Phùng tiến công là ai

Thu phí tải nhạc số, ai hưởng lợi?

Chấp nhận ký kết thu phí tải nhạc, các trang web nhạc số được hợp thức hóa việc khai thác bản quyền các tác phẩm nhạc số phục vụ người nghe miễn phí, lực lượng quyết định nguồn thu lợi từ quảng cáo lâu nay của các trang web âm nhạc

Từ ngày 1-11, 7 website nhạc số lớn nhất tại Việt Nam đồng loạt thử nghiệm mô hình thu phí tải nhạc số với mức giá khởi điểm 1.000 đồng/bài. Có nhiều ý kiến nhận định khác nhau trước sự kiện này.

Tiến tới thị trường chuyên nghiệp

Ông Phùng Tiến Công, Phó Tổng Giám đốc MV Corp - đối tác duy nhất đại diện cho Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam [RIAV] trong việc quản lý tác quyền trên lĩnh vực internet và điện thoại di động - cho hay 7 trang web đi đầu trong việc thu phí từ ngày 1-11 là Zing [VNG], Nhaccuatui [NCT], nhac.vui.vn [24h], yeucahat.com, music.vnn [VDC], keeng.vn [Viettel] và Go.vn [VTC].

Khởi động với 100 album chọn lọc đầu tiên [khoảng 1.000 ca khúc] do MV Corp và RIAV lựa chọn theo tiêu chí được nhiều người yêu thích, ca sĩ có tên tuổi, các bài hát trong đợt thu phí thử nghiệm này đều được chuẩn hóa 320 kbps stereo, đầy đủ ảnh bìa album, ID3 tags [thông tin bài hát, ca sĩ, hãng sản xuất, năm phát hành...]. Ông Công cho biết hơn 1.000 album chất lượng cao khác sẽ được chuyển cho các trang web này trong 2 tuần tới.


Các trang web nhạc số thu phí tải nhạc từ ngày 1-11

Giai đoạn thử nghiệm mô hình thu phí tải nhạc số dự kiến kéo dài đến hết năm nay, áp dụng hình thức thu phí đồng bộ trên từng lượt tải. Hình thức thanh toán chủ yếu là tin nhắn và thẻ cào. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể sử dụng hầu hết các phương tiện thanh toán trực tuyến khác như thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, Zing xu, Vcoin, NCT xu, iCoin... hoặc thanh toán trực tiếp qua tài khoản di động.

Theo lãnh đạo MV Corp, 2 tháng tới là khoảng thời gian để thử nghiệm hệ thống thanh toán, quản lý, đối soát và thăm dò thị trường. Phương án thu phí qua hình thức thuê bao tháng sẽ được áp dụng vào đầu năm tới, sau khi thị trường tải nhạc được hình thành. Ông Phùng Tiến Công cho biết 11 đơn vị khác đã ký hợp đồng hợp tác với MV Corp và RIAV cũng đang chuẩn bị và cùng triển khai trong thời gian tới [các đơn vị này sẽ khóa chức năng download nhạc với các bài hát trong danh sách thử nghiệm cho đến khi tiến hành thu phí]. Trong danh sách này có thể kể đến: VC Corp, FPT, Báo Tuổi Trẻ online, Moore Corp, 123tv...

Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bản quyền âm nhạc Việt Nam [VCPMC], nhìn nhận sau rất nhiều lần giới nhạc sĩ lên tiếng, hành động này có thể coi là một bước tiến đáng kể trên con đường xây dựng một thị trường âm nhạc chuyên nghiệp.

Rất ít tác dụng

Bà Phạm Thanh Thủy, Phó Giám đốc VCPMC, cho rằng với động thái này của nhà mạng, các nhạc sĩ có thêm nguồn thu để đầu tư vào các sản phẩm âm nhạc chất lượng, người nghe cũng trân quý hơn sáng tạo nghệ thuật. Ca sĩ Thái Thùy Linh, người từng lên tiếng sẽ khởi kiện và đòi các website âm nhạc bồi thường hàng trăm triệu đồng vì sử dụng trái phép album Bộ độicủa cô, thừa nhận đây là một tín hiệu vui.

“Người lo ngại nhất là các nhà mạng nhưng họ đã cam kết hành động thì đây là tín hiệu mừng cho các nghệ sĩ. Tất nhiên là không thể so sánh nhưng rõ ràng thu nhập chính của các nghệ sĩ vẫn là từ tải nhạc trên mạng. Phải ươm mầm thì mới thành cây” - Thái Thùy Linh bình luận.

Tuy nhiên, dù đánh giá cao thiện chí của các website âm nhạc, nhạc sĩ Giáng Son vẫn cho rằng “không kỳ vọng gì nhiều vào việc này vì nó sẽ có rất ít tác dụng”. Tác giả của ca khúc Giấc mơ trưa cho biết chị đã nói chuyện với nhiều người và câu trả lời của họ là nếu vẫn cho nghe miễn phí thì chẳng việc gì phải trả tiền tải nhạc vì 3G có mặt ở khắp nơi. Thậm chí, bằng việc thu phí tải nhạc, số lượng người nghe miễn phí có khi còn nhiều hơn. “Thói quen sử dụng và ý thức về bản quyền của người Việt Nam không cao nên việc thực hiện không hề dễ dàng” - nhạc sĩ Giáng Son nhận xét.

