Ủy viên đại học là gì

Kính chào. Tôi muốn hỏi trong trường học, về mặt chính quyền thì từ giáo viên có được gọi là chức vụ không. Và về mặt đảng thì từ đảng viên có phải là chức vụ không. Về mặt đoàn thể gồm những chức vụ gì. Trưởng ban thanh tra nhân dân trong trường học có phải là chức vụ không ? Xin tư vấn cho tôi những chức vụ trong trường học về mặt chính quyền, đảng và đoàn thể để không bị nhằm lẫn ?

Xin cảm ơn.

- Lê Tuyết

 

Luật sư trả lời:

Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng... đối với một tổ chức nào đó...

Từ hai khái niệm nêu trên bạn có thể thấy ví dụ cụ thể như giáo viên là chắc chắn là chức danh nhưng giáo viên đấy lại làm hiệu phó hoặc trưởng bộ môn thì hiệu phó và trưởng bộ môn đấy là chức vụ. Vậy nên không tách riêng chức danh với chức vụ hoàn toàn với một nghề nghiệp cụ thể.

Cũng từ đấy trong thắc mắc của bạn thì đảng viên là chức danh hay chức vụ thì ở đây đảng viên là chức danh nhưng đảng viên đấy làm bí thư chi bộ chẳng hạn thì bí thư chi bộ là chức vụ của đảng viên và chức danh vẫn chỉ là đảng viên.

Đoàn thể, cụ thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm nhiều chức vụ cụ thể từ trung ương đến địa phương. Chức danh thì họ đều là đoàn viên nhưng chức vụ thì được quy định khác nhau. Cụ thể người đứng đầu trong Đoàn thể là Bí thư trung ương Đoàn, còn ở các địa phương chức vụ cao nhất của Đoàn thể là Bí thư tỉnh đoàn. Chức vụ bí thư hoặc phó bí thư được gọi là chức vụ của đoàn viên.

Trưởng ban thanh tra như bạn nêu trong câu hỏi thì có thể nhận thấy trưởng ban thể hiện chức năng nhiệm vụ trong công việc nên đây là chức vụ đối với công việc đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

Chi ủy là cơ quan thuộc tổ chức Đảng, lãnh đạo cấp trên của chi bộ cơ sở. Chi bộ cơ sở trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ có từ có từ 9 Đảng viên thì bầu chi ủy viên. Thường sẽ có 03 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì bầu không quá 7 chi ủy viên.

Bí thư chi bộ chính là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo. Chính vì vậy người ta thường ví họ là những linh hồn của Đảng. Do đó mỗi đồng chí đảm nhận chức vụ này cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực, đủ sự nhiệt huyết thì mới có thể làm tốt được vai trò đầu tàu của mình.

Phó Bí thư chi bộ là chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Đối với những chi bộ có ít Đảng viên. Cụ thể là dưới 9 Đảng viên thì không nhất thiết phải bầu phó bí thư chi bộ. Tùy theo nhu cầu của chi bộ có thể bầu hoặc không. Còn đối với những chi bộ có từ 9 Đảng viên trở lên thì bắt buộc phải bầu chức danh này. Chính vì vậy chúng ta thường thấy ở một số tổ chức Đảng không có chức danh phó bí thư chi bộ.Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để đảm nhận chức danh này. Thì có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.

 

2. Quy định bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ đảng

Việc bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ đảng được quy định tại Mục 24 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:

- Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi ủy viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.

- Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ, thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên [nơi không có chi ủy] làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.

- Khi thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi ủy viên.

Có thể bầu cả chi ủy, bí thư, phó bí thư trên cùng một lá phiếu không cụ thể :

Khoản 9, Điều 19, Quy chế bầu cử trong Đảng, quy định: “Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên”.

