các vùng thành thị khói bụi, nên đeo kính mát khi ra đường. Rửa mặt sạch sẽ khi về nhà.
  • Ruồi nhặng cũng là trung gian lây bệnh, nên giữ vệ sinh chung cho không gian sống.
  • Cuối cùng nên đến khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu để được chữa trị kịp thời, đúng cách.

Khi chữa đau mắt hột tại nhà lâu không khỏi, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng mắt.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Bệnh mắt hột nếu không điều trị, hoặc điều trị muộn thì có thể gặp biến chứng tổn thương ở giác mạc, ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

Bệnh đau mắt hột là xem là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc. Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis, vi khuẩn này có khả năng gây bệnh ở mắt, đường sinh dục người trưởng thành, đường hô hấp và phổi ở trẻ em. Ngoài ra, nhiều tác nhân vi vinh vật khác cũng có thể gây bệnh mắt hột như:

  • Điều kiện sống thấp và đông đúc: Điều kiện sống thấp khiến các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển nhanh hơn hoặc sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, đặc biệt ở mắt khiến dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó, việc không có nhà vệ sinh hoặc sống tại nơi có nhiều côn trùng như ruồi, muỗi khiến bệnh dễ lây lan hơn.

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra bệnh đau mắt hột

Khi bị bệnh mắt hột, các tổn thương thường gặp bao gồm:

  • Nổi hột: Có hình tròn, nổi lên trên bề mặt kết mạc hoặc rìa giác mạc, màu trắng xám, mạch máu vây quanh.
  • Thẩm lậu: Đây là phản ứng viêm mãn tính gây ra do tế bào lympho, plasmo... khiến kết mạc phù, đục, che hệ mạch ở dưới, khi thẩm lậu ở rìa giác mạc làm cho giác mạc phù lớp nông và đục.
  • Nhú gai: Có màu hồng, trục mạch máu ở giữa, toả ra các mao mạch xung quanh. Đây là giãn mạch, tăng sinh các mao mạch và thâm nhiễm các tế bào viêm.
  • Sẹo: Đây là tổn thương của bệnh mắt hột đã tiến triển lâu. Thường ở kết mạc sụn mi trên, dải xơ trắng hình sao, có nhánh.

Đau mắt là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh mắt hột

Triệu chứng bệnh mắt hột gồm:

  • Ngứa nhẹ và kích ứng mắt, mí mắt [sưng]; mắt có nhiều ghèn, chứa chất nhầy hoặc mủ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt.
  • Mô tuyến bôi trơn mắt, bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.
  • Nhú gai và có hột, thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, kích thước không đều.
  • Xuất hiện một số màng máu tại giác mạc, màng máu khu trú ở lớp nông và phần trên giác mạc. Có sẹo, lõm hột trên giác mạc.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột gồm:

  • Viêm mắt hột có hột [trachoma follicle]: Ở giai đoạn này, có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên, hột phải có kích thước từ 0,5 mm trở lên. Tỷ lệ trachoma follicle nói lên sự lây lan của bệnh mắt hột trong cộng đồng.
  • Mắt hột viêm nặng [Trachomatous inflamation Intense]: Kết mạc sụn mi trên bị thẩm lậu như đỏ hoặc dày lên. Thẩm lậu đó che mờ 1/2 các mạch máu trên kết mạc sụn mi trên.
  • Sẹo mí mắt: Khi bị nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo có các vạch trắng.
  • Lông mi mọc ngược [trichiasis]: Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
  • Đục giác mạc: Giác mạc sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm. Viêm sẽ khiến người bệnh gãi dẫn đến đục giác mạc, nhiễm trùng thứ phát dẫn đến loét giác mạc và có thể gây mù lòa một phần hoặc hoàn toàn.

Người bị bệnh mắt hột có thể dẫn tới viêm kết mạc mạn tính

Người bị bệnh mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Viêm kết mạc mạn tính: Nguyên nhân là do bị đỏ mắt, ngứa, cộm;
  • Lông quặm, lông xiêu: Do tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc dẫn đến tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
  • Mù lòa: Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh vệ sinh kém dẫn đến nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu.
  • Viêm sụn mi: Khiến cho bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi.
  • Loét giác mạc: Làm cho người bệnh bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa.
  • Bội nhiễm: Nguyên nhân chủ yếu là do mắt hột khiến giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus và vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc.
  • U hạt ở rìa giác mạc: U hạt này có thể lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc.
  • Loạn thị: Nguyên nhân là vì sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc khiến giác mạc lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực;
  • Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: Biến chứng này có thể dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống.
  • Khô mắt, khô giác mạc: Do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.

Thuốc kháng sinh azithromycin để điều trị với trường hợp bệnh mắt hột không biến chứng.

Điều trị bệnh đau mắt hột cần tuân theo phác đồ sau:

  • Thuốc kháng sinh azithromycin [dùng 1 liều 1 năm] được sử dụng trong trường hợp bệnh mắt hột không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Khi bệnh đang trong giai đoạn hoạt tính thì người bệnh cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% hoặc erythromyxin 8 giờ/lần và sử dụng ít nhất trong 6 tuần.
  • Ngoài tra thuốc mỡ, người bệnh cần rửa mặt bằng nước và xà phòng.

Vì bệnh có thể gây miễn dịch rất yếu hoặc hầu như không có miễn dịch nên sau khi điều trị khỏi, bệnh mắt hột vẫn có thể tái nhiễm. Vì vậy, nếu người bệnh gặp biến chứng lông xiêu, lông quặm, cần đến bác sĩ để bác sĩ cho đốt hoặc nhổ lông xiêu, phẫu thuật để làm bật lông mi ra ngoài trong trường hợp lông quặm.

Phòng bệnh đau mắt hột:

  • Nếu sống trong vùng có dịch bệnh mắt hột, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là mắt.
  • Hạn chế việc dùng chung dụng cụ vệ sinh.
  • Cải thiện điều kiện sống: tạo nguồn nước sạch, diệt ruồi.
  • Nước để vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
  • Nếu phát hiện mắt đỏ, cộm... thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Quản lý chất thải phù hợp: Xử lý chất thải của động vật và con người đúng cách. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần cho người bệnh điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề