Chữ c trong test covid là gì

Số ca nhiễm COVID-19 cả nước những ngày qua tăng rất cao, với hơn hàng trăm ngàn ca mỗi ngày – theo Bộ Y tế công bố. Nhu cầu người dân test nhanh cũng cao hơn bao giờ hết.

Chị Lê Hương [Hà Nội] có triệu chứng ho, đau họng sau khi tiếp xúc với F0. Nghi ngờ mình mắc COVID-19, chị tự xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị 2 vạch, trong đó vạch T hiển thị mờ. “Vạch T mờ có phải nghĩa là mình mới nhiễm, mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ?”, chị Hương băn khoăn.

Cũng giống như chị Hương, anh Trương Công Sơn cũng cho rằng vạch T mờ là mình bị bệnh nhẹ. Anh nhiễm COVID-19 từ ngày 28-2, sau đó cứ 3 ngày anh test lại 1 lần để xem mình đã khỏi bệnh hay chưa. “Tôi test xem vạch T đã mờ dần hay chưa, tôi nghĩ rằng nếu mờ thì là tôi sắp khỏi bệnh”, anh Sơn nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên xét nghiệm nhanh có hai vạch là vạch C và vạch T. C là chữ viết tắt của Control, có nghĩa là vạch test chuẩn của nhà sản xuất. Nếu vạch C không hiện tức là kit xét nghiệm bị lỗi, không sử dụng được, kết quả sai. Còn vạch T là từ viết tắt của Test, hiển thị khi có ghi nhận virus COVID-19.

Có hay không phụ thuộc tải lượng virus, thể hiện bệnh nặng – nhẹ?

Bà Hoàng Thị Vân Anh [khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19] cho biết việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm.

“Nhiều kit xét nghiệm có độ nhạy rất cao, dù tải lượng virus thấp nhưng cho lên vạch rất rõ. Cùng với mẫu dịch đó, với loại kit xét nghiệm khác sẽ cho vạch mờ hơn. Thêm vào đó, việc lấy mẫu test có đúng kỹ thuật hay không cũng quyết định đến kết quả test nhanh”, vị này thông tin.

Trong khi đó, theo một bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103, nguyên tắc của xét nghiệm nhanh COVID-19 là xét nghiệm kháng nguyên tìm kháng thể.

Trên bề mặt của kit xét nghiệm nhanh là kháng thể, còn dịch tị hầu là kháng nguyên. Khi kháng nguyên nhận diện được kháng thể sẽ có chất để hiển thị màu. Đối với trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ cho hiển thị 2 vạch – tức kết quả dương tính.

“Tuy nhiên, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ xác định có nhiễm bệnh hay không”, vị bác sĩ này nói và lưu ý xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ có thể là dương tính giả.

Còn một bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm vi sinh tại một bệnh viện TP.HCM cho biết, độ đậm nhạt tại vạch T không liên quan đến nồng độ virus trong cơ thể ít hay nhiều và càng không thể hiện được tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ.

Theo đó, kit xét nghiệm hiển thị cả 2 vạch tại chữ C và T có ý nghĩa dương tính với COVID-19. Mỗi kit xét nghiệm đều có gắn chất khử, khi chất khử gặp mẫu bệnh phẩm chứa virus thì sẽ bị oxy hóa và hiển thị màu. Tùy theo mức độ phản ứng oxy hóa mạnh, nhẹ và điều kiện môi trường… sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt tại vạch T.

Tương tự, bác sĩ Dư Tuấn Quy – quyền trưởng khoa nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM] – cho hay dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.

Lưu ý thời gian đọc kết quả

Vị bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103 khuyến cáo, khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên xét nghiệm chỉ có giá trị trong 15-30 phút. Nhiều người sau khi test để đến 5-6 tiếng đồng hồ sau đó lên vạch T mờ, kết quả này là không chính xác.

“Hiện nay nhiều người test nhanh tại nhà chưa đúng kỹ thuật, chưa lấy đủ dịch hoặc lấy sai cách khiến kết quả sai lệch. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, có triệu chứng của COVID-19 hay không.

Sau đó, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh có thể xét nghiệm lại bằng 2 loại xét nghiệm khác nhau để khẳng định kết quả chính xác. Do xét nghiệm nhanh có độ nhạy nhất định, vì vậy khó tránh việc có thể dương tính giả”, vị bác sĩ chia sẻ thêm.

Test nhanh Covid-19 1 bạn nhận kết quả là 1 vạch thì khả năng cao bạn không bị nhiễm virus SARS-COV-2 tại thời điểm đó. Tuy nhiên kết quả này chưa thể hiện chính xác 100% bởi vì có khả năng kết quả là âm tính giả chính vì vậy rất nhiều người thắc mắc test nhanh Covid-19 1 vạch là âm tính hay dương tính. Chuyên gia MEDIPLUS sẽ giải thích kỹ hơn và đưa ra một số lưu ý về cách thực hiện test để có kết quả chính xác cao.