Do vậy, việc bầu một lần cả chi ủy, bí thư, phó bí thư trên cùng một lá phiếu là không đúng quy định

 

3. Nhiệm vụ của chi ủy

3.1 Chi uỷ lãnh đạo việc chấp hành Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên

Chi ủy có nhiệm vụ lãnh đạo việc chấp hành và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Cụ thể là:

Tổ chức cho chi bộ nghiên cứu, quán triệt, nắm vững nội dung các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, trực tiếp là của Đảng ủy cơ sở; đặc biệt là những nghị quyết, chỉ thị có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ và nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Căn cứ nội dung, yêu cầu của Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình, bí thư chi bộ cùng tập thể chi ủy xây dựng dự thảo, chương trình hành động của đơn vị và tổ chức hội nghị chi bộ thảo luận, quyết định để thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết ở địa phương, đơn vị, gặp phải những vướng mắc, chi ủy có trách nhiệm tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời phản ánh lên cấp trên và đề xuất phương hướng giải quyết.

Chi ủy chịu sự kiểm tra, giám sát về mọi mặt của cấp ủy cấp trên, đặc biệt trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Chi ủy phải thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên trực tiếp thông qua việc báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ và xin ý kiến chỉ đạo, nhất là đối với các vấn đề vượt quá phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của chi bộ.

Chi ủy có trách nhiệm phản ánh những ý kiến của đảng viên và quần chúng đối với các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp ủy cấp trên; kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với cơ sở, kể cả phương thức và phong cách lãnh đạo của cấp trên đối với cơ sở… Trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

 

3.2 Chi uỷ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị:

Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chi bộ, chi ủy. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chi ủy cần nắm vững và thực hiện tốt các vấn đề sau:

Nắm vững nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình, trên cơ sở xây dựng và thực hiện đúng quy chế và mối quan hệ giữa chi bộ, chi ủy với chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, để xây dựng dự thảo nghị quyết lãnh đạo của chi bộ sát, đúng.

Tổ chức sinh hoạt chi bộ, hướng dẫn cho đảng viên nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên. Từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị để thảo luận, đề ra nghị quyết lãnh đạo của chi bộ.

Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết bằng việc xây dựng chương trình công tác của chi ủy, chi bộ với nội dung công việc và kế hoạch cụ thể. Chương trình hành động càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì việc tổ chức thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu.

Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nghị quyết chi bộ của đảng viên; kiểm tra hoạt động của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cùng cấp trong việc thực hiện nghị quyết của chi bộ. Kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc, điều chỉnh, bổ sung biện pháp lãnh đạo để khắc phục những thiếu sót, hạn chế phát sinh khi thực hiện.

Chi ủy lãnh đạo bằng phương pháp vận động thuyết phục, bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Trong công tác tổ chức, chi ủy yêu cầu mọi đảng viên phải phục tùng tổ chức, tôn trọng tập thể, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của tổ chức đảng, nghị quyết của chi bộ.

 

3.3 Chi uỷ lãnh đạo công tác xây dựng chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi ủy, chi bộ:

Sinh hoạt chi ủy, chi bộ là một hoạt động, qua đó chi ủy, chi bộ thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy có tác động trực tiếp đến chất lượng của việc xây dựng nghị quyết lãnh đạo của chi bộ, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đó.

Theo quy định của Điều lệ Đảng: Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần. Sinh hoạt chi bộ có các loại hình và nội dung: Sinh hoạt ra nghị quyết lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt phê bình, tự phê bình.

Mỗi loại hình sinh hoạt có một vị trí vai trò nhất định trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của chi bộ, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật…

Sinh hoạt ra nghị quyết lãnh đạo còn gọi là sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên đề. Sinh hoạt chính trị mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo là chính. Sinh hoạt chính trị thường trong các dịp chuẩn bị và tiến hành đại hội chi bộ; hội nghị chi ủy, chi bộ bàn bạc, thảo luận, đề ra chủ trương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Sinh hoạt chuyên đề thường đi sâu vào một nội dung công tác nào đó của chi bộ để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Ví dụ: các chuyên đề về tự phê bình và phê bình; công tác vận động quần chúng, công tác xóa đói giảm nghèo; đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất; công tác phát triển đảng; chống tham nhũng lãng phí…Thông qua sinh hoạt chuyên đề giúp cho mỗi đảng viên nâng cao trình độ nhận thức chính trị, bổ sung kiến thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Sinh hoạt học tập của chi bộ là nghiên cứu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên hoặc thông tin, thông báo tình hình thời sự, chính sách mới, những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn…

