Cù Lao Rùa có tên gọi khác là gì

Cù lao Rùa, được mệnh danh là vùng đất tứ linh, mang ý nghĩa một trong bốn linh vật thời cổ đại : Rùa [còn gọi là Quy], miệng hướng về Núi Rồng, mang tên chữ Hán là Bửu Long [thường nhân gọi là Rồng Báu], bên dưới chân núi Bửu Long có tượng Kỳ Lân do nhân dân tôn tạo [ kỳ lân xuất hiện thiên hạ thái bình], rồi cuối dãy núi Bình Hòa - Ðồng Nai có hình chim phượng hoàng [tức phụng]. Như vậy khẳng định nơi đây có đủ tứ linh: long - lân - quy- phụng. Ðúng là vùng sơn hà cẩm tú, thuộc một trong 30 thắng cảnh của đất phương nam.

Nhà thơ Trịnh Hoài Ðức không tiếc lời ca ngợi, qua bài Ráng chiều ở cù lao Rùa thật sinh động và hoành tráng:

Nửa vòng ngang mở hang hoa thẩm - Cách nước nghiêng bay lụa mấy mầu.

...

Chén ngọc say uống xen kẽ nắng - Vịt vàng quay chín nấu chung nhau.

Cù lao Rùa là nơi sinh sống của người Việt cổ cách nay hơn 2.500 năm, có bề dày lịch sử lâu đời, phát triển cùng thời với cù lao Phố [Biên Hòa]. Hình dáng cù lao, hai bên đất thoai thoải, chính giữa nhô cao tựa hồ như mai rùa nên nhân dân trông hình dáng đặt tên đất. Nếu du khách đi máy bay nhìn xuống hay đứng tại thị trấn Tân Uyên nhìn qua, sẽ cảm nhận đây là con rùa khổng lồ tuyệt đẹp đang bồng bềnh giỡn sóng giữa trời đất mênh mông.

Ðịa giới cù lao Rùa cách thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hơn 20 km về phía đông-bắc. Từ thị xã đi trên tỉnh lộ 743 và 747, qua xã Thạch Phước là đến cù lao Rùa, còn có tên khác là Thạch Hội, nằm giữa phụ lưu sông Ðồng Nai. Nơi đây, rất thuận lợi về mặt giao thông đường thủy, nên thuyền bè tới lui tấp nập, thương mại phát triển rất sớm. Có thể nói hai điểm giao lưu hàng hóa lớn nhất phương nam là Bến Nghé [TP Hồ Chí Minh] và cù lao Rùa thật không quá đáng.

Sự hội nhập phát triển kinh tế đa dạng của cù lao Rùa làm cho đời sống vật chất nhân dân ổn định mà đời sống tinh thần cũng đổi nhanh. Gần đây, trong đợt khai quật tìm thấy được những di chỉ đồ đá cùng với nhiều ngôi nhà cổ, đình chùa, miếu mộ... minh chứng hùng hồn về nền văn hóa vùng đất này. Cách trang trí trong các đình chùa với những đường nét hoa văn đã chứng tỏ trình độ mỹ thuật cao của nhân dân, như cổng tam quan có tạc tượng hổ chầu, voi phục. Nội thất trang trí hài hòa với phù điêu cá chép hóa rồng biểu tượng của người vùng sông nước muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp.

Ngày nay, trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cù lao Rùa nhà nhà được xây dựng mới, toàn cù lao đã có điện lưới quốc gia. Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân gồm thương nghiệp, dịch vụ, trồng hành, trồng bưởi xuất khẩu...

Cù lao Rùa còn có thắng cảnh chùa cổ Khánh Sơn cùng các miếu thờ anh hùng, liệt sĩ. Cù lao Rùa đúng là đất địa linh nhân kiệt, danh bất hư truyền.    

