Cuộc tiến công sang đất tống năm 1075 diễn ra trong bao nhiêu ngày

Thực chất là hành động tiến công trước để chế áp địch giành quyền chủ động trên chiến trường, phá vỡ thế chủ động, tiêu hao lực lượng và sức mạnh của đối phương. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của nhà Lý chống quân xâm lược nhà Tống [1075-1077], Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc”.

Sau khi nhà Tống đã làm chủ Trung Quốc nhưng luôn luôn bị uy hiếp xâm lấn từ phía bắc bởi hai nước Liêu, Hạ, nhà Tống chủ trương thực hiện chính sách “trước Nam sau Bắc” âm mưu tiêu diệt nước ta ở phía nam trước để gây thanh thế, tạo sức mạnh đánh thắng Liêu, Hạ ở phía bắc sau. Thực hiện âm mưu này, nhà Tống gấp rút xây dựng ba châu Ung-Khâm-Liêm [thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay] thành những căn cứ quan trọng tập trung quân đội, lương thực, khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược.

Nắm được âm mưu của giặc, nhà Lý ra sức chuẩn bị về mọi mặt. Đi đôi với những biện pháp kinh tế để phát triển sản xuất nông nghiệp, triều Lý nới rộng luật lệ, giảm thuế khóa, tranh thủ nhân dân miền núi. Về quân sự: tích cực luyện binh, tập trận, tăng cường lực lượng phòng thủ biên giới cả hai mặt bắc, nam. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, hậu đãi các lão thần, mở khoa thi tuyển nhân tài...

Sang năm 1075, dân tộc ta ở tư thế sẵn sàng. Nhằm lúc nhà Tống đang gặp nhiều khó khăn lớn, trong thì nhân dân chống đối, ngoài thì Liêu, Hạ uy hiếp, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Lý Thường Kiệt chia quân làm hai mũi, trước tiên dùng 4 vạn quân [gồm phần lớn thổ binh] tiến công dọc biên giới để thu hút lực lượng địch. Mũi thứ hai gồm 6 vạn đại quân vượt biển bất ngờ đổ bộ đánh chiếm các cảng Khâm [Khâm Châu], Liêm [Hợp Phố] rồi tiến về phía thành Ung [Nam Ninh] hợp với đạo quân từ phía biên giới theo hướng Vĩnh Bình đánh sang.

Ngày 15-9 [26-10-1075], suốt dọc biên giới từ Quảng Uyên [Cao Bằng] tới Vĩnh An [Móng Cái] quân ta bất ngờ tiến công phá hủy các đồn trại, tiêu diệt nhiều binh lính, tướng lĩnh địch, làm cho triều đình Tống không kịp đối phó.

Ngày 20-10 [30-12-1075], đại quân ta bất ngờ đổ bộ lên cảng Khâm tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây. Chỉ 4 ngày sau, một cánh quân khác bất ngờ đổ bộ vào cảng Liêm và hạ ngay thành này. Từ châu Liêm, một bộ phận quân ta tiến lên Ung Châu nhằm chặn viện binh của địch từ phía đông kéo tới. Tiến quân với danh nghĩa chính đáng chỉ đánh quân Tống giữ nước, đưa quân tới cứu dân, nên đi đến đâu quân đội Đại Việt cũng tranh thủ được sự ủng hộ và cảm tình của nhân dân Tống.

Trên hai hướng, 10 vạn quân Đại Việt tiến sâu vào đất Tống nhằm hướng chung là thành Ung. Ngày 10 tháng Chạp [18-1-1076], đại quân ta đã vây chặt thành Ung. Trận chiến đấu ở thành Ung diễn ra hết sức ác liệt. Đến ngày 23 tháng giêng, sau 42 ngày vây hãm và tiến công quyết liệt ta hạ thành Ung, diệt và bắt sống nhiều quân địch.

Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, nhiều lực lượng địch bị tiêu diệt, nhiều thành lũy lớn nhỏ bị san bằng, lương thực, khí giới bị hủy hoặc bị tước đoạt, sự chuẩn bị xâm lược của giặc bị phá vỡ nghiêm trọng. Lý Thường Kiệt quyết định lui quân về nước. Cuộc lui quân đúng lúc của ta không những đã bảo toàn được lực lượng mà còn phá luôn được kế hoạch nham hiểm của giặc định đánh úp nước ta, góp phần quan trọng vào chiến thắng tiêu diệt gần 30 vạn quân xâm lược Tống từ tháng 10 năm 1076 đến tháng 2 năm 1077.

"Nhà Lý chống Tổng [hay chiến tranh Tống Việt] là một trong những sự kiện quy mô và đáng đáng chú ý nhất của lịch sử nước ta thế kỷ 11. Cuộc chiến diễn ra trong khoảng 2 năm [từ 1075-1077] chia làm hai giai đoạn. 