Xem thêm:

1. Test nhanh Covid-19 1 vạch là âm tính hay dương tính?

Kết quả test nhanh Covid-19 âm tính hay dương tính sẽ dựa vào kết quả vạch trên khay thử là 1 vạch ở chữ C hay 2 vạch ở cả C và T. Trong các bộ kit sẽ có 1 khay thử màu trắng có 2 chữ C và T. Sau khi bạn lấy mẫu dịch và cho vào giếng test [hình thoi nhỏ] trên khay.

Test nhanh Covid-19 là gì?

Kết quả sẽ hiển thị trên khu vực chữ C và T với 3 trường hợp như sau:

  • Kết quả test nhanh xuất hiện 1 vạch ở chữ C: Có nghĩa là âm tính tại thời điểm xét nghiệm.
  • Kết quả test nhanh xuất hiện 2 vạch ở cả chữ C và T: Có nghĩa là dương tính với Covid-19 tại thời điểm xét nghiệm. Vạch đỏ ở vị trí chữ T càng đậm thể hiện tải lượng virus trong cơ thể càng cao.
  • Kết quả test nhanh chỉ có 1 vạch ở chữ T hoặc không hiện lên ở cả 2 vạch: Kết quả không có giá trị, cần thực hiện test lại.

Lưu ý:

Kết quả test nhanh có thể xảy ra kết quả âm tính giả do cách thực hiện không đúng, thời điểm nồng độ virus thấp nên không xác định được chính xác bệnh nhân dương tính. Cụ thể là:

  • Thực hiện test nhanh không đúng cách: Người thực hiện không lấy đủ mẫu dịch hoặc lấy đúng vị trí trong mũi. Lượng dịch không đủ sẽ khiến cho bộ kit không phát hiện được tải lượng virus trong cơ thể hiện tại.
  • Nồng độ virus thấp: Trường hợp này xảy ra khi người thực hiện lấy mẫu vào thời điểm tải lượng virus thấp hơn thực tế, dẫn đến kết quả âm tính trong khi họ đã dương tính với virus SARS-CoV-2.

Như vậy, Test nhanh Covid-19 1 vạch là âm tính hay dương tính thì kết quả cho âm tính, mọi người không nên chủ quan khi kết quả test nhanh là âm tính. Để có kết quả chính xác thì nên thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR [nếu cần phải di chuyển đi vùng khác hoặc nghi nhiễm do tiếp xúc với F0].

Bên cạnh đó, kết quả chỉ có hiệu lực trong 72 giờ kể từ khi lấy mẫu nên mọi người chỉ nên xét nghiệm gần với thời điểm khởi hành tới vùng khác. Bởi vì sau đó, người thực hiện có thể tiếp xúc với F0 và nhiễm bệnh.

Kết quả xét nghiệm Covid-19 không bị ảnh hưởng sau khi tiêm vắc xin

2. Lưu ý khi thực hiện test nhanh Covid-19

Test nhanh kháng nguyên có độ đặc hiệu và độ nhạy cao nên cho kết quả nhanh và độ chính xác từ trên 90%. Do đó, phương pháp này được sử dụng trong công tác sàng lọc F0 trong cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả test nhanh kháng nguyên vẫn có thể cho kết quả trình trạng âm tính giả. Do vậy, khi thực hiện test nhanh Covid-19 cần chú ý những điều sau:

  • Kết quả chỉ có hiệu lực trong 72 giờ: Kết quả chỉ mang tính thời điểm, kết quả test chỉ có hiệu lực trong vòng 72h từ khi lấy mẫu.
  • Thời điểm nên thực hiện lấy mẫu để kết quả có độ chính xác cao: Đối với test nhanh kháng nguyên thời gian chính xác nhất là sau khoảng 5 ngày khởi phát triệu chứng [giai đoạn toàn phát]. Thời kỳ ủ bệnh hoặc thời kỳ phục hồi, nồng độ virus thấp thì có thể cho kết quả không chính xác.
  • Hãy bình tĩnh khi kết quả test nhanh dương tính với Covid-19: Trường hợp nhận kết quả dương tính 2 vạch thì không nên quá lo lắng, nên bình tĩnh và liên hệ với nhân viên y tế khu vực gần nơi ở nhất, thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Người thực hiện cần thực hiện đúng các thao tác lấy mẫu: Bởi vì nếu lấy ít chất dịch thì có thể kết quả âm tính giả trong khi có thể người lấy mẫu đã dương tính với Covid-19.

Người dân nên được nhân viên y tế hướng dẫn trước khi tự thực hiện test nhanh Covid-19 tại nhà. Dưới đây là quy trình thực hiện test nhanh tại nhà bạn nên tuân thủ để có kết quả có độ chính xác cao.

7 bước thực hiện test nhanh Covid-19 theo thông tin từ Cổng thông tin Bộ Y tế

Tóm lại, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp test nhanh covid-19 1 vạch là âm tính hay dưỡng tính. Kết quả test nhanh Covid-19 1 vạch là âm tính. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính thời điểm tại thời điểm xét nghiệm và có hiệu lực trong vòng 72 giờ. Test nhanh vẫn có thể cho kết quả âm tính giả. Do vậy, mọi người dân không nên chủ quan, nên tuân thủ nguyên tắc 5K, hạn chế tụ tập đông người để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về test nhanh Covid-19, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Chủ Đề