Cù lao Rùa chập chờn giữa dòng Đồng Nai như linh quy đang giỡn nước, ngẩng nhìn đầu rồng hùng vỹ ở Bửu Long.
Oái oăm thay, theo địa giới hành chánh hiện nay thì cù lao Rùa không thuộc Đồng Nai, mà là thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tên gọi bây giờ của cù lao Rùa là xã Thạnh Hội.

3,000 năm trước

3.000 - 3.500 năm trước đã có một nền văn hóa tiền sử ở cù lao Rùa. Từ thế kỷ 19, các nhà khảo cổ người Pháp đã phát hiện điều đó. Trên cù lao Rùa có một ngọn đồi cao 15 met so với mặt bằng chung, như hình mu rùa, những cuộc khai quật và khảo sát tại đây từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 phát hiện nhiều công cụ bằng đá, đồ trang sức, đồ gốm...

Những hiện vật công cụ đá mang tính nghi lễ được tìm thấy trong mộ táng như 02 chiếc cuốc được chế tác hoàn thiện, sử dụng chế tác đối xứng, độ cong đều của lưỡi cuốc là sự biểu hiện về ý thức hoàn hảo trong tạo hình một hiện vật cụ thể và những chiếc bát bồng gốm chân cao, khắc vạch hoa văn tuyệt đẹp....
Như vậy hơn 3.000 năm trước khi nhiều nơi ở Nam bộ vẫn còn hoang vu thì cư dân Cù Lao Rùa đã là một cộng đồng có ý thức rất cao trong việc thích nghi với từng hòan cảnh cụ thể trong hoạt động sống của mình.

200 năm trước

Trịnh Hoài Đức đi thuyền trên sông Phước Long [tức sông Đồng Nai] đến cù lao Rùa đã sáng tác bài thơ Quy dự vãn hà để ca ngợi phong cảnh nơi đây.

Quy dự vãn hà

Quy dự thanh u hoạ bất năng

Hà quang vãn bố uất đằng đằng.

Bán sơn hoành khải thiên hoa động

Cách ngạn tà phi ngũ sắc lăng.

Túy bả ngọc bôi đồng thác lạc,

Nhàn thiêu kim áp cộng huân chưng

Bàng hoàng thiên tế tường cô lộ

Lâu hạm xuy tiêu hữu khách bằng

Bản dịch của tiến sĩ Lê Sơn:

Ráng chiều trên cồn Quy

Thanh tĩnh cồn Quy vẽ chẳng xong

Ráng trời chiều muộn khí mù tăm

Núi xa, muôn vẻ thiên hoa động,

Bờ cách, ngang trời sắc tím hồng.

Say ném ngọc bôi cùng thác lạc,

Nhàn nghe thơm phứt khói hương xông.

Bên trời một chiếc cò chao liệng,

Tựa cửa lầu cao khúc sáo đồng.

Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã tả cù lao Rùa bằng những lời rất nên thơ: 

Cù lao Rùa ở giữa dòng sông Phước Long, cách trấn lỵ về phía tây nam 9 dặm, dài 3 dặm, dân cư cày bừa ở dưới. Sông dài như cái giải áo, cột buồm thấp thoáng, khói tỏa sóng nhô, nhấp nhỏm như hình rùa thiêng giỡn sóng, cảnh trời mưa rất đẹp.

Hai trăm năm trước, Trịnh Hoài Đức đã xếp cù lao Rùa vào một trong ba mươi danh thắng đẹp nhất miền Nam.

Ngày nay

Cho đến năm 2009, cù lao Rùa - xã Thạnh Hội - là một ốc đảo biệt lập với thế giới bên ngoài. Không có chiếc cầu nào bắc sang cù lao Rùa. Không có chuyến phà nào. Chỉ có những chuyến đò ngang.

Bạn có thể hình dung ở đầu thế kỷ 21 này một vùng đất không thông thương với bên ngoài bằng đường bộ sẽ nghèo như thế nào?

Người dân cù lao Rùa sống bằng những cánh đồng hành, rồi sau đó là bạc hà. Những con đường ở đây chỉ là đường đất, không có công trình xây dựng nào.