Một nhạc sĩ có tiếng đặt câu hỏi: Liệu các trang mạng thu tiền có thu được đồng nào không, khi mà hàng trăm trang khác vẫn được tải nhạc vô tư? Đã cho nghe miễn phí thì làm gì còn nhu cầu tải nhạc? Khi được hỏi về sự kỳ vọng của mình, chính ông Phùng Tiến Công cũng thừa nhận: “Các bên kỳ vọng vào việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ phụ thuộc hoàn toàn quảng cáo dần dịch chuyển sang mô hình bền vững hơn là bán nhạc cho người tiêu dùng”.

Cũng có ý kiến phân tích rằng chấp nhận ký kết thu phí tải nhạc, các trang web nhạc số này được hợp thức hóa việc khai thác bản quyền các tác phẩm nhạc số phục vụ người nghe miễn phí. Chính số lượng người nghe quyết định nguồn thu lợi từ quảng cáo lâu nay của các trang web âm nhạc chứ không phải lượng người tải nhạc.

Sẽ rắc rối ăn chia

Bà Phạm Thanh Thủy cho hay với mỗi lượt tải nhạc, dự kiến tỉ lệ sẽ là 40%-45% cho chủ website, 55%-60% còn lại chi trả cho quyền tác giả, quyền liên quan mà VCPMC là đại diện các nhạc sĩ. “Số tiền dự kiến thu được, tỉ lệ giữa trung tâm với các nhạc sĩ là 20-80” - bà Thủy nói. Tuy nhiên, mức trả và tỉ lệ phân chia cho các quyền liên quan sẽ không đơn giản và không tránh khỏi thiếu công bằng.

Chưa hết, với việc thu phí này, các nhạc sĩ có thể “nhờ cậy” VCPMC nhưng các ca sĩ mua độc quyền ca khúc và tự bỏ tiền làm đĩa thì việc tự đi thương thảo với các website để đòi quyền lợi cho mình không phải dễ dàng. Trước băn khoăn này, ông Phùng Tiến Công cho hay với các nghệ sĩ tự làm album, MV Corp sẵn lòng làm cầu nối.

HOÀNG LAN ANH

- FPT Music là 1 trong 2 dự án đầu tiên trở thành hạt giống tại Vườn ươm FPT. Trong giai đoạn khởi động của cuộc thi “Cùng đi tới thành công” lần này, Công có thể chia sẻ những bước đi dẫn đến vị trí giám đốc một bộ phận kinh doanh khi mới 24 tuổi này không?


Khi ấy, đầu năm 2004, mình đang học tại Khoa Công nghệ Sinh học ở ĐH Queensland, úc. Nghe tin FPT mở Trung tâm Phát triển Công nghệ với các kế hoạch đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh, mình vội liên hệ qua email để tìm hiểu. Có được vài thông tin, sau khi tốt nghiệp ĐH ở úc, mình quyết định chưa học tiếp lên cao học vội mà về nước để mở mang phát triển sản phẩm VAN của mình. Tháng 8 năm ngoái, mình chuẩn bị các tài liệu, lên kế hoạch… và đến thuyết trình trước Hội đồng Giám khảo là các thành viên Hội đồng quản trị của FPT. Và thật may mắn là đã được chấp nhận đầu tư.

- Với tư cách là một người đã trải qua “cửa ải” chọn lọc khắt khe, Công có thể chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên gì với các bạn?


Trước hết, mình xác định tinh thần là những nhà đầu tư mà mình chờ đợi được họ rót vốn đều là các vị đầy kinh nghiệm thương trường và chắc chắn đặt vấn đề quan tâm đến lợi nhuận, đến hiệu quả kinh doanh. Để nhận được sự gật đầu của họ, mình phải chứng minh được ý tưởng của mình không chỉ hứa hẹn hay ho, sáng tạo… mà còn phải khả thi, chắn chắn và có khả năng sinh lời… Và để chứng tỏ được điều này, có lẽ người chủ dự án đó cũng phải tương đối trăn trở với nó, từ đó mới hiểu được rõ những vấn đề thực sự nảy sinh và nhất là đặt ra trước cả những tình huống phản biện của BGK để bảo vệ cho mình.

- Một cách khách quan, Công “được” những gìkhi làmdự án FPT Music này?


Từ khi làm sản phẩm phần mềm nghe nhạc Vietkar đến khi phát triển lên thành Hệ thống âm nhạc trực tuyến VAN, mình đã có khao khát xây dựng một hệ thống âm nhạc dành riêng cho người Việt. Trong thời gian trước đó, mình đã có ý định hợp tác với công ty Vinacomm của Vương Vũ Thắng. Hai bên đã làm việc, trao đổi qua lại khá nhiều lần… và cuối cùng mình đã không chọn Thắng vì lúc đó Vinamcomm chưa đảm bảo an toàn cho mình về những thủ tục bản quyền. Đây là điều mình rất quan tâm vì mình đoán trước việc kinh doanh các sản phẩm âm nhạc trực tuyến kiểu này thế nào cũng động vào vấn đề bản quyền. Và điều lợi đầu tiên mà FPT cho mình, và cũng là điều mà mình chọn FPT là FPT cam kết có thể làm tốt điều này.

Ngoài ra, trở thành một GĐ kinh doanh tại FPT, phải nói là được lợi rất nhiều. Ngoài nguồn vốn ra, FPT còn cho điều kiện làm việc, nhất là tên tuổi, danh tiếng và các mối quan hệ sẵn có… Tại FPT, môi trường rất dân chủ, và khi mình làm chủ một bộ phận, mình cũng được ưu tiên những đặc quyền nhất định, ví như được toàn quyền xây dựng đội ngũ nhân sự. Mình nghĩ đó cũng là một động lực cho các bạn đang khao khát trở thành GĐ Kinh doanh của FPT, thông qua cuộc thi này. Chúc các bạn may mắn.

Video liên quan

Chủ Đề