Chị Dậu giàu tình thương như thế nào

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Đề bài: Tinh thuong cua chi Dau. Tình thương của chị Dậu được thể hiện như thế nào trong văn bản Tắt đèn?

Mở bài: Cảm nhận về tình thương của chị Dậu

Đoạn trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố không chỉ tái hiện lại một cách chân thực xã hội nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, mà còn tái hiện rõ nét tình cảnh đáng thương của người nông dân Việt Nam khi bị đẩy đến con đường cùng, họ đã phản kháng mạnh mẽ thể hiện sự phẫn uất trước xã hội bóc lột đầy bất công. Nội dung này được thể hiện thông qua nhân vật chị Dậu.

Thân bài: Cảm nhận về tình thương của chị Dậu

Chị Dậu trước hết nổi bật lên đó là một con người giàu tình thương, giàu trách nhiệm. Gia đình chị Dậu là gia đình nghèo nhất trong làng Đông Xã, Ngô Tất Tố đã thể hiện hoàn cảnh này qua một câu khẳng định: “Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì trong hạng cùng đinh”. Nghèo khổ là vậy lại thêm nạn thuế đinh khiến cho chị phải chạy vạy khắp nơi để cứu anh Dậu đang bị bọn chúng bắt và tra tấn ngoài đình. Trong xã hội xưa, thuế má là một thứ ám ảnh khủng khiếp bởi nó có thể đẩy con người ta đến bước đường cùng của sự bi thảm. Đã có những câu thơ viết về thực cảnh này như sau:

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn 2 bài thơ “Hai chữ nước nhà”

“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”

Là người vợ thương chồng, người mẹ thương con nhưng hoàn cảnh ép buộc, không còn cách nào khác chị Dậu đành phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế để lấy tiền cứu anh Dậu. Với tư cách của người vợ, chị là người vợ thương chồng, hết lòng vì chồng, điều này được thể hiện qua sự ân cần, những lời động viên khuyên bảo để anh Dậu: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Kết bài: Cảm nhận về tình thương của chị Dậu

Trước hành động đầy bạo lực với anh Dậu dù chị dậu đã hết nước cầu xin bọn người nhà Lí trưởng, quá phẫn uất với sự tác oai tác quái của bọn cường hào cùng tình thương dành cho anh Dậu đã khiến chị vùng lên, đánh lại bọn người nhà Lí trưởng: “mày trói chồng bà, bà cho mày xem”.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ DẬU

TẮT ĐÈN

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

NGÔ TẤT TỐ

Tấm lòng thương con, yêu chồng tha thiết; tính vị tha và đức hi sinh cao cả của nhân vật chị Dậu

Tiểu thuyết Tắt đèn là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Ngô Tất Tố và của nền văn học hiện thực phê phán. Trông đó, nhân vật chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu của đòi sống người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân phong kiến trước cách mạng. Nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh cao cả.

Ngô Tất Tố đã rất chú trọng khi xây dựng nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ nông dân có nhiều phẩm chất cao đẹp. Những phẩm chất có ở chị Dậu cũng là những phẩm chất vốn có của con người Việt nam ta lúc nào cũng biết tôn trọng, giữ gìn và trau dồi phẩm chất của mình, dù là trong hoàn cảnh cơ cực, khốn khổ nhất.

Trước hết, ở chị Dậu ta thấy, chị là một người phụ nữ nông dân hiền lành, đôn hậu, thực thà, chất phác. Trong làng, chị Dậu chưa từng xích mích với ai. Chị chỉ biết làm việc kiếm tiền nuôi con. Tuy khổ nhưng chẳng bao giờ lừa dối. Việc nhà, việc đồng chị đều giỏi giang. Một tay chị quán xuyến, vun vén cho cuộc sống của mấy người trong nhà.

Chị Dậu còn là người yêu chồng, thương con tha thiết. Dù trong mọi hoàn cảnh, chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng. Đói chị chịu đói, rách chị chịu rách, cái gì chị cũng dành cho chồng, cho con. Nhìn những đứa nhỏ đói rét mà chị như cắt cứa ở trong lòng.

Đối với chồng, nghèo khổ có nhau, bảo bồng, đùm bọc, chẳng vì giàu sang phú quý mà phụ tình, bạc nghĩa. Tình yêu chồng của chị Dậu thể hiện rõ nhất ở lần anh Dậu bị bọn sai nha đánh cho thừa chết thiếu sống chỉ vì anh chị không có tiền nộp cho xuất sưu của người em đã chết từ năm ngoái. Mỗi lằn roi trên người anh Dậu cũng là mỗi vết thương trong lòng chị. Nhìn anh Dậu nằm thoi thóp, rũ rượi trong cái đói cơn đau mà chị không cầm được nước mắt.