Sinh hoạt phê bình, tự phê bình là thực hiện theo định kỳ hoặc sau khi thực hiện một nhiệm vụ quan trọng. Trong sinh hoạt phê bình, tự phê bình, từng đảng viên tự phê bình và tiếp thu sự phê bình của các đồng chí và của quần chúng. Tùy tình hình và yêu cầu cụ thể, chi bộ có thể vận dụng một trong những hình thức sinh hoạt nói trên, hoặc kết hợp các hình thức với nhau làm cho sinh hoạt chi bộ trở nên phong phú, sinh động, đảm bảo tính chính trị, tính giáo dục, tính chiến đấu. Trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy phải chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt [bằng văn bản]; thông báo về nội dung sinh hoạt để đảng viên chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận tại cuộc họp, nhằm phát huy dân chủ, đảm bảo chất lượng sinh hoạt chi bộ.

 

3.4 Chi ủy lãnh đạo việc chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên

Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một yêu cầu thường xuyên và cấp thiết của công tác xây dựng đảng trong giai đoạn hiện nay. Chi ủy phải coi trọng công tác giáo dục, giúp mỗi đảng viên không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thường xuyên coi trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đảng viên.

Trong công tác quản lý đảng viên, chi ủy phải gắn giáo dục với quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên, trong đó coi trọng việc quản lý về chính trị, tư tưởng, về trình độ và năng lực công tác, về sinh hoạt gia đình và quan hệ xã hội. Phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ đảng viên. Việc quản lý, giáo dục đảng viên phải được tiến hành thường xuyên theo quy định chung, đồng thời gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.

Chi ủy thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, tổ chức cho mỗi đảng viên tự phê bình và phê bình, tự đánh giá, kết hợp với đánh giá, nhận xét của chi bộ, ý kiến phê bình, góp ý của quần chúng và kiểm tra của cấp trên. Kịp thời phát hiện và kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa, biến chất.

Chi ủy phải quan tâm lãnh đạo các tổ chức quần chúng và giao nhiệm vụ cho đảng viên làm tốt công tác bồi dưỡng nguồn phát triển Đảng. Tiến hành công tác phát triển đảng viên theo kế hoạch và quy định của Điều lệ Đảng nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng.

 

3.5 Chi uỷ lãnh đạo các đoàn thể ở cơ sở

Chi ủy có trách nhiệm chăm lo xây dựng các đoàn thể, nhưng không làm thay công việc của các đoàn thể [tổ công đoàn, chi đoàn thanh niên, phụ nữ…]; tôn trọng và phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức đó; động viên và ủng hộ sáng kiến của quần chúng. Chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có nề nếp, chất lượng và hiệu quả; đồng thời phân công chi ủy viên phụ trách công tác đoàn thể ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chi ủy lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ; giới thiệu đảng viên đủ tiêu chẩn để ứng cử vào các chức danh lãnh đạo đoàn thể chính trị - xã hội. Bí thư chi bộ cùng chi ủy lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ hoạt động, chỉ đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm tốt công tác tư tưởng, tổ chức và cán bộ.

Chi ủy khuyến khích, tạo điều kiện để các đoàn thể tích cực vận động đoàn viên, hội viên thi đua phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, thực hành dân chủ, công bằng xã hội, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Duy trì và phát triển các phong trào thi đua chung của địa phương, cơ quan, đơn vị và của từng đoàn thể.

