Cspa là gì

Đạo luật CSPA hay còn gọi là Đạo luật Bảo vệ Tình trạng của Trẻ em [“Child Status Protection Act” – CSPA] được đưa ra nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị tình trạng quá tuổi. Đạo luật CSPA có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 2002.

Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch [“The Immigration and Nationality Act” – INA] định nghĩa một đứa trẻ là một người chưa lập gia đình và chưa đủ 21 tuổi. Nếu một người nào đó nộp đơn xin cấp thường trú nhân hợp pháp [“Lawful Permanent Resident” – LPR] khi là một đứa trẻ nhưng bước qua thời điểm 21 tuổi trước khi được chấp thuận tình trạng LPR [còn gọi là Thẻ xanh], thì người đó không còn được xem là một đứa trẻ cho các mục đích di trú, theo định nghĩa của luật di trú. Tình trạng này thường được gọi là “quá tuổi” và thường có nghĩa là những đương đơn này phải nộp một đơn mới hoặc nộp một hồ sơ mới, chờ đợi lâu hơn để lấy được Thẻ xanh hoặc không còn đủ điều kiện để có Thẻ Xanh.

Quốc hội công nhận rằng nhiều trẻ em đã bị quá tuổi do tình trạng quá tải hồ sơ của USCIS, vì vậy họ đã ban hành Đạo luật Bảo vệ Tình trạng của Trẻ em [“Child Status Protection Act” – CSPA] để bảo vệ trẻ em khỏi bị tình trạng quá tuổi. Đạo luật CSPA có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 2002.

CSPA không thay đổi định nghĩa về một đứa trẻ. Thay vào đó, CSPA cung cấp một phương pháp để tính độ tuổi của một người để xem liệu họ có đáp ứng được định nghĩa của một đứa trẻ cho các mục đích di trú. Tuổi được tính là tuổi “CSPA” của đứa trẻ. Điều này cho phép một số người vẫn được phân loại là trẻ em khi đã qua ngày sinh nhật lần thứ 21 của mình. Tuy nhiên, CSPA không thay đổi yêu cầu rằng bạn phải là chưa kết hôn để vẫn đủ điều kiện được phân loại là trẻ em theo định nghĩa của luật di trú.

*Xem thêm về Đạo luật CSPA.

Nếu bạn hoặc người thân gặp phải trường hợp người đi theo định cư trên 21 tuổi do hồ sơ xử lý quá lâu thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tính tuổi CSPA con độc thân dưới 21 tuổi, thời điểm khóa tuổi và diện bảo lãnh có áp dụng luật CSPA.

Đạo luật CSPA là gì?

Theo Sở Di trú Hoa Kỳ, “trẻ em” đi cùng đương đơn định cư được định nghĩa là người độc thân dưới 21 tuổi. Đến tháng 8/2002, bất kỳ trẻ em nào trên 21 tuổi trước khi trở thành thường trú nhân thì sẽ không được xem là trẻ em theo mục đích định cư di trú. Tình trạng này được xem là “quá tuổi”.

Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng có nhiều trường hợp quá tuổi vì thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, dẫn đến số lượng hồ sơ chưa giải quyết tăng cao. Vì vậy, đạo luật CSPA – đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em ra đời để bảo vệ việc xếp loại diên di dân của một đối tượng được xem là trẻ em khi “quá tuổi” do thời gian xét duyệt quá lâu.

Đạo Luật CSPA đối với diện bảo lãnh

Người được bảo lãnh từ Việt nam thường có con đi the ngoài bản thân. Những người con này phải độc thân và dưới 21 tuổi. Luật Di trú Mỹ định nghĩa “con” là người độc thân dưới 21 tuổi. Nếu con của bạn kết hôn thì sẽ bị tước đi tình trạng “con độc thân dưới 21 tuổi” và cũng không được phép đi tiếp cùng đương đơn.

Những người con giữ tình trạng độc thân mà tuổi thực quá 21 ngày vào lúc hồ sơ bảo lãnh đáo hạn visa vẫn có thể được đi cùng nếu có tuổi CSPA nhỏ hơn 21. Trong đó, các diện sau thường thường sẽ xuất hiện tình trạng bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi.