Nhờ bà hàng xóm cho bát gạo, chị vội vàng đem đi nấu cháo cho chồng ăn đỡ đói. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái, chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rồi ân cần mời chồng ăn. Anh Dậu vì đau quá không muốn ăn, chị tìm lời động viên trìu mến. Xong, chị đón lấy cái Tĩu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

Tình thương chồng của chị còn được biểu hiện qua việc chị bất chấp hiểm nguy quyết bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Bọn chúng xong đến nhà khi anh Dậu chưa kịp ăm miếng cháo. Bọn chúng, những kẻ vô lương, không màng đến sức khỏe, sinh mệnh của kẻ cùng đinh, quyết bắt anh Dậu ra đình đánh tiếp cho đến khi anh nộp sưu. Những kẻ không có tính người, bị lún chìm trong ma lực của đồng tiền dơ bẩn, không cần sự sống của anh mà cần có tiền để làm xong nhiệm vụ với bọn quan trên.

Rõ ràng, chúng biết anh Dậu làm gì có tiền để nộp sưu ngay hôm nay. Lần này chúng đến [và sẽ còn nhiều lần nữa] là để gay áp lực để anh Dậu [và những người còn thiếu sưu khác nữa] thấy được sức mạnh của cường quyền, của pháp chế. Chúng đến để hăm dọa và hành hạ con người. Bởi thế, chúng hùng hổ đời bắt trói anh Dậu.

Chao ôi, anh Dậu đã bị đánh thế kia, bị đói thế kia, bị sợ đến xanh tím mặt mày chắc sẽ chết nếu bị đánh tiếp. Chắc chắn là anh sẽ không chịu nổi đòn roi chồng chất đòn roi như thế. Hiểu được tình cảnh ấy, chị Dậu đã đứng lên. Chị đứng lên có sự tính toán kĩ lưỡng. Ban đầu, chị dùng lời nài nỉ, van lơn. Không được, chị lại hết lời cầu khẩn mong chúng rũ lòng thương hại mà tha cho kẻ khó lần này. Chúng vẫn không chịu buông tha, chị nghiêm giọng nhắc nhở, cảnh báo.

Thế nhưng, sự cảnh báo của chị cùng hành động đỡ lấy tay roi của cai lệ chẳng khác nào như đổ dầu vào lửa làm bùng len sự dữ tợn của con thú ấy. Tên cai lệ sấn tới chỗ anh Dậu, gặp ngăn cản, hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy cái đau điếng. Quá tức giận và căm phẫn, chị đã phản kháng lại, ra mặt thách thức. Không để chúng kịp trở tay, chị đã quật cho chúng một trận nhớ đời.

Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình.

Chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương con. Với chị, không có gì quý hơn con cái. Có cái gì ăn, chị cũng dành cho con hết. Còn mình chỉ ăn vài miếng cho đỡ đói. Chị thấy hạnh phúc khi nhìn các con ăn. Chúng ăn vội vã vì đói quá. Đêm đêm, ôm chúng vào lòng, nghĩ đến cái tương lai mờ mịt đáng sợ, chị khóc một mình.

Phải bán cái Tí để có tiền nộp sưu, vượt thoát khỏi kiếp nạn, chị như dứt từng khúc ruột. Nhìn cái Tí đau buồn mà chị như muốn chết đi. Biết là mình sai nhưng bán nó đi có thể nó được sống, gia đình sẽ được sống. Còn không bán đi, cả nhà có thể sẽ chết vì bị áp bức, hành hạ, vì đói khát. Nỗi khổ tâm ấy, chị không thể nào thấu rõ cùng con được.

Tình cảm yêu chồng thương con của nhân vật chị Dậu cũng là phẩm chát cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam một lòng lo lắng, hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Bao nhiêu thời đại thay đổi, bao nhiêu kiếp người đi qua, phẩm chất ấy vẫn còn nguyên vẹn, chẳng phai mờ.

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng với tình yêu chồng, thương con tha thiết, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Chị Dậu chiếm được cảm tình của đông đảo người đọc từ trước tới nay.