Theo định kỳ, hàng quý, hàng tháng, chi ủy làm việc với người phụ trách và các đoàn thể để góp ý kiến về việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của chi bộ và chương trình hành động của các đoàn thể. Thường xuyên duy trì, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa chi ủy với người phụ trách các đoàn thể và quan hệ mật thiết giữa đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị.

- Chi ủy lãnh đạo chặt chẽ việc tổ chức các kỳ đại hội, hội nghị công nhân viên chức, đại hội, hội nghị xã viên, đại hội và hội nghị các đoàn thể chính trị - xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm chính trị của từng đảng viên trong các tổ chức, đoàn thể, qua đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, chi bộ đối với hoạt động của các tổ chức quần chúng ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

 

4. Vai trò của Bí thư chi bộ

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi ủy [trung tâm lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội]. Với tư cách đó, bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy; thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ, với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể; đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên, trực tiếp là đảng ủy cơ sở.

Với trọng trách đó, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, tác phong lề lối và sự mẫu mực của người bí thư chi bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng, trực tiếp tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động chi ủy, chi bộ.

Bí thư chi bộ phải là hạt nhân trung tâm đoàn kết của chi ủy, chi bộ và toàn đơn vị; sự mẫu mực của người bí thư chi bộ sẽ là tấm gương sáng thu phục, lôi cuốn quần chúng, đoàn kết tập hợp quần chúng của đơn vị đi theo Đảng, tự giác, hăng hái thực hiện chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ có vị trí, vai trò quang trọng đối với chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Bí thư chi bộ tốt sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của chi ủy. Từ đó, củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ.

Bí thư chi bộ được lựa chọn qua bầu cử dân chủ trong đại hội chi bộ, là người đứng đầu và giữ trọng trách của chi bộ, là một thành viên trong chi ủy, đồng thời là một đảng viên trong chi bộ. Vì thế, bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các công việc của chi bộ; phải tôn trọng sự lãnh đạo tập thể của chi ủy, chi bộ; phải gương mẫu chấp hành các chỉ thị nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của tổ chức; phải cùng với chi ủy góp phần tích cực vào việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm cho nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh.

Bí thư chi bộ có trách nhiệm đối với những công việc quan trọng và đa dạng về chính trị, kinh tế, tư tưởng, tổ chức, an ninh, quốc phòng,... ở cơ sở. Bí thư chi bộ không chỉ có trách nhiệm với công việc của Đảng, mà còn có trách nhiệm đối với các hoạt động của các tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế, xã hội cơ sở. Tính chất, nội dung, phạm vi của nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công việc của chi bộ đòi hỏi người bí thư phải có những kiến thức cần thiết về nhiều lĩnh vực, phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, phải đi sâu các mặt công tác cơ sở. Bí thư chi bộ phải nắm chắc kiến thức về Đảng, về nghiệp vụ công tác Đảng, về các vấn đề khác nhau trong hoạt động của đời sống xã hội, thậm chí cả cuộc sống riêng của mỗi đảng viên trong chi bộ. Khi tiến hành công việc, bí thư chi bộ căn cứ nguyên tắc tập trung dân chủ để giải quyết các vấn đề phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đông đảo đảng viên.

Sức mạnh của người bí thư chi bộ là biết cách thuyết phục và tạo sự nhất trí của mọi người vì công việc chung. Bí thư chi bộ là người tổ chức công tác tập thể, là trung tâm đoàn kết của chi bộ, tổ chức hợp lý các hoạt động của chi bộ. Điều cần có của người bí thư chi bộ là sự nhạy bén với cái mới, có năng lực đổi mới, có tinh thần mạnh dạn, dũng cảm, quyết đón, tính chủ động, sáng tạo, thật sự gương mẫu, hướng dẫn được cán bộ, đảng viên và quần chúng tạo ra bầu không khí lành mạnh, hăng say trong công tác.

Bí thư chi bộ là người đại diện cho chi bộ trước quần chúng. Vì vậy, bằng phẩm chất, năng lực, phương pháp công tác và tác phong gương mẫu của bản thân thông qua hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh kế - xã hội mà người bí thư chi bộ thường xuyên giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng.

