Nước mắt làm bạn không thấy những vì sao

Ai trên đời chẳng có lúc phải khóc. Đến cá sấu đôi khi còn chảy nước mắt cơ mà.

Nhưng bạn có bao giờ nghĩ: Vì sao bạn lại khóc, và nước mắt từ đâu ra? Có phải chỉ có lúc khóc bạn mới có nước mắt không?

Thực ra, nước mắt của bạn ẩn chứa nhiều sự thật thú vị hơn bạn nghĩ rất nhiều. Hãy xem những sự thật đó là gì?

1. Có tới 3 loại nước mắt

Và chúng có tác dụng khác nhau. Theo Robert Provine - giáo sư thần kinh sinh học và tâm lý học tại ĐH Maryland [Mỹ], thứ nước mắt phổ biến nhất là "nước mắt cơ bản" - basal tear - loại nước luôn tồn tại trong mắt chúng ta. Nó giúp duy trì độ ẩm cho mắt, cải thiện chức năng của mắt, và ngăn chặn khả năng nhiễm khuẩn.

Tiếp theo là "nước mắt kích ứng" - irritation tears - loại nước mắt tuôn ra khi mắt của bạn gặp tác nhân nào đó, kiểu như lúc thái hành hoặc khi mắc các bệnh về mắt chẳng hạn. Nó giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, kèm theo một số chất diệt khuẩn để mắt bạn nhanh lành hơn.

Và cuối cùng chính là nước mắt cảm xúc - emotional tear - thứ nước mắt bạn nhận được khi khóc. Đây cũng chính là loại nước mắt bí ẩn nhất, vì các chuyên gia đến nay vẫn chưa thực sự hiểu hết về nó.

2. Nước mắt cảm xúc là cách con người giao tiếp với nhau

Theo Provine, nước mắt cảm xúc là thứ còn sót lại trong quá trình tiến hóa của con người, giúp chúng ta sinh tồn trong quá khứ.

Cụ thể hơn, Provine đã từng thực hiện một thí nghiệm về nước mắt. Kết quả cho thấy, nước mắt khiến một gương mặt trở nên buồn thê lương hơn, trở thành một dấu hiệu cho thấy một người đang cần sự giúp đỡ.

Và chắc bạn cũng hiểu, sự kết nối và nương tựa giữa người với người chính là thứ giúp nhân loại tồn tại đến ngày hôm nay.

3. Nước mắt cảm xúc, nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng đúng mục đích

Vì đó còn là cách con người kiểm soát người khác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo Kalu Singh - cựu cố vấn tại ĐH Cambridge [Anh], trẻ con khóc suốt ngày nhưng không phải vì chúng buồn, mà đó là cách để gia tăng sự chú ý của người lớn và tạo dựng lợi thế cho mình.

Ông cho biết: "Khóc, bất kể là khóc to hay khóc thút thít, là cách để trẻ con đạt được những gì chúng muốn - sự chú ý, quan tâm chăm sóc từ người lớn, đồ ăn, hay thậm chí chỉ là cách để chúng... trả thù ai đó".

Mà không chỉ trẻ con, người lớn cũng có thể khóc để giải quyết các tình huống khó khăn. Theo Singh: "Khi khóc, chúng ta chẳng thể nghĩ được gì, thậm chí đến thở cũng khó. Vì thế, khóc giống như một cách xả hơi, câu giờ để khỏi phải giải thích điều gì hết".

4. Nước mắt có thể chữa bệnh

Người ta thường nói cứ khóc to lên, khóc hết đi rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Quan niệm này thực ra có vẻ đúng.

Theo Ruthie Smith - chuyên gia tâm lý trị liệu của Anh thì những bệnh nhân của cô sau khi khóc đều cảm thấy tâm trạng khá hơn.

Smith cho biết: "Khi con người quá căng thẳng hoặc đang bị tổn thương tâm lý, họ tự tách bản thân ra khỏi cảm xúc của mình, vì phản ứng của cơ thể lúc này là tập trung để tồn tại. Nếu như có thể khiến họ khóc thật to, năng lượng cơ thể sẽ được giải phóng và bệnh nhân sẽ cảm thấy bình tĩnh, cân bằng hơn".