  • Diện F3 [con đã lập gia đình với công dân Mỹ]. Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của đương đơn.
  • Diện F4 [Anh chị em của công dân Mỹ]. Con đi theo là cháu, gọi đương đơn là cô, chú, bác, dì.
  • Diện F2A [Con độc thân của thường trú nhân Mỹ]. Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của đương đơn.
  • Diện F1 [Con độc thân của công dân Mỹ]. Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của đương đơn.

Đạo luật CSPA không áp dụng cho trường hợp trẻ em đi theo của diện K1, K3 [diện K2, K4] vì những diện này không nằm trong diện visa định cư hay điền đơn I-130 như các diện bảo lãnh khác.

Có công thức tính tuổi CSPA như sau:

Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn [1] – Thời gian chờ đợi được phê duyệt [2] = Tuổi CSPA

Trong đó:

[1] là tuổi tại thời điểm visa đáo hạn. Tuổi vào ngày đầu tiên [ngày 1 tây] của tháng mà lịch visa đáo hạn được áp dụng

[2] là thời gian chờ đợi chấp thuận, có thể hiểu là thời gian giữa ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận và ngày Sở Di trú nhận được đơn bảo lãnh. Thời gian chờ đợi chấp thuận được tính theo công thức sau: ngày chấp thuận – ngày nộp hồ sơ – thời gian chờ đợi chấp thuận. Ví dụ: Mẹ bạn nộp hồ sơ di trú vào ngày 01/02/2021. Sở Di trú Hoa Kỳ nhận phê duyệt ngày 01/08/2021. Áp dụng công thức nói trên, bạn sẽ có thời gian chờ đợi chấp thuận là 6 tháng.

Ví dụ về cách tính tuổi CSPA con độc thân dưới 21 tuổi: Bạn đang 21 tuổi và 4 tháng nhưng hồ sơ di trú của bạn mất 6 tháng xử lý. Vậy tuổi CSPA của bạn sẽ là: 21 năm 4 tháng – 6 thàng = 20 năm 10 tháng.

Thời điểm khóa tuổi CSPA

Tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày đầu tiên [ngày 1] của lịch đáo hạn phỏng vấn visa do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố. Nghĩa là bạn sẽ bị khóa tuổi vào ngày 1 của tháng hồ sơ được giải quyết trên bảng A. FINAL  ACTION DATES FOR FAMILY-SPONSORED PREFERENCE CASES [Lịch phỏng vấn cấp visa].

Tuổi CSPA sẽ được khóa khi:

  • Lịch phỏng vấn visa [lịch đáo hạn visa trên bảng A] vượt qua ngày ưu tiên.
  • Đương đơn hoàn tất đơn DS-260 trong vòng 1 năm kể từ ngày đáo hạn.

Bên cạnh đó, việc kháo tuổi không dựa vào ngày hoàn tất hồ sơ hay ngày phỏng vấn thị thực định cư [ngày nhận thư complete từ NVC] [Lãnh sự quán Mỹ]. Nếu lịch visa của bạn là tháng 9/2020 [diện F4] thì đến ngày 22/9/2020 hồ sơ của bạn vẫn có ngày ưu tiên là 20/9/2020. Do đó, tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày 01/09/2020.

Trên đây là tính tuổi CSPA con độc thân dưới 21 tuổi đối với các diện bảo lãnh F3, F4, F2A. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc gặp khó khăn nào trong quá trình làm thủ tục bảo lãnh, định cư hãy liên hệ ngay với Viva Consulting qua hotline 028 3930 44 99 để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

Thời gian chờ đợi hồ sơ được xét duyệt có thể làm ảnh hưởng độ tuổi của người con đi trong kèm hồ sơ bảo lãnh định cư. Theo đó, việc xác định tuổi tác của người con tại thời điểm nào cũng trở thành vấn đề mà không phải người nào cũng hiểu rõ

Định nghĩa " trẻ em " theo Luật di trúTrong điều Luật di trú, "trẻ em" được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi. Cho đến tháng 8/2002, bất cứ trẻ em nào trên 21 tuổi trước khi nhận được quy chế thường trú nhân thì sẽ không được xem là một đứa trẻ theo mục đích di trú. Tình trạng này được xem là "quá tuổi". Quốc Hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng nhiều người đã quá tuổi vì thời gian duyệt xét hồ sơ quá lâu đưa đến số lượng hồ sơ chưa được giải quyết quá nhiều. Chính vì thế, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em [CSPA] được thành hình để bảo vệ việc xếp loại diện di dân của một cá nhân được xem là trẻ em khi người này quá tuổi vì thời gian xét duyệt quá lâu.