Với những ý nghĩa đó, bí thư chi bộ có vai trò hết sức quan trọng và nhiều khi ở những thời điểm cụ thể, phức tạp, uy tín, năng lực, trình độ của bí thư chi bộ đóng vai trò quyết định trong việc làm ổn định tình hình, chuyển biến tình hình thực tế của địa phương, đơn vị theo hướng tích cực.

 

Nhiệm vụ chủ yếu của người bí thư chi bộ:

Xuất phát từ nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn lãnh đạo của chi bộ, bí thư chi bộ phải nắm vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a] Bí thư chi bộ có trách nhiệm đề xuất và tổ chức các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, chi bộ; đồng thời trực tiếp làm công tác tư tưởng

Muốn thực hiện tốt trọng trách này, bí thư chi bộ phải:

- Căn cứ nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ, tình hình thực tế của đơn vị, sở trường của các chi ủy viên, bí thư chi bộ chủ động đề xuất với chi ủy, thống nhất phân công công tác cho từng chi ủy viên, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò, trách nhiệm của từng chi ủy viên, nhất là chi ủy viên là cán bộ quản lý đơn vị, cán bộ đoàn thể.

- Bí thư chi bộ phải thường xuyên bám sát tình hình hoạt động lãnh đạo của chi ủy, tăng cường kiểm tra, đôn đốc và thiết thực giúp đỡ các chi ủy viên làm tốt nhiệm vụ được phân công, bảo đảm cho hoạt động lãnh đạo của chi bộ đạt chất lượng, hiệu quả, hiệu quả các chương trình kế hoạch đề ra; đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề nãy sinh, nếu có những vấn đề vượt quá khả năng, quyền hạn thì kịp thời báo cấp trên xử lý.

- Bí thư chi bộ phải luôn gương mẫu trong mọi việc, cả trong công tác và lối sống, cả lời nói và việc làm, thực sự là hạt nhân, trung tâm đoàn kết của tập thể chi ủy, chi bộ. Đó là nhân tố cực kỳ quan trọng, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chất lượng hoạt động lãnh đạo của chi bộ.

Để thực hiện công tác tư tưởng đạt chất lượng, hiệu quả, đòi hỏi bí thư chi bộ phải vận dụng linh hoạt các giải pháp sau:

- Thường xuyên bám sát, nắm vững tình hình nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng đơn vị, dự báo chiều hướng phát triển để chủ động đề xuất chủ trương, giải pháp ổn định tình hình tư tưởng.

- Tăng cường tiếp xúc với quần chúng, trực tiếp đối thoại với quần chúng, “nói cho quần chúng nghe, nghe quần chúng nói”, kịp thời giải đáp những vướng mắc về nhận thức tư tưởng, uốn nắn những nhận thức tư tưởng lệch lạc.

- Phải gần gũi, cở mở chân thành với cán bộ, đảng viên và quần chúng, hòa mình với mọi người, tạo sự đồng thuận, đoàn kết gắn bó trong đơn vị.

- Phải coi trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, thực hiện nghiêm chế độ thông tin cho các đối tượng, thường xuyên cập nhật các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị.

- Phải luôn đề cao cảnh giác, chủ động triển khai các hoạt động chống lại luận điệu xuyên tạc, phá hoại của lực lượng thù địch, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch.