Từ phố thị đi vào cù lao Rùa, ta đi vào một khoảng không gian yên ả lạ thường. Không có tiếng xe, tiếng máy, chỉ có dòng sông lặng lẽ và tiếng gió rì rào. Không có cao ốc, nhà hàng, khách sạn... chỉ có những con đường làng quê trầm mặc.
Với không gian ấy, âm thanh ấy, ta như đi lạc vào một khoảng thời gian xa xưa. Nam bộ của đầu thế kỷ 20. Hay xa hơn nữa, 200 năm trước khi Trịnh Hoài Đức dong thuyền trên dòng Phước Long Giang? Hay 3.000 năm trước cùng tổ tiên ta sinh sống trên cồn Quy này?

Tháng 12/2009, cầu Thạnh Hội nối từ huyện Tân Uyên vào cù lao Rùa xây xong. Đáng lẽ cù lao phải có 2 chiếc cầu, một vào và một ra, nhưng ở đây chỉ một. Ở phía Bửu Long, Biên Hòa muốn qua cù lao Rùa vẫn phải đi đò, còn nếu muốn đi đường bộ phải đi một vòng qua quốc lộ 1K, tỉnh lộ 743, đường dài thêm... 12 km. Long và Quy vẫn cách nhau 1 dòng sông.

Có chiếc cầu, cù lao Rùa thông thương được với bên ngoài tốt hơn. Đã có những con đường rải đá. Đã có ngôi trường tiểu học được xây lên.
Nhưng 3 năm và một chiếc cầu chưa đủ làm thay đổi diện mạo cù lao Rùa.

Bạn muốn tìm đến một nơi miền quê yên ả miền Đông Nam bộ, cách xa cuộc sống hiện tại cả về không gian và thời gian xin hãy tìm đến đây.

Bạn hãy lên ngôi chùa cổ Khánh Sơn nằm trên gò Rùa [chính là ngọn đồi cao, chiếc mu rùa trên thân rùa], ngôi chùa 200 năm tuổi. Nơi đây có những tảng đá ong to lớn nằm lặng yên như ấp ủ quá khứ mấy ngàn năm. Chính từ những tảng đá ong này lịch sử mấy ngàn năm đã được khơi dậy.

Cũng có thể bạn nhớ đến những câu thơ của Quang Dũng: 

Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan?

Dòng sông và bến đò ở trước mắt bạn. Hãy lên chuyến đò ngang và sang bên kia sông. Rồng Bửu Long đang cuộn mình đón bạn.

Giã biệt cù lao Rùa. Rùa linh vẫn tung tăng giỡn nước hay đang lênh đênh ngàn năm trên dòng sông Đồng Nai?

Phạm Hoài Nhân

Vị trí cù lao Rùa trên bản đồ Google map

Biên tập bởi Huỳnh Tấn - 15/06/2022

Tại khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa có một ngọn đồi nổi lên giữa con sông 15m so với mặt bằng khu vực xung quanh. Khu tích tích lịch sử Bình Dương được coi là một bảo vật 3000 tuổi. Nếu có cơ hội du lịch Bình Dương, bạn nhất định đừng bỏ qua địa điểm này nhé!

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa hay còn gọi là Cù Lao Thạnh Hội nằm  ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cù Lao Rùa  là một di tích lịch sử Bình Dương nổi tiếng được bao bọc bốn bề là sông nước. Với diện tích 277ha, Cù Lao Rùa được bao bọc bởi hai dòng chảy chính là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Từ vị trí trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa sẽ là một quãng đường dài khoảng 34km. Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô sẽ chỉ mất 60 phút. Nhưng nếu ngại lái xe vì đường xa, bạn cũng có thể đến với địa điểm này bằng cách bắt những chuyến xe khách từ HCM đến Bình Dương. Sau đó hãy tìm một địa chỉ uy tín cho thuê xe máy ở Bình Dương để di chuyển đến khu di tích lịch sử này nhé. Nếu bạn quyết định sử dụng xe máy hoặc ô tô thì hãy cùng nhau tìm hiểu quãng đường đến khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa nhé.