5. Nước mắt rơi không chỉ vì buồn

Rõ ràng! Vì người ta còn khóc vì vui nữa.

"Có vẻ như những giọt nước mắt khi vui là hệ quả của việc cảm xúc quá trào dâng" - Oriana Aragón - nhà tâm lý học tại ĐH Yale [Mỹ] cho biết. "Lúc này người ta khóc là để tự cân bằng lại cảm xúc bên trong".

Aragón cũng tin rằng những giọt nước mắt kiểu này nhằm mục đích đưa ra một tín hiệu với người khác, rằng họ cần giúp đỡ để cân bằng lại cảm xúc. Một cái ôm, vỗ nhẹ trên lưng sẽ là phản ứng cực kỳ tuyệt vời.

Tuy nhiên, có khá nhiều tranh cãi về việc rơi nước mắt khi vui thực sự tồn tại, hay đó là nỗi buồn mà ngay bản thân người khóc cũng không nhận ra. Theo Aragón: "Một số chuyên gia cho rằng khóc vì vui thực ra là phản ứng của nỗi buồn, dù người khóc cũng không nhận ra điều đó".

Sự thật như thế nào thì chưa rõ, nhưng cũng có khá nhiều báo cáo cho thấy người khóc có cảm xúc tích cực, thay vì tiêu cực. Vậy nên, cảm nhận về nước mắt như thế nào tạm thời vẫn tùy thuộc vào bạn thôi.

6. Không chỉ loài người biết khóc

Thật vậy! Theo Kim Bard - giáo sư tâm lý học tại ĐH Portsmouth [Anh]: "Các bằng chứng cho thấy không chỉ loài người biết khóc theo cảm xúc. Rất nhiều loài linh trưởng có khả năng thể hiện nỗi buồn bằng cách kêu khóc. Có điều, chúng không chảy nước mắt thôi".

Nhưng thậm chí, một số loài động vật còn biết khóc thực sự. Ví dụ điển hình là vào năm 2014, các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho biết họ đã nhìn thấy một chú voi rơi nước mắt khi được giải thoát sau 50 năm sống trong cảnh gông cùm.

Bằng chứng là vậy, còn thực ra vì động vật không biết nói, nên chúng ta cũng chưa thể kết luận hẳn được rằng chúng có khóc thật hay không. Có điều, các xét nghiệm và nghiên cứu đang dần chứng minh điều này là sự thật.

Nguồn: BuzzFeed

Nếu như đã từng vô tình nếm thử nước mắt trong khi khóc, bạn sẽ thấy chúng sẽ có vị mặn, vì thực chất chúng được tạo thành từ nước và một chút muối. Vậy còn yếu tố nào hình thành khác hay không? Bạn hãy cùng tìm hiểu nước mắt được làm bằng gì và tại sao chúng ta lại có nước mắt qua bài viết sau đây.

1.1. Nước mắt làm bằng gì?

Nước mắt được tạo ra trong tuyến lệ [ống dẫn nước mắt] ở góc ngoài của mí mắt. Các tuyến này chọn lọc một số thành phần từ huyết tương của bạn để sản xuất ra nước mắt. Các thành phần của nước mắt cơ bản bao gồm:

  • Nước
  • Chất điện giải [natri, kali, clorua, bicacbonat, magiê và canxi]. Đây là những thành phần khiến vị của nước mắt mặn
  • Protein [lysozyme, lactoferrin, lipocalin và IgA]. Thành phần của nước mắt chỉ có khoảng 1/10 protein của huyết tương
  • Lipid
  • Mucins [dịch nhầy].

Tuyến lệ tạo ra nước mắt

1.2. Vai trò của nước mắt

Nước mắt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khỏe mạnh. Nước mắt giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị hư hại. Mặc dù, trông có vẻ giống nước bình thường, nhưng nước mắt của chúng ta thực sự khá phức tạp. Nước mắt được tạo thành từ chất nhầy, nước và dầu - mỗi thành phần đều cần thiết đối với mắt.