Trẻ em theo đạo luật CSPA phải dưới 21 tuổi và độc thân


Vậy, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em [CSPA] là gì?

Đạo Luật CSPA giúp cho một số trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu kháng [visa] di dân nếu các em vượt qua tuổi 21. Tình trạng này thường áp dụng cho các cháu nội ngoại, hay các cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh này đã được nộp từ nhiều năm trước và đến nay các em trong gia đình đã đến 21 tuổi được định cư cùng gia đình.

Sai lầm trong việc dự đoán tuổi của trẻ đi cùng

Vì chưa quen thuộc với đạo luât CSPA nên nhiều gia đình có suy nghĩ sai lầm rằng nếu con cái họ trên 21 tuổi thì đều không hợp lệ để xin chiếu khán đến Hoa Kỳ. Trên thực tế, nhiều em trong độ tuổi từ 21 tuổi đến 23 tuổi hay lớn hơn nữa vẫn có cơ hội được hưởng Đạo Luật CSPA. Cụ thể như sau:

Trường hợp người bảo lãnh là Công dân Hoa Kỳ:

Nếu đứa trẻ là thân nhân trực hệ của một công dân Hoa Kỳ thì tuổi của em sẽ đứng lại vào thời điểm Sở Di Trú nhận được đơn bảo lãnh [I-130]. Nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi vào ngày đơn bảo lãnh được nhận, đứa trẻ sẽ không bị xem là "quá tuổi". Nếu một đứa trẻ trở thành thân nhân trực hệ qua việc quốc tịch hóa của người bảo lãnh, thì tuổi của em sẽ đứng lại vào ngày người bảo lãnh chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ.

Trường hợp người bảo lãnh là Thường trú nhân:

Trong trường hợp là Thường trú nhân, Đạo Luật CSPA cho phép trừ thời gian đơn bảo lãnh chờ duyệt vào tuổi thật của người được bảo lãnh để người này không bị thiệt thòi khi Sở Di Trú chưa thể giải quyết hồ sơ. Nếu đơn bảo lãnh được chấp thuận và ngày ưu tiên đã đáo hạn trước khi "tuổi theo Đạo Luật CSPA" đến 21, đứa trẻ sẽ vẫn được duy trì tình trạng là trẻ em. Khi ngày đáo hạn bị trở lui, nếu “tuổi theo đạo luật CSPA” của trẻ dưới 21 tuổi vào thời điểm đầu tiên hồ sơ đáo hạn để được phỏng vấn thì sẽ được giữ đứng lại ở dưới 21 tuổi.


Cần hiểu rõ cách tính tuổi CSPA để trẻ được đi cùng gia đình


Đối với những diện bảo lãnh xếp theo thứ tự ưu tiên và những đơn bảo lãnh có thêm thành viên đi theo, "Tuổi theo Đạo Luật CSPA" của đứa trẻ được ấn định vào ngày mà chiếu khán [visa] dành cho diện này đã sẵn sàng. "Tuổi theo Đạo Luật CSPA" của đứa trẻ sẽ là tuổi sau khi trừ đi thời gian mà đơn bảo lãnh chờ duyệt xét với tuổi thực của đứa trẻ vào ngày chiếu khán của diện bảo lãnh sẵn sàng được cấp. Sau khi tính toán nếu "Tuổi theo Đạo Luật CSPA" dưới 21, đứa trẻ sẽ không bị xem là "quá tuổi" vì mục đích của đơn xin diện thường trú nhân.

Trung tâm Chiếu Khán Quốc Gia [NVC] có thể quyết định việc áp dụng đạo luật CSPA cho trẻ trên 21 tuổi trước khi gửi hồ sơ bảo lãnh cho Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và hiện nay Lãnh sự sẽ đảm nhận việc xét duyệt này. Tuy nhiên, người có con ở những độ tuổi này cũng cần biết rõ cách tính tuổi để hoàn thiện hồ sơ tốt nhất. 

Công ty Di trú & Quốc tịch chuyên tư vấn bảo lãnh định cư MỹĐiện thoại: [848] 38 222 102

Website: ditruquoctich.com


Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master,

41 - 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3

Video liên quan

Chủ Đề