Đánh giá logo đại học sư phạm đà nẵng

Logo Đại học sư phạm Đà Nẵng là một từ khóa hot trên google. Logo chính là một biểu trưng độc đáo đại diện cho sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu logo Đại học Sư phạm Đà Nẵng và những thông tin về trường nhé.

Đây là logo trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Chúng ta có thể thấy logo của trường rất độc đáo và nổi bật với thiết kế hình tròn, màu sắc chủ đạo là màu vàng, xanh, đỏ, họa tiết xung quanh như biểu tượng văn hóa trống đồng của Việt Nam. Trung tâm logo là các thiết kế tạo chữ SP [Sư phạm] rất nổi bật.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng [tên tiếng Anh là The University of Da Nang – University of Science and Education] được thành lập vào ngày 04 tháng 4 năm 1994, là một trong những ngôi trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường chuyên đào tạo các chuyên ngành Sư phạm và Cử nhân khoa học, được xem là nhóm các trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Sư phạm ngày càng khẳng định được vị thế về chất lượng đào tạo lẫn cơ sở vật chất so với các trường thuộc ĐH Đà Nẵng nói riêng và các trường ĐH khác của thành phố. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Bao gồm một hệ thống các giảng đường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau với tổng diện tích 10.000 m², 6 phòng multimedia với 300 máy vi tính [laptop] nối mạng, 1 phòng máy chủ, 3 phòng sản xuất giáo trình điện tử. Hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Địa…phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại. Hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Thư viện tổng hợp với hàng vạn bản sách. Tất cả các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc đều được kết nối mạng cáp quang nội bộ Đại học Đà Nẵng và trong khuôn viên nhà trường có thể kết nối mạng Internet không dây. Cùng với đó là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết với 247 giảng viên, trong đó có 1 giáo sư, 17 phó giáo sư, 80 tiến sĩ, 156 thạc sĩ  và 11 giảng viên có trình độ Đại học.

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO

Trình độ Đại học – trường đào tạo 41 chuyên ngành:

  • Khối Sư phạm – đào tạo 18 chuyên ngành
  1. Sư phạm Toán học
  2. Sư phạm Tin học
  3. Sư phạm Vật lý
  4. Sư phạm Hoá học
  5. Sư phạm Sinh học
  6. Sư phạm Khoa học tự nhiên
  7. Sư phạm Công nghệ
  8. Sư phạm Ngữ văn
  9. Sư phạm Lịch sử
  10. Sư phạm Địa lý
  11. Sư phạm Lịch sử – Địa lý
  12. Sư phạm Âm nhạc
  13. Sư phạm Tin học – Công nghệ [Tiểu học]
  14. Giáo dục Chính trị
  15. Giáo dục Công dân
  16. Giáo dục Tiểu học
  17. Giáo dục Mầm non
  18. Giáo dục Thể chất
  • Khối Cử nhân – đào tạo 23 chuyên ngành
  1. Cử nhân Toán ứng dụng
  2. Cử nhân Công nghệ Thông tin
  3. Cử nhân Công nghệ Thông tin [chất lượng cao]
  4. Cử nhân Công nghệ Thông tin [đặc thù]
  5. Cử nhân Vật lý kỹ thuật [chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân và năng lượng tái tạo]
  6. Cử nhân Hóa học [chuyên ngành Phân tích – Môi trường]
  7. Cử nhân Hoá học [chuyên ngành Hóa Dược]
  8. Cử nhân Khoa học Môi trường [chuyên ngành Quản lý môi trường]
  9. Cử nhân Công nghệ Sinh học [chuyên ngành Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong Nông nghiệp – Dược liệu – Môi trường]
  10. Cử nhân Quản lý Tài nguyên – Môi trường
  11. Cử nhân Quản lý Tài nguyên – Môi trường [chất lượng cao]
  12. Cử nhân Văn học
  13. Cử nhân Văn hóa học [chuyên ngành Quản lý văn hóa]
  14. Cử nhân Báo chí
  15. Cử nhân Báo chí [chất lượng cao]
  16. Cử nhân Việt Nam học dành cho người nước ngoài
  17. Cử nhân Lịch sử [chuyên ngành Quan hệ quốc tế]
  18. Cử nhân Việt Nam học [chuyên ngành Văn hóa – Du lịch]
  19. Cử nhân Việt Nam học [chất lượng cao]
  20. Cử nhân Địa lý học [chuyên ngành Địa lý Du lịch]
  21. Cử nhân Tâm lý học
  22. Cử nhân Tâm lý học [chất lượng cao]
  23. Cử nhân Công tác Xã hội

   Trình độ Thạc sĩ –  trường đào tạo 16 chuyên ngành:

  1. Hóa lý
  2. Phương pháp toán sơ cấp
  3. Đại số và lí thuyết số
  4. Toán giải tích
  5. Hóa hữu cơ
  6. Hệ thống thông tin
  7. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
  8. Quản lí giáo dục
  9. Sinh thái học
  10. Văn học Việt Nam
  11. Ngôn ngữ học
  12. Lịch sử Việt Nam
  13. Việt Nam học
  14. Tâm lý học
  15. Sinh học thực nghiệm
  16. Giáo dục học
  17. Quản lý tài nguyên và môi trường

Trình độ Tiến sĩ – đào tạo 5 chuyên ngành:

  1. Hoá Hữu cơ
  2. Ngôn ngữ học
  3. Văn học Việt Nam
  4. Quản lý giáo dục
  5. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
  6. Hệ thống thông tin

Chủ Đề