  • Chất nhầy: Bao phủ bề mặt của mắt, giúp kết dính lớp nước mắt với mắt. Nếu không có lớp chất nhầy lành mạnh, các đốm khô có thể hình thành trên giác mạc, cấu trúc trong suốt giống như mái vòm ở mặt trước của mắt.
  • Nước: Thực sự giống một dung dịch muối có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng đối với chức năng bình thường của tế bào. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để giữ cho lớp tế bào trên cùng của bề mặt mắt khỏe mạnh và biểu mô hoạt động bình thường.
  • Dầu: Ngăn cản sự bay hơi của nước mắt. Một số người không tạo đủ dầu [đôi khi quá nhiều dầu], hoặc thành phần dầu không ổn định, sẽ khiến nước mắt bay hơi quá nhanh và dẫn đến khô mắt.

Nước mắt của chúng ta cũng chứa chất kháng sinh tự nhiên, được gọi là lysozyme - giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, giữ cho bề mặt của mắt khỏe mạnh.

Cuối cùng, vì giác mạc không có mạch máu, nên nước mắt cũng là phương tiện mang chất dinh dưỡng đến các tế bào tại đây.

2.1. Nước mắt phản xạ với chất kích thích

Khi mắt bị kích ứng, nước mắt sẽ được tiết ra theo phản xạ để rửa sạch các phần tử lạ, như hơi từ việc thái hành tây, nước hoa hay mùi thơm nồng nặc, hơi cay. Những giọt nước mắt này cũng có thể xuất hiện khi có ánh sáng chói và các kích thích nóng lên mắt, hoặc nóng lên lưỡi và miệng. Chúng cũng có liên quan đến nôn mửa, ho và ngáp. Nước mắt phản xạ được tiết ra với số lượng lớn hơn nhiều so với nước mắt cơ bản, nhưng cả hai đều có cùng mục đích là bảo vệ mắt.

2.2. Nước mắt cảm xúc

Những giọt nước mắt này gắn liền với nhiều cảm xúc, thường do căng thẳng tinh thần, tức giận, đau khổ, chịu đựng uất ức hoặc đau đớn về thể xác. Không chỉ riêng những cảm xúc tiêu cực, mọi người cũng khóc khi cực kỳ hạnh phúc, chẳng hạn như khi xem hài và cười lớn. Rơi nước mắt do cảm xúc sẽ kèm theo đỏ mặt và nức nở giống như ho, thở ngắt quãng, đôi khi là co thắt toàn bộ phần trên cơ thể, run bần bật.

Nước mắt cảm xúc có hàm lượng protein cao hơn nước mắt phản xạ do chất kích thích. Nước mắt rơi do xúc động được phát hiện có nhiều hormone hơn, bao gồm prolactin, hormone vỏ thượng thận và leucine enkephalin. Nhờ loại bỏ các hormone stress, khóc là một cách tốt khi chúng ta gặp nhiều căng thẳng. Nước mắt cảm xúc được tạo ra để ổn định tâm trạng nhanh nhất có thể, cùng với các phản ứng thể chất, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên và thở chậm hơn.

Gặp ác mộng có thể gây ra tiếng khóc khi ngủ

2.3. Nước mắt khi ngủ

Khi bạn ngủ, các ống dẫn nước mắt [tuyến lệ] giảm bớt nước và protein vào nước mắt, nhưng tăng số lượng kháng thể hiện có, đồng thời các tế bào chống nhiễm trùng cũng di chuyển đến túi kết mạc.

Mặc dù thường gặp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể khóc khi ngủ. Những nguyên nhân có thể gây ra tiếng khóc khi ngủ hoặc khi thức dậy bao gồm:

  • Ác mộng
  • Cơn hoảng loạn khi ngủ
  • Đau buồn trước sự mất mát
  • Phiền muộn, trầm cảm
  • Căng thẳng và lo lắng
  • Đau mãn tính
  • Dị ứng.