ADSENSE

Trả lời [1]

  • Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

    P/s : Trong này k gạch chân được đâu bạn :]

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Các câu hỏi mới

  • Câu1 miêu tả cảm xuc của bé hồng khi nói chuyện  với người cô và mẹ

    Câu 2 nêu ý nghĩa nội dung

    29/09/2022 |   0 Trả lời

  • Em hãy viết bài văn nói về chuyến ghé thăm vào TP Đà Nẵng trong hè vừa qua [tự sự]

    30/09/2022 |   0 Trả lời

  • Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phát cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
    Mọi ngừi giúp em với ạ...

    01/10/2022 |   1 Trả lời

  • Tại sao tác giả Nam Cao lại để "Lão Hạc" ăn bã chó chết chú không phải dùng cách khác 

    06/10/2022 |   0 Trả lời

  • a, có nhiều người có bệnh dùng chữ Hán những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được ví dụ 3 tháng không gọi là ba tháng mà gọi là tam cá nguyệt xem xét không gọi là xem xét mà nói là quan sát b, cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cai nói chuyện bằng lá .cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả .cây khoai cây Dong nói bằng củ bằng rễ. bao nhiêu từ cây bấy nhiêu tiếng nói c,anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. uể oải chống tay xuống phản Anh vừa Rên vừa ngẩng đầu lên run rẩy cất bát cháo Anh mới kề đến miệng Cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào d,cây tre là hình ảnh Thân thuộc của đất nước Việt Nam Đi tới bất cứ nơi đâu khắp mọi miền đất nước ta cũng gặp tre bóng tre chùm lên âu yếm làng Bản xóm thôn. Tre rợp mát những con đường trên chỗ bóng xuống dòng sông quê. Ôi che không thể tách rời về quê hương đất nước Việt Nam e, nhiệm vụ quan trọng của người học sinh là học tập học tập để có hiểu biết có tri thức có tri thức ta mới có thể xây dựng gia đình quê hương đất nước

    09/10/2022 |   0 Trả lời

  • Làm nhanh giúp mình với ạ

    13/10/2022 |   0 Trả lời

  • Phân tích phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng qua Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ 

    13/10/2022 |   0 Trả lời

  • 14/10/2022 |   0 Trả lời

  • nêu suy nghĩ về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8

    16/10/2022 |   0 Trả lời

  • 16/10/2022 |   0 Trả lời

  • Viết đoạn văn [5-7cầu] triển khai câu chủ đề: “Đôn Ki hồ tế là một người có lý tưởng cao đẹp nhưng đầu óc lại hoang tưởng, hảo huyền"

    17/10/2022 |   0 Trả lời

  • "Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi,con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên"?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Hành động thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi?Cô có phải là con người tàn nhẫn không?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Câu nói của Giôn-xi":Chị Xiu thân yêu ơi,1 ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ vịnh Na-plơ"báo hiệu thay đổi nào của cô?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • 19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích: “Trong lòng mẹ”. So sánh hình ảnh nhân vật Hồng ở cảnh đối thoại với người cô và cảnh gặp mẹ.
    Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” [Trích “Trong lòng mẹ”]

    21/10/2022 |   0 Trả lời

  • Viết ĐOẠN VĂN khoảng 10-12 câu làm rõ nhận định: Lão Hạc là người cha yêu thương con sâu sắc. Viết đoạn văn theo mô hình DIỄN DỊCH, trong đoạn văn có sử dụng THÁN TỪ và PHÉP NỐI [gạch chân và chú thích]

    24/10/2022 |   0 Trả lời

  • Trong đoạn trích sáng hôm sau … đến niềm vui đầu năm [ cô bé bán diêm] hãy tìm một câu trường từ vựng , em có tình cảm gì với cô bé

    26/10/2022 |   1 Trả lời

  • Kể về việc làm tốt khiến bố mẹ vui lòng

    28/10/2022 |   1 Trả lời

  • Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích

    29/10/2022 |   0 Trả lời

  • Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích

    29/10/2022 |   0 Trả lời

  • _Đóng vai nhân vật kể lại cuộc đối đầu giữa Chị Dậu với bọn tay sai trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.

    01/11/2022 |   0 Trả lời

  • "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

    01/11/2022 |   0 Trả lời

  • Giúp mình với mình cần gấp

    06/11/2022 |   0 Trả lời

  • Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Bác rất quý anh vì từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang, làm bố rất tự hào. Một ngày nọ, không may cậu bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: – Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

    Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

Xem thêm: Người vợ mù

– Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? – Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói. – Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc ,thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. Ông tiếp: – Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Thì dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con. – Vâng, thưa cha, con đã hiểu.

Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.

06/11/2022 |   0 Trả lời

Video liên quan

Chủ Đề