- Phải thường xuyên giữ vững quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và cơ quan tuyên giáo cấp trên, trực tiếp là đảng ủy cơ sở, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động công tác tư tưởng ở chi bộ vừa đúng định hướng của Đảng, vừa sát với tình hình thực tế của đất nước, địa phương và đơn vị.

b] Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi ủy, chi bộ thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bảo đảm thực hiện thắng lợi các nghị quyết lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi nhiệm vụ của đơn vị

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng đều phải được Nhà nước thể chế hóa, pháp lý hóa và thông qua hệ thống quản lý, điều hành các cấp chính quyền địa phương, khi đó nghị quyết của Đảng mới đi vào cuộc sống và thực hiện thắng lợi. Vì vậy, chất lượng quản lý điều hành của tổ chức chính quyền các cấp là nhân tố cực kỳ quan trọng, bảo đảm chất lượng hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa cấp ủy đảng và chính quyền, giữa bí thư và người đứng đầu chính quyền là khâu quan trọng nhất trong quá trình đưa nghị quyết lãnh đạo của Đảng vào cuộc sống.

Với ý nghĩa đó, bí thư chi bộ tất yếu phải củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của chi bộ và việc quản lý, điều hành trong mọi nhiệm vụ được thống nhất.

Mối quan hệ giữa bí thư chi bộ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, không phải là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng, mà là mối quan hệ trách nhiệm, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy vai trò của nhau để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Thực hiện mối quan hệ này, bí thư chi bộ phải xây dựng và bám sát quy chế hoạt động của chi ủy và người đứng đầu đơn vị, bảo đảm sự thống nhất trong mọi việc.

Bí thư chi bộ phải không ngừng học tập, trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn tham gia vào việc kiểm tra công tác của người đứng đầu đơn vị khi cần thiết

Quá trình thực hiện mối quan hệ này, nếu bí thư chi bộ và người đứng đầu đơn vị chưa thống nhất ý kiến với nhau thì báo cáo lên cấp trên xin ý kiến xử lý. Trong những trường hợp khẩn cấp, đột xuất không thể chờ đợi bàn bạc thống nhất thì người phụ trách đơn vị chủ động quyết định, sau đó hai bên đều có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên xin ý kiến. Đồng thời phải báo cáo với chi ủy hoặc chi bộ trong kỳ họp gần nhất. Ngoài tình huống trên, trong mọi trường hợp, người phụ trách đơn vị đều phải bàn bạc thống nhất với bí thư chi bộ trước khi ra quyết định.

c] Bí thư chi bộ phải chủ trì việc chuẩn bị ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ.

Đảng ta lãnh đạo cách mạng bằng chủ trương, nghị quyết. Vì vậy, việc chuẩn bị nghị quyết, thông qua nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là nội dung trọng yếu trong phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp. Mặt khác, nguyên tắc hoạt động của Đảng là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, do đó bí thư chi bộ có trách nhiệm chủ trì việc chuẩn bị [dự thảo] nghị quyết, tổ chức thông qua nghị quyết và sau đó, triển khai thực hiện nghị quyết.

Đây là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nhất của người bí thư chi bộ. Muốn hoàn thành tốt trọng trách này, bí thư chi bộ phải nắm vững nội dung, tính chất của mỗi loại hình sinh hoạt mà chuẩn bị nội dung và vận dụng các hình thức, biện pháp tiến hành cho phù hợp. Quá trình ra nghị quyết đòi hỏi bí thư chi bộ phải huy động được sức mạnh của tập thể chi ủy, bảo đảm cho nghị quyết lãnh đạo của chi bộ thực sự là sản phẩm trí tuệ tập thể.

 

5. Nhiệm vụ phó bí thư chi bộ

Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ là giúp việc cho Bí thư chi bộ. Thay mặt bí thư chi bộ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng và hoạt động kinh tế xã hội khác. Cụ thể như sau:

Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên, công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người phó bí thư chi bộ phải có tư tưởng vững vàng, kiên định đi theo đường lối của Đảng. Phải nắm chắc tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước, các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của người Đảng viên. Phải am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội. Phải linh hoạt và nhạy bén.

Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ, đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này người phó bí thư chi bộ cần phải đạt được kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.

Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc khi bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin, kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo.

Để hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ, phải có chuyên môn năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Có sự uy tín trong cộng đồng và là tấm gương sáng mẫu mực cho các đảng viên và quần chúng noi theo.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Công ty luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Chủ Đề