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Đi dọc theo Nguyễn Văn Quá, Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và ĐT743 đến Thị xã Tân Uyên, đoạn đường này sẽ dài tầm 30km -> Đi theo ĐH401, Cầu Thạnh Hội và Thạnh Hội 04 đến Thạnh Hội 10 tại xã Thạnh Hội, điểm tham quan khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa Bình Dương sẽ nằm ở bên tay phải.

Xem thêm: Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, vị chứng nhân của thời cuộc

Từ thế kỷ thứ 19, các nhà khảo cổ học người Pháp đã khám phá ra rằng vào 3000 đến 3500 năm trước đã có một nền văn hóa ở trên khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa. Cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học tiến hành các cuộc khai quật và phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá, đồ trang sức, đồ gốm, đất nung nhằm phục vụ cuộc sống của người cổ đại xa xưa.

Những cổ vật được khai quật này hầu hết đều là những đồ vật đã được chế tác hoàn thiện, sử dụng chế tác đối xứng, biểu hiện nổi trội nhất chính là độ cong của những chiếc lưỡi cuốc và những chiếc bát bồng gốm chân cao, được điêu khắc hoa văn tuyệt đẹp.

Qua những đặc trưng ấy đã chứng minh được rằng vào 3000 năm trước, khi mà ở khu vực Nam Bộ vẫn còn là một mảnh đất thô sơ thì những người dân ở Cù Lao Rùa đã là một cộng đồng văn minh, đã tự xây dựng cho mình một khu vực sống và chế tác ra những đồ vật để phục vụ cho cuộc sống của họ lúc bấy giờ.

Khu di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Cuộc khai quật vào năm 2003 tại Cù Lao Rùa một lần nữa đã cung cấp nhiều tư liệu mới về lịch sử văn hóa cổ, góp phần vào hoạch định tổng thể xây dựng, tạo tiền để để phát triển nền kinh tế - văn hóa, gìn giữ các di sản văn hóa của Đông Nam Bộ và Việt Nam.

Vào 200 năm trước, Trịnh Hoài Đức một công thần của triều Nguyễn đi thuyền trên sông Phước Long [tức sông Đồng Nai bây giờ] đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của Cù Lao Rùa. Do đó, ông đã sáng tác bài thơ Quy dự vãn hà để ca ngợi phong cảnh tuyệt đẹp nơi này. Bài thơ nổi tiếng này đã được lưu truyền đến mãi về sau và được tiến sĩ Lê Sơn dịch nghĩa lại. Nội dung của bài thơ chủ yếu diễn tả những gì mà công thần Trịnh Hoài Đức cảm nhận về khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa lúc bấy giờ. 

Sau khi từ Cù Lao Rùa trở về, Trịnh Hoài Đức đã ngay lập tức xếp Cù Lao Rùa vào một trong ba mươi thắng cảnh đẹp nhất Nam Bộ lúc bấy giờ.

Nếu như ngày trước khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa đã làm choáng ngợp công thần Trịnh Hoài Đức vì vẻ đẹp của nơi này thì hiện nay, nơi đây lại ngày càng đẹp hơn. Hiện nay, khu vực này chuyên trồng những loại cây đặc sản như: bưởi, hành, rau sạch cùng với các hoạt động nuôi cá, nuôi tôm thì nguồn thu nhập của người dân tại khu vực này cũng trở nên tốt hơn xưa.

Bình Dương không chỉ nổi tiếng với các đặc sản như bánh bèo bì, mứt gừng Bình Nhâm... Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa cũng là lý do mà khách du lịch đến với Bình Dương mỗi năm. Bài viết này, cẩm nang du lịch MIA.vn đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa. Nếu có cơ hội đến Bình Dương, bạn nhất định đừng bỏ qua nơi này nhé!

Từ khóa: di tích lịch sử bình dương

Video liên quan

Chủ Đề