Giai đoạn 1 [1075]: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

Giai đoạn 2 [1076 - 1077]: Nhà Lý chống Tống trên sông Như Nguyệt

Trong giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến, sau rất nhiều những hành động gây hấn, quấy nhiễu của Đại Tống ở khu vực biên giới hai nước, nhận rõ âm mưu xâm lược của kẻ thù, Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt đã đưa ra một quyết sách vô cùng táo bạo, chưa từng có trong lịch sử: “Ngồi yên đợi giặc không bằng trước hãy đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Ông chủ động, đem hơn 10 vạn quân Đại Việt chia làm hai đạo nhanh chóng bất ngờ vượt biên giới đánh vào đất Tống. Một đạo quân vượt biển đánh chiếm châu Khâm và châu Liêm, sau đó hợp quân với đạo quân đường bộ tiến đánh Ung Châu. Sau hơn 40 ngày vây thành, Lý Thường Kiệt đã hạ được Ung Châu, một căn cứ vô cùng vững chắc, kiên cố của nhà Tống.

Sau khi hạ xong Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, khẩn trương xây dựng phòng tuyến, bố trí lực lượng chuẩn bị cho Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến. Cuối năm 1076, Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch hạ lệnh điều 30 vạn bộ binh và kỵ binh, trong đó có 1 vạn kỵ binh và một đạo thủy quân do Quách Quỳ làm chánh tướng và Triệu Tiết làm phó tướng xuất quân đánh nước ta. Trận chiến ác liệt nhất, cũng là trận chiến quyết định số phận lũ xâm lược diễn ra tại phòng tuyến sông Như Nguyệt đúng theo dự định của quân ta. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sống Như Nguyệt, mở cuộc tấn công lớn vào doanh trại giặc, quân Tống thua to, mười phần chết đến năm sáu.

* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:

- Đây không phải là lần đầu tiên Đại Tống tham vọng ""ăn tươi nuốt sống"" Đại Việt, ngót 100 năm trước, vào năm 981, quân Tống cũng đã phải vùi xác bại trận tại ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng. Lường trước âm mưu xâm lược và tham vọng xâm chiếm nước ta thêm lần nữa, Lý Thường Kiệt đã tiến một nước táo bạo nhưng hiệu quả: đem quân sang đánh đất Tống trước. Đây có thể nói là một đòn dằn mặt đầy uy lực giáng xuống đầu Đại Tống vốn đã mục nát. Yếu tố bất ngờ, táo bạo của cuộc tiến công này đã khiến quân Tống không kịp trở tay và phải nhận lấy thất bại đau đớn ngay trên thành trì của mình. Việc đại thắng trên đất Tống như một liều ""Doping"" cực mạnh khiến sĩ khí quân Đại Việt dâng cao trước khi quyết chiến trên sân nhà, đồng thời lại là đòn tâm lý chí mạng gây hoang mang cho tướng sĩ nhà Tống trước cuộc viễn chinh đất khách. Không chỉ tấn công đất Tống, việc xây dựng phòng tuyến, bài binh bố trận, tiến lui đúng lúc đã cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt. Tài thao lược, mưu trí, sự sáng suốt và quyết đoán của Lý Thường Kiệt nói riêng và vua tôi nhà Lý nói chung chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi hiển hách này.

-  Sự nhất trí đồng lòng từ trên xuống dưới, nhân dân tuyệt đối tin tưởng vài quyết sách của triều đình, đoàn kết đánh giặc bảo vệ đất nước.

- Thêm vào đó, Lý Thường Kiệt đã làm rất tốt ""công tác tâm lý"" cho binh sĩ bằng những liều thuốc tinh thần vô cùng hiệu quả mà nổi bật nhất là việc cho người đêm đêm đọc vang bài thơ : Nam Quốc sơn hà tại sông Như Nguyệt, nơi trận chiến diễn ra căng thẳng và quyết liệt nhất. Bài thơ như một bản tuyên ngôn mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và sức mạnh của dân tộc Việt, tiếp thêm cho quân sĩ và nhân dân Đại Việt quyết tâm và sức mạnh đồng thời làm hoang mang những kẻ xâm lược vốn đã đang run sợ tiến thoái lưỡng nan.

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:

- Kháng chiến chống Tống của nhà Lý thêm một lần nữa đập nát âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta của Đại Tống.

- Khẳng định sự lớn mạnh, vững chắc của triều đình nhà Lý, khẳng định sức mạnh quân sự và khả năng bảo về nền độc lập nước nhà.

Chủ Đề