2.4. Nước mắt của người lớn tuổi

Đôi khi, các ống dẫn nước mắt của chúng ta không sản xuất đủ số lượng và / hoặc chất lượng nước mắt để giữ cho bề mặt của mắt được bôi trơn đầy đủ. Tình trạng này được gọi là khô mắt và ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh do thay đổi hormone. Nguy cơ mắc bệnh khô mắt tăng lên khi tuổi cao. Khi già đi, bạn thường tiết ra ít nước mắt hơn, tuyến lệ cũng giảm thêm các protein vào nước mắt.

Hội chứng khô mắt xảy ra khi không đủ nước mắt để bôi trơn mắt

  • Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu của hội chứng khô mắt

Hội chứng khô mắt là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi lượng không đủ nước mắt để bôi trơn mắt, gây cảm giác rát hoặc cộm mắt. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng khô mắt cũng thường gây chảy nước mắt, như một phản ứng đối với sự khó chịu.

  • Bạn không cần lo mình sẽ cạn nước mắt

Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, con người tiết khoảng 56 - 113 lít nước mắt mỗi năm. Mặc dù việc sản xuất nước mắt có thể chậm lại do một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như sức khỏe và tuổi tác, nhưng bạn thực sự không thể cạn nước mắt.

  • Nước mắt chảy xuống mũi và cổ họng

Mắt và mũi của bạn được kết nối với nhau. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt, chúng sẽ chảy xuống qua xương mũi và vào sau mũi, sau đó xuống cổ họng. Khi bạn khóc, nước mắt hòa với chất nhầy trong mũi. Đó là lý do khiến bạn cũng chảy nước mũi khi khóc.

  • Nước mắt cá sấu là có thật

Thuật ngữ “nước mắt cá sấu” được sử dụng để mô tả ai đó đang giả vờ khóc. Cụm từ này bắt nguồn từ huyền thoại rằng cá sấu khóc khi ăn thịt người. Theo một nghiên cứu năm 2007, cá sấu thực sự có thể khóc khi chúng ăn, nhưng vẫn chưa rõ lý do của những giọt nước mắt này.

Cấu tạo ba lớp của màng nước mắt

  • Trẻ sơ sinh không tiết ra nước mắt khi khóc

Nguyên nhân là bởi tuyến lệ của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể khóc không ra nước mắt trong tháng đầu tiên chào đời. Một số trẻ cũng có các ống dẫn nước mắt bị tắc. Trong những trường hợp này, bé chỉ có thể tiết ra nước mắt ở một bên, hoặc thậm chí là không bên nào.

  • Động vật có rơi nước mắt, nhưng không liên quan gì đến cảm xúc

Động vật tiết ra nước mắt để bôi trơn và bảo vệ mắt. Mặc dù chúng có thể rơi nước mắt khi phản ứng với chất kích thích và tổn thương, nhưng không liên quan đến cảm xúc như con người.

  • Phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông

Mặc dù không biết chính xác tại sao, nhưng việc này có thể liên quan đến nam giới có ống dẫn nước mắt nhỏ hơn. Bên cạnh đó, những giọt nước mắt xúc động có chứa prolactin, một loại hormone thúc đẩy sản xuất sữa mẹ. Phụ nữ có lượng prolactin nhiều hơn 60% so với nam giới.

Tóm lại, nước mắt là một chất thiết yếu do cơ thể tạo ra để bảo vệ mắt và thị lực khỏe mạnh. Nước mắt cũng có các mục đích khác như phản ứng với kích thích bên ngoài hoặc biểu hiện một cảm xúc nhất định. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về nước mắt hoặc cảm thấy mình bị khô mắt, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được đánh giá.

Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt thì bạn cần được thăm khám chẩn đoán các vấn đề về mắt từ sớm, tránh để bệnh tiến triển lâu ngày, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc, đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh.

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là những cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế có chức năng thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Mắt với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ y tế. Nếu có nhu cầu thăm khám, Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc thăm khám hoặc đặt lịch hẹn trực tuyến.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: kellylaser.com, verywellhealth